Bị “vàng tặc” bắt cóc đưa vào rừng sâu làm nô lệ
Sau hơn nửa tháng trở về trong vòng tay gia đình, Đỗ Văn Khiết (23 tuổi, ở xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân) vẫn chưa hoàn hồn. Gần 1.300 ngày đêm Khiết bị bọn “ vàng tặc” đẩy vào rừng sâu ở tỉnh Lâm Đồng sống đọa đày, nô lệ…
1.300 ngày đêm ở “địa ngục”
Không theo nổi con đường học vấn, đến giữa năm học lớp 10, Đỗ Văn Khiết xin gia đình nghỉ học để tìm nghề kiếm sống. Gia đình cho Khiết lên nhà dì ruột ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, học sửa ô tô. Năm 2008, về quê ăn Tết xong, Khiết lại đón xe khách lên Đức Trọng. Xe đến ngã ba Phi Nôm (huyện Đức Trọng) thì đã khuya, Khiết vừa lên xe ôm do một thanh niên lái để đưa về nhà dì thì có thêm một thanh niên khác nhảy lên ngồi phía sau và nói đi cùng đường. Xe chạy một đoạn thì rẽ hướng khác, Khiết đòi dừng lại thì lập tức bị tên ngồi sau rút dao uy hiếp. Lại thêm một thanh niên khác chạy xe máy áp sát. Khiết bị áp giải đi băng rừng ròng rã hai ngày đêm đến một bãi đào vàng trong rừng sâu và bắt đầu sống những ngày lao động khổ sai.
Đỗ Văn Khiết đã trở về nhà sau gần 1.300 ngày đêm bị bắt cóc đưa vào rừng sâu đào vàng.
Cùng với Khiết có 9 người khác đã bị bắt vào rừng nhiều năm trước đó phải đào đãi vàng quần quật suốt ngày. Tối về ngủ trong chòi lá dã chiến, chỉ biết nhìn trăng mà đoán ngày tháng. Cứ độ hơn một tuần thì bọn “vàng tặc” lại chuyển mọi người đến nơi khác sâu hơn trong rừng. Canh giữ các “nô lệ” đào vàng là những thanh niên trên mình đầy hình xăm dữ tợn, tay lăm lăm mã tấu, ai trái ý sẽ bị đánh đập dã man.
Video đang HOT
Khiết kể: “Người thanh niên bị bắt vào rừng sau em mấy ngày kháng cự, đánh gãy răng một tên trong nhóm canh giữ. Thế là cả bọn chúng xông vào đè anh ta rồi chặt đứt một cánh tay… Ngày hôm sau họ đưa người thanh niên này đi “mất tích” khiến cả đám bị bắt ai cũng khiếp sợ”.
4 ngày đêm đào thoát
Phải lao động khổ sai chừng 8 “con trăng” thì Khiết cùng 6 người khác tìm cách bỏ trốn. Họ băng rừng được một ngày đêm thì bị bắt lại và bị đánh đập nhừ tử. Chúng cắt mỗi người một vết trên chân để uy hiếp. Có người sống trong rừng đã hơn 10 năm, nhiều lần tìm cách trốn nhưng đều không thoát và bị tra tấn, cắt xẻo thịt da nên đành buông xuôi cho số phận. Nhưng Khiết và vài người nữa không muốn chôn vùi cuộc đời nơi rừng sâu nước độc nên vẫn nung nấu ý định tìm cách thoát thân. Họ quyết định ngoan ngoãn, phục tùng một cách tuyệt đối để tạo lòng tin, khiến bọn chúng lơ là cảnh giác.
Một lần bọn canh gác ăn nhậu say li bì, Khiết cùng 4 người rủ nhau bỏ trốn. Rút kinh nghiệm lần trước, để tránh bị phát hiện, họ chia thành 2 nhóm chạy theo hai hướng khác nhau. Khiết chạy trốn cùng một thanh niên tên Phong quê ở Vĩnh Long, bị bắt trước Khiết 2 năm.
Sau 4 ngày đêm chạy trong rừng, ăn dưa dại, uống nước suối, đến ngày thứ năm gần như kiệt sức phải bò lết, Khiết và người bạn nhìn thấy chiếc trụ điện to nên cố sức băng theo hướng ấy. Chạy tiếp, họ đến sân bay Liên Khương (huyện Đức Trọng). Biết chắc đã thoát, Khiết và Phong ngủ lại chờ đến khi trời sáng hỏi thăm đường. Gặp xe buýt đang dừng đón khách tại trạm nhưng hai “người rừng” không dám lên vì quần áo đã rách bươm, tóc thì dài đến ngực… Hai người tiếp tục chạy bộ đến nhà dì của Khiết. Hôm sau, cha Khiết được tin lên đón con trai về, còn Phong cũng được cho tiền để về Nam.
