Bị ung thư vú có nên tiếp tục uống sữa đậu nành?
Tôi bị ung thư vú giai đoạn 2 thể nội tiết. Trước đây, tôi có thói quen uống sữa, nhất là các loại sữa hạt nhưng tôi nghe mọi người truyền tai nhau uống sữa đậu nành làm phát triển khối u.
Thưa bác sĩ, thông tin này có đúng không? Tôi đang điều trị có nên tiếp tục uống sữa và sau khi điều trị có nên kiêng các sản phẩm từ đậu nành? (Lan Anh)
GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội): Tôi hiểu tâm trạng của bạn khi điều trị ung thư vú. Đầu tiên, tôi cũng phải nói lại nguyên tắc trong điều trị cho bệnh nhân ung thư đó là làm thế nào để đảm bảo tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh. Cho dù là ung thư gì thì khẩu phần ăn cũng cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng protein, lipid và các vi chất.
Với bạn là ung thư vú và câu hỏi của bạn là có nên tiếp tục uống sữa, đặc biệt là sữa từ các loại hạt hay đậu nành không, tôi xin trả lời sữa là thức ăn tốt với người bị bệnh ung thư. Trong sữa có các chất dinh dưỡng từ chất đạm, chất béo, đường, các vitamin khoáng chất đã được tính toán ở mức độ cân bằng tỉ lệ giữa protid, lipid, cũng như các vitamin và khoáng chất.
Vì vậy, với bệnh nhân ung thư sữa là thực phẩm hết sức quan trọng. Vì thế, nếu như bạn đang uống sữa mà không có vấn đề gì về tiểu đường, thận thì chúng ta có thể uống các loại sữa mà bạn yêu thích.
Trường hợp bị tiểu đường, bệnh thận thì chúng ta sẽ tìm nguồn sữa phù hợp cho người bệnh này.
Về câu hỏi mối liên hệ giữa sữa đậu nành với người bị ung thư vú, thì đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào chỉ ra uống sữa đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú hay làm trầm trọng bệnh ung thư vú lên.
Ngược lại một số nghiên cứu của Nhật Bản và trên thế giới chỉ ra rằng trong đậu nành có chất isoflavone, các nội tiết tố nữ estrogen tốt cho phụ nữ bình thường ở độ tuổi sinh đẻ.
Với người bệnh ung thư, không có bằng chứng nào cho thấy các chất này làm cho bệnh ung thư nặng hơn. Thậm chí có nghiên cứu thấy rằng nếu chúng ta uống sữa đậu nành ở một hàm lượng nhất định, khoảng 15g một ngày thì nó còn có kết quả tốt hơn là không uống sữa đậu nành đối với người ung thư vú. Nghiên cứu này đã được chứng minh bởi người Nhật.
Video đang HOT
Vì thế, nếu bạn đang uống sữa thì tiếp tục uống sữa, nếu thích uống sữa đậu nành thì bạn có thể uống mỗi ngày 1-2 ly sữa đậu nành thì không có ảnh hưởng gì nguy hại đến tình trạng ung thư của bạn.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư vú gồm:
- Khối u không đau ở ngực
- Thường xuyên bị ngứa và rát quanh núm vú
- Núm vú bị rỉ máu, tiết dịch khác thường hoặc thụt vào, co lại
- Làn da trên vú bị sần da cam, dày lên hoặc bị lún xuống, có nếp gấp.
- Có hạch ở hố nách.
Sàng lọc ung thư vú:
Đối với các chị em có nguy cơ mắc bệnh ở mức trung bình, nên bắt đầu chụp nhũ ảnh sàng lọc ung thư vú mỗi 1-2 năm/lần, kể từ lúc 40 tuổi và không quá 50 tuổi. Xét nghiệm sàng lọc nên thực hiện định kỳ cho đến ít nhất là năm 75 tuổi.
Cô gái mắc bệnh ung thư vú, nữ đồng nghiệp phỏng đoán "ngực to dễ mắc bệnh, tôi ngực cup A nên không sao", bác sĩ lý giải thế nào?
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn tỏ vẻ kinh ngạc khi nghe phỏng đoán sai lầm về ung thư vú của đồng nghiệp bệnh nhân Dương.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Giang Khôn Tuấn, khoa ngoại, bệnh viện Min-Sheng General Hospital, Đài Loan, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ là cô Dương (28 tuổi) là nhân viên văn phòng, có ngực cup D.
Ảnh minh họa
Ngày thường, cô Dương chăm chỉ tập thể thao rèn luyện sức khỏe, nhưng không may cô được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư vú giai đoạn 2. Một thân một mình đến Đài Bắc làm việc, nên khi mắc bệnh ung thư, cô Dương không dám thông báo cho người nhà mà chia sẻ với 2 nữ đồng nghiệp.
Sau khi cô Dương tiến hành phẫu thuật, một trong 2 nữ đồng nghiệp hỏi bác sĩ: " Tại sao cô ấy còn trẻ mà lại mắc bệnh ung thư vú trong khi tiền sử gia đình không có người mắc bệnh và cô ấy không sa đà vào thói quen xấu?". Một nữ đồng nghiệp khác phỏng đoán: "Tôi nghĩ do ngực của cô ấy quá lớn nên dễ mắc bệnh, tôi có ngực cup A nên không sao".
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn tỏ vẻ kinh ngạc khi nghe phỏng đoán sai lầm của đồng nghiệp bệnh nhân Dương. Bởi theo kinh nghiệm khám chữa bệnh, bác sĩ đã từng điều trị cho nhiều bệnh nhân có ngực cup A mắc bệnh ung thư vú. Bác sĩ Giang Khôn Tuấn cho hay: "Phụ nữ Châu Âu có cỡ ngực lớn hơn phụ nữ Châu Á, nhưng tỉ lệ phụ nữ Châu Á mắc bệnh ung thư vú chưa bao giờ thua kém phụ nữ Châu Âu, do đó phỏng đoán của nữ đồng nghiệp bệnh nhân Dương là sai lầm".
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn, khoa ngoại, bệnh viện Min-Sheng General Hospital.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn giải thích: "Những người phụ nữ có cỡ ngực lớn đa số là do hình thể của họ phát triển nên cỡ ngực lớn hơn người bình thường. Nguyên nhân khiến họ dễ mắc bệnh ung thư vú là do thể trạng của họ mập. Đặc biệt phụ nữ độ tuổi mãn kinh nếu có chỉ số BMI = cân nặng/bình phương chiều cao, gia tăng theo từng năm thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú tăng 18%".
Do đó, size ngực của phụ nữ và bệnh ung thư vú không liên quan đến nhau, BMI mới chính là yếu tố liên quan. "Nếu cỡ ngực của phụ nữ lớn là do chỉ số BMI cao hơn mức thông thường, thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú gia tăng", bác sĩ