Bị viêm não, tính mạng con trai người chiến sĩ Trường Sa trở nên nguy kịch
Không được quây quần bên gia đình như những lần trước, đợt nghỉ phép hiếm hoi này của thiếu tá Phạm Văn Hướng -Y sĩ của Nhà giàn DK1-20 là ở trong bệnh viện, nơi con trai đang giành giật sự sống mong manh vì căn bệnh viêm não.
“Việc nước là quan trọng, là việc lớn, không thể lần khất mãi được, nhưng con trai anh, nó còn đang nằm trong kia chưa biết sống chết ra sao nên anh không cầm lòng đi được”- Người chiến sĩ của nhà giàn DK1-20 bắt đầu câu chuyện với chúng tôi khi kể về đứa con trai bé bỏng Phạm Quang Tùng hiện đang điều trị tại khoa Truyền nhiễm của bệnh viện Nhi TW.
Bị viêm não, cậu bé Tùng hiện đang điều trị tại khoa Truyền nhiễm của bệnh viện Nhi TW.
Với những dấu hiệu ban đầu là sốt, co giật, bé Tùng được gia đình đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai sau đó chuyển sang bệnh viện Nhi TW với kết luận, cháu bị viêm não hiện đã đi vào di chứng. Lo lắng cho tính mạng của con, anh Hướng đã gia hạn nghỉ phép nhiều lần nhưng trong lòng canh cánh ngày trở lại đơn vị để tiếp tục công tác.
Căn bệnh đã sang giai đoạn di chứng nên chân tay em bị co cứng.
Đứng bên ngoài nhìn vào phòng bệnh của con, gương mặt người cha dạn nắng, dạn gió của hơn 20 năm ngoài biển đảo dù có kiên cường, cứng rắn lắm cũng không giấu được sự lo lắng, sợ hãi khi con chưa tỉnh lại. Chuyển từ khoa Thần Kinh của bệnh viện Nhi TW sang khoa Truyền nhiễm, tình trạng của con được bác sĩ Ngô Thị Hường cho biết: “Hiện tại bé Tùng đã ổn hơn, tuy nhiên căn bệnh viêm não đã đi vào di chứng nên em bị co cứng cơ và không nhận biết được gì cả. Hiện tại em còn bị viêm phổi nên chúng tôi đang chữa trị để cắt sốt. Với tình trạng bệnh như hiện tại, Tùng sẽ phải điều trị lâu dài với biện pháp chủ yếu là nhờ đến phục hồi chức năng sau đó sẽ chuyển em sang Đông y để tiến hành châm cứu…”
Lo lắng cho con, thiếu tá Phạm Văn Hướng đã xin gia hạn phép nhiều lần.
Là một y sĩ, anh Hướng biết được rõ mức độ nguy hiểm và hậu quả sau này con phải gánh chịu bởi căn bệnh nguy hiểm nhưng cũng không làm gì được. Chậm rãi anh cho biết: “Lâu lắm rồi anh mới nghỉ phép về nhà. Hôm anh về cháu vẫn khỏe mạnh, bình thường, nó còn suốt ngày bắt anh phải kể chuyện ngoài đảo cho nghe. Vậy mà đùng một cái cháu bị sốt rồi đến viện mới phát hiện căn bệnh viêm não”.
Video đang HOT
Được bệnh viện và nhiều cơ quan ban ngành quan tâm, động viên, thăm hỏi và giúp đỡ nên người chiến sĩ thấy ấm lòng hơn rất nhiều.
Dứt lời anh lại quay vào phòng nhìn con, cái nhìn đầy âu yếm của tình phụ tử thiêng liêng nhưng kiên định vững vàng của một người lính. Hơn 20 năm công tác ngoài đảo, anh Hướng đã đi qua các điểm mốc nhà giàn DK1 ở biển Đông: DK1, DK1/11, DK1/10, DK1/8, đã hứng trọn hết cái nắng, cái gió của biển khơi mà không một lần nao núng nhưng đứng trước tính mạng của con trai anh đã lo lắng thật sự. Lựa chọn công tác ngoài đảo xa, hai lần vợ mang bầu sinh con, anh đều không có mặt nên những phút giây được đoàn tụ bên gia đình, anh quý trọng và nâng niu như báu vật… Vậy mà lần này… Trước mắt chúng tôi anh im lặng nhưng trong sâu thẳm đôi mắt của người chiến sĩ ấy đang ngổn ngang trăm mối lo việc nước, việc nhà.
Cô giáo Ngô Thi Hiên vừa chăm con, vừa động viên chồng sớm trở lại công tác.
Mẹ của bé Tùng, cô giáo Ngô Thị Hiên cả ngày ngồi bên giường bệnh với gương mặt thất thần, tinh thần suy sụp, lo lắng cho con trai. Chị cho biết từ ngày con bệnh phía bệnh viện Nhi TW và nhiều cơ quan ban ngành đã vào thăm hỏi, động viên và giúp đỡ gia đình nên phần kinh tế chữa trị cho cháu gia đình hoàn toàn không phải lo nữa. Tuy nhiên con cứ nằm đấy không mở mắt nhìn dù mẹ có gọi khản cả cổ cả ngày đi chăng nữa. Bản thân chị biết rõ tình hình biển Đông đang căng thẳng và anh phải trở lại công tác càng sớm càng tốt nên cũng động viên anh nhưng lo cho con nên anh còn ở lại.
Hơn 20 năm công tác ngoài đảo, anh chưa một lần nào sợ hãi như khi đứng trước tính mạng của con trai.