Kẻ xấu vẫn ám ảnh…
Cuộc sống đọa đày mà Đỗ Văn Khiết đã trải qua thật hãi hùng. Rất có thể Khiết bị bắt cóc và đưa đi đào vàng trong những khu vực lân cận huyện Đức Trọng, nơi xảy ra nạn khai thác vàng trái phép trong vài chục năm qua.
Hiện tại, Đỗ Văn Khiết vẫn chưa hết kinh hoàng. Mẹ của Khiết, bà Võ Thị Sô miễn cưỡng tiếp chuyện chúng tôi: “Vợ chồng tôi chỉ có một đứa con trai nên trời đất như sụp đổ khi cháu mất tích. Gia đình đã tìm kiếm khắp nơi. Chúng tôi cũng đã nghĩ đến trường hợp xấu nhất nên khi được gặp lại con thì không có niềm hạnh phúc nào tả xiết. Căm giận bọn xấu nhưng cháu về được là mừng quá rồi. Tôi không muốn cháu xuất hiện trên báo, vì biết đâu bọn bắt cóc thấy được lại trả thù…”- bà Sô bày tỏ.
Chúng tôi đã phải thuyết phục gia đình Khiết để sự việc được đưa lên mặt báo làm bài học cảnh giác cho mọi người.
Khiết đã may mắn trở về được với gia đình, nhưng câu chuyện vẫn chưa có đoạn kết vì kẻ ác vẫn còn ở ngoài vòng pháp luật, luôn chực chờ đem tai họa đến cho người lương thiện. Mong sao câu chuyện dang dở này sẽ là đầu mối để ngành chức năng vào cuộc giải cứu cho nhiều số phận bị bắt lao động khổ sai của những kẻ sống ngoài vòng pháp luật tại các bãi đào đãi vàng.
Theo ANTD
Núi rừng náo động vì... vàng
Không biết có phải vì giá vàng tăng đột biến hay không mà sau một thời gian tạm lắng, gần đây, nạn khai thác vàng trái phép dọc suối Đăk Nhoong, đoạn chảy qua thôn Đăk Đoát và Pêng Sal Pêng, xã Đăk Pét, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, lại tiếp tục diễn ra như một "đại công trường".
Khai thác vàng băm nát cả lòng sông - Ảnh: Đắc Vinh
Suốt đoạn đường dài khoảng 5 km từ đầu thôn Pêng Sal Pêng đến hết thôn Đăk Đoát, giữa ban ngày nhưng chúng tôi bắt gặp nhiều máy móc ngang nhiên hoạt động khai thác vàng trái phép. Đi dọc theo bờ sông, chúng tôi dễ dàng nhận ra hàng chục máy bơm cỡ lớn và máy đào đang tích cực hoạt động hết công suất đưa cát lên máng để đãi vàng. Lòng suối bị "móc ruột" để lại hàng chục hố sâu hoắm, mỗi hố có diện tích lên đến hàng trăm mét vuông, bên cạnh là những đống đất, đá cao ngất ngưởng, khiến nước suối Đăk Nhoong bị đục ngầu.
Trao đổi với chúng tôi, Phó chủ tịch UBND huyện Đăk Glei, ông Trịnh Xuân Lộc cho biết: Tình trạng khai thác trái phép ở huyện Đăk Glei trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp, mặc dù các ngành chức năng và chính quyền các địa phương thường xuyên tổ chức truy quét, thu hồi và phá hủy một số phương tiện, máy móc liên quan đến việc khai thác vàng, nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn dứt điểm.
Qua kiểm tra tại khu vực xã Đăk Pét, Tổ công tác liên ngành của huyện đã lập biên bản tiêu hủy tại chỗ 4 máy nổ hiệu Đông Phong, 2 máng xổ vàng và một số phương tiện khác dùng để đào đãi vàng trái phép của một số "vàng tặc" từ tỉnh Quảng Nam kéo lên. Ngoài ra, cũng có một số hộ dân tại địa phương cùng nhau góp tiền mua máy nổ, máng xổ vàng, ống nhựa... để khai thác vàng với lý do là cải tạo đồng ruộng do hậu quả cơn bão số 9 (2009) gây ra.
Những trường hợp này Tổ kiểm tra liên ngành cũng đã lập biên bản, buộc người vi phạm tháo dỡ máy móc, phương tiện vận chuyển ra khỏi khu vực khai thác. Riêng máng xổ vàng bị tiêu hủy tại chỗ...
Song, để có thể giải quyết dứt điểm vấn nạn này, dường như chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng vẫn còn thiếu quyết liệt.
Theo Thanh Niên
Nghi có trữ lượng vàng 'khủng', dân đổ xô 'băm nát' suối Trước những lời đồn thổi rằng dưới lòng con suối Bao có một trữ lượng vàng sa khoáng lớn, đông đảo người dân ở một số tỉnh thành đã đổ xô đến đây đào đãi, với giấc mơ "đổi đời". Thời gian gần đây, tình trạng khai thác vàng trái phép ở suối Bao, thôn Nước Bao, xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà,...