Bị viêm nướu răng, coi chừng nguy cơ ung thư
Các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard (Mỹ) nhận thấy rằng những ai có tiền sử bị bệnh nha chu dễ có nguy cơ tăng cao bị ung thư thực quản, ung thư dạ dày và nguy cơ này cũng cao hơn ở những người từng bị rụng răng trước đây.
Những ai có tiền sử bị bệnh nha chu dễ có nguy cơ tăng cao bị ung thư thực quản, ung thư dạ dày và nguy cơ này cũng cao hơn ở những người từng bị rụng răng trước đây. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Để có kết quả trên, các nhà khoa học đã kiểm tra mối liên quan giữa bệnh nha chu và rụng răng với nguy cơ ung thư thực quản và ung thư dạ dày ở hơn 98.000 phụ nữ và hơn 49.000 nam.
Sau hơn 20 năm theo dõi, nghiên cứu cho thấy ở những người có tiền sử bệnh nha chu, nguy cơ ung thư thực quản và ung thư dạ dày tăng lần lượt là 43% và 52%. So với những người không bị rụng răng, nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày ở những người rụng hai hoặc nhiều răng hơn lần lượt là 42% và 33%.
Theo các chuyên gia, viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm hỏng mô mềm, và nếu không điều trị, có thể phá hủy xương hỗ trợ răng. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lỏng lẻo hoặc dẫn đến rụng răng.
Video đang HOT
Ngày nào cũng nấc cụt có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng
Với những người bị nấc cụt trong thời gian dài và hiện tượng này xảy ra gần như vào mọi ngày, tốt nhất cần cẩn trọng, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đang ẩn sâu trong cơ thể.
Vì sao chúng ta lại nấc cụt?
Cơ hoành là cơ lớn nằm ngay bên dưới phổi và phía trên dạ dày có nhiệm vụ giúp chúng ta thở. Nó di chuyển lên trên để đẩy không khí ra khỏi phổi và di chuyển xuống dưới để hút không khí vào. Cơ hoành thực hiện những vận động này thông qua tín hiệu được gửi đi từ não bộ.
Đôi khi, não của chúng ta ra tín hiệu cho cơ hoành di chuyển xuống mạnh hơn bình thường. Sự co thắt cơ bắp đột ngột, không tự nguyện này làm không khí bị hút vào phía sau cổ họng. Sau đó, khu vực cổ họng gần dây thanh âm nhanh đóng lại, do sự thay đổi áp lực này mà tạo ra tiếng nấc
Nấc cục là một hiện tượng xảy ra ở tất cả mọi người, đặc biệt là sau khi ăn hoặc dùng đồ uống gây kích thích, hút thuốc lá, cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, trải qua một số cảm xúc tăng cao như hưng phấn hoặc căng thẳng...Trong hầu hết các trường hợp, cơn nấc cụt sẽ tự động biến mất sau vài phút.
Tuy nhiên, với những người bị nấc cụt trong thời gian dài và hiện tượng này xảy ra gần như vào mọi ngày, thì tốt nhất cần cẩn trọng, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đang ẩn sâu trong cơ thể:
Trước hết, nấc cụt thường xuyên có thể được gây ra bởi các vấn đề về dạ dày. Trong trường hợp này, bạn bị nấc chủ yếu là vì dạ dày đầy hơi, do ăn nhiều thực phẩm cứng, khó tiêu hoặc cay.
Trong trường hợp nấc kèm theo ợ hơi thường xuyên, thậm chí là nấc một cách vô thức ngay cả khi không ăn uống gì, có thể bạn đã bị viêm dạ dày vì nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, và tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, một khi đã xuất hiện thêm hiện tượng khó chịu, đau ở vùng bụng.
Quá trình phát triển và xâm lấn của một số loại ung thư cũng có thể dẫn đến hiện nấc liên tục. Theo lý giải của các chuyên gia, ở một bệnh nhân ung thư gan, khối u khiến gan to ra, chèn ép và kích thích cơ hoành gây co thắt cơ hoành, vốn là căn nguyên của nấc cụt. Ngoài ra, trong thực tế lâm sàng, các bệnh nhân ung thư thực quản, ung thư dạ dày cũng có thể ghi nhận hiện tượng nấc cụt liên tục.
Nấc cụt có thể là biểu hiện của các bệnh đang tiến triển bên trong cơ thể như xơ gan (sẹo màng trong gan), hay suy gan nhưng thường chúng sẽ xảy ra cùng với các triệu chứng khác như: mệt mỏi, buồn nôn, phù chân và bụng.
Ngoài ra, nếu bạn bị bệnh thận mạn tính và bắt đầu bị nấc thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu cho thấy thận đang kém hơn.
Người cao tuổi cần đặc biệt chú ý đến hiện tượng nấc cụt lặp đi lặp lại, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cơn tai biến mạch máu não sắp xảy ra. Cụ thể, những tổn thương nhỏ lẻ ở não bộ trong giai đoạn khởi đầu của đột quỵ sẽ làm rối loạn dây thần kinh thực vật, từ đó gây co thắt cơ hoành. Trong trường hợp bị nấc cụt liên tục kèm theo hiện tượng yếu tay chân, nói chậm, phát âm không rõ thì rủi ro xảy ra tai biến sẽ rất cao.
Cảnh báo thói quen uống nước có thể gây ung thư, nhiều người giật mình vì thường xuyên mắc phải Đừng uống đồ uống quá nóng, hãy đợi nó nguội đến nhiệt độ từ 10 đến 40 độ C đủ hãy thưởng thức để vẫn giữ được độ ngon mà không gây hại đến sức khoẻ. Mới đây, cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra kết quả nghiên cứu: Uống đồ uống...