Trong những ngày này, gia đình thiếu tá Phạm Văn Hướng nhận được nhiều sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng và trực tiếp phía bệnh viện Nhi TW. Điều này đã khiến anh an tâm hơn rất nhiều để có thể thu xếp trở lại đơn vị. Nhìn con, cậu bé Tùng vẫn cứ nằm yên như đang thiêm thiếp ngủ và chắc chắn trong giấc mơ con có hình ảnh bố mình vững tay súng giữa biển đảo Trường Sa quê hương.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1440: Chị Ngô Thị Hiên (mẹ của bé Phạm Quang Tùng), giáo viên trường Tiểu học Hiệp Hòa, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương ĐT: 0976.654.158 hoặc số ĐT của thiếu tá Phạm Văn Hướng: 0169.911.9978 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phạm Oanh
Theo Dantri
Các biện pháp phòng chống, điều trị sởi đang phát huy hiệu quả
Sáng 25-4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thị sát lại công tác điều trị sởi tại 3 bệnh viện trung ương hiện đang là tâm dịch sởi, đồng thời thăm, động viên y bác sĩ, bệnh nhân và gia đình các bệnh nhân đang phải chống chọi với dịch bệnh này.
Số ca mắc sởi mới đã giảm nhưng vẫn còn nhiều ca rất nặng
Bước vào khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nhi Trung ương sáng 25-4, ấn tượng đầu tiên dễ nhận thấy là tình trạng quá tải, lộn xộn không còn, khu vực khám bệnh nhân nghi sởi đã được phân luồng riêng biệt. So với lúc đỉnh điểm của dịch 10 ngày trước - khi Bộ trưởng Bộ Y tế trực tiếp đến kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống, điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương - thì sáng 25-4, lượng bệnh nhân vào khám ở bệnh viện này đã giảm quá nửa. 10 ngày trước, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 2.500-3.000 bệnh nhân vào khám thì hiện chỉ còn khoảng 1.500 ca. Trước bình quân ngày tiếp nhận 30 bệnh nhân sởi mới thì nay số bệnh nhân sởi mới nhập viện mỗi ngày là 5-7 ca, hầu hết là bệnh nhân nặng từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên. Toàn viện hiện còn 307 ca sởi đang điều trị, không còn tình trạng nằm ghép, số tử vong do sởi, liên quan đến sởi giảm mạnh.
Sau khi thị sát tại khoa Khám bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thăm hỏi, động viên các bệnh nhân đang nằm điều trị sởi tại khu Lưu theo dõi tự nguyện, khoa Truyền nhiễm, khu Hồi sức ngoại khoa của Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, Bộ trưởng cũng tặng quà cho một số bệnh nhân nặng và các y bác sĩ đã hết lòng phục vụ điều trị bệnh nhân sởi. Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao các biện pháp Bệnh viện Nhi Trung ương đã triển khai để đạt được hiệu quả tích cực, từ việc tổ chức phân luồng ở khoa khám bệnh, lập khu điều trị riêng cho bệnh nhân sởi ở nhiều khoa, phân tuyến bệnh nhân về các bệnh viện tuyến dưới, bệnh viện vệ tinh... Bộ yêu cầu, thời gian tới bệnh viện phải tiếp tục thực hiện phân tuyến bệnh nhân và tập trung nguồn lực để cứu chữa cho bệnh nhân sởi nặng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm bệnh nhân sởi đang điều trị tại BV Nhi Trung ương
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hiện còn 75 bệnh nhân sởi đang điều trị nhưng chỉ có 28 trường hợp là bệnh nhi. Tình trạng nằm ghép không còn, không có bệnh nhân phải thở máy, các ca sởi nhẹ đều được hướng dẫn chuyển xuống Bệnh viện Đống Đa - là bệnh viện vệ tinh của bệnh viện này để điều trị. Xuống thăm hỏi, tặng quà, động viên các bệnh nhân sởi đang điều trị tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến biểu dương tập thể bệnh viện đã nỗ lực cố gắng đấu tranh với bệnh sởi trong những ngày qua, đồng thời đề nghị Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thời gian tới phải tổ chức chỉ đạo, tập huấn cho các bệnh viện tuyến dưới về truyền nhiễm để giảm bệnh nhân ngay từ tuyến ban đầu.
Còn tại khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, mức quá tải đã giảm tuy nhiên số bệnh nhân sởi tiếp nhận mới, số ca nặng đang điều trị vẫn ở mức cao, tình trạng nằm ghép vẫn còn. Toàn khoa hiện còn 70 bệnh nhân sởi, 6 ca nặng đang phải thở máy. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu y bác sĩ bằng mọi cách cứu sống các bệnh nhân dù phải huy động tối đa nguồn lực, trang thiết bị, thuốc men tốt nhất, hạn chế tối đa số ca tử vong. Cảm động trước sự quan tâm của Bộ trưởng đến các bệnh nhân cũng như y bác sĩ trong khoa, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai đã hứa với Bộ trưởng sẽ cùng các y bác sĩ trong khoa cố gắng hết sức mình để cứu chữa bệnh nhân sởi, dù chỉ còn một hy vọng cũng phải quyết tâm chứ không để có bất cứ trường hợp nào tử vong.
Theo ANTD
Cháu bé suýt gặp họa vì nuốt dị vật Các bác sĩ khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa thực hiện gắp thành công một dị vật rất nguy hiểm trong khí quản của bệnh nhi Trần Hoàng L. (20 tháng tuổi, ở Phú La, Hà Đông, Hà Nội). Qua lời kể của mẹ bệnh nhi thì trong lúc chơi, cháu bé đã nuốt phải đầu tròn của chiếc...