Bị vòng tránh thai ‘rơi’ từ tử cung vào bàng quang và… hóa sỏi
Một nữ bệnh nhân để vòng tránh thai “rơi” từ tử cung xuống bàng quang đến mức vòng này hóa sỏi.
Rất may, bệnh nhân đã được phẫu thuật, lấy “sỏi” ra kịp thời.
Vòng tránh thai được lấy ra từ bàng quang của nữ bệnh nhân – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 28-6, bác sĩ Tạ Hữu Nghĩa – phó trưởng khoa ngoại và liên chuyên khoa Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu – cho biết ê kíp của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công ca bệnh khá hiếm gặp khi vòng tránh thai “rơi” từ tử cung vào bàng quang của một phụ nữ, vòng tránh thai này đã hóa sỏi.
Trước đó, bệnh viện tiếp nhận nữ bệnh nhân L.H.T. (36 tuổi, ngụ huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) trong tình trạng khó tiểu, tiểu gắt, tiểu buốt không rõ nguyên nhân.
Qua thăm khám sàng lọc và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ chuyên khoa phát hiện bệnh nhân có một chiếc vòng tránh thai nằm trong bàng quang đã hóa sỏi nên đã chỉ định mổ nội soi tán sỏi bám và lấy vòng tránh thai qua ngả niệu đạo.
Sau phẫu thuật, hiện tại bệnh nhân tiếp xúc tốt, sức khỏe đã hồi phục, dự kiến có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ Nghĩa – đồng thời là phẫu thuật viên chính của nữ bệnh nhân – cho biết nếu không xử trí kịp thời ca bệnh trên sẽ gây nhiễm trùng bên trong. Đặc biệt có một số trường hợp rơi vào ổ bụng gây những biến chứng nguy hiểm như rò ruột, rò tử cung hoặc thủng ruột.
Video đang HOT
Ông Nghĩa khuyến cáo phụ nữ khi đặt vòng tránh thai nên thăm khám định kỳ 6 tháng một lần và thay vòng đúng hạn 5 năm để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bạn đi tiểu bao nhiêu lần mỗi ngày, bao nhiêu lần là manh mối của bệnh?
Một số người có thể đi tiểu 10 lần một ngày, nhưng điều đó vẫn ổn nếu không gây khó chịu. Những người khác có thể chỉ 4 lần trong suốt 24 giờ. Điều đó cũng tốt và không có gì phải lo lắng.
Không có gì bất thường khi có những ngày nước tiểu ít hoặc nhiều. Số lần đi tiểu trung bình từ sáng đến tối thường khoảng 7 lần, theo trang web của Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ) .
Một số người có thể đi tiểu 10 lần một ngày, điều đó vẫn ổn nếu không gây khó chịu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đi tiểu nhiều hơn cảnh báo điều gì?
Tiến sĩ Raymond Rackley, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, Giáo sư phẫu thuật tại Cleveland Clinic (Mỹ), cho biết: 80% nguyên nhân gây ra các vấn đề về bàng quang có liên quan đến các bệnh khác, không phải bàng quang. Những vấn đề này có thể liên quan hệ thần kinh hoặc tim mạch.
Tiến sĩ Cecile Ferrando, tại Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), cho biết mọi vấn đề xuất phát từ thói quen thông thường của bạn.
Đi tiểu khoảng 6 - 8 lần một ngày là bình thường.
Đi nhiều lần hơn có thể do uống quá nhiều nước hoặc tiêu thụ quá nhiều caffeine gây lợi tiểu.
Nhưng đi tiểu thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng bàng quang, các vấn đề về tuyến tiền liệt, bệnh tim, phù chân hoặc viêm bàng quang kẽ, theo Cleveland Clinic .
Đi tiểu thường xuyên cũng có thể là triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức, do tổn thương dây thần kinh, dùng thuốc trị bệnh, nhiễm trùng, thừa cân và thiếu hụt estrogen.
Tiến sĩ Rackley cho biết, mọi người thường đi tiểu nhiều vào ban đêm khi già đi. Nhưng hầu hết những người sau 60 tuổi hiếm khi hơn 2 lần một đêm, vì vậy, nhiều hơn mức này có thể liên quan đến vấn đề về sức khỏe.
Hãy đi khám nếu tần suất đi tiểu thay đổi đột ngột. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những thay đổi về tần suất đi tiểu có phải là lý do để lo lắng?
Mặc dù mỗi người có một mức "bình thường" riêng về tần suất đi tiểu, nhưng có lẽ có một điều "bất bình thường" bạn cần lưu ý.
Đó là những thay đổi đột ngột trong thói quen đi tiểu của bạn - hoặc màu hoặc mùi của nước tiểu khác lạ - có thể là tín hiệu từ cơ thể rằng có điều gì đó không ổn, theo Cleveland Clinic .
Đi tiểu tăng đột ngột có thể do:
Nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bàng quang hoạt động quá mức.
Mức độ canxi bất thường trong cơ thể của bạn (tăng canxi huyết hoặc hạ canxi máu).
Bệnh tiểu đường.
Sỏi thận.
Thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Trong khi đó, việc đi tiểu giảm rõ rệt có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tuyến tiền liệt hoặc tắc nghẽn niệu quản.
Hãy đi khám nếu tần suất đi tiểu thay đổi đột ngột, đặc biệt nếu bất thường không giải thích được và kéo dài hơn một vài ngày, theo Cleveland Clinic .
Đi tiểu quá ít lần hoặc quá nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn, đặc biệt là khi đi kèm với các triệu chứng như: đau lưng, có máu trong nước tiểu, nước tiểu đục hoặc đổi màu, khó đi tiểu, sốt, rò rỉ giữa các lần đi tiểu, đau khi đi tiểu, nước tiểu có mùi, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today.
Nếu nhận thấy sự thay đổi đáng kể về tần suất hoặc lượng nước tiểu, ngay cả khi nó vẫn nằm trong giới hạn bình thường, vẫn nên đi khám.
Tác dụng phụ phiền phức của cà phê đối với một số người Đó là bạn có thể đi vào nhà vệ sinh nhiều hơn. Cà phê là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Rất nhiều người sử dụng cà phê làm nhiên liệu cho buổi sáng hoặc giữa buổi chiều uể oải. Họ thích nhâm nhi cà phê và trò chuyện với một nhóm bạn tại một quán cà phê,...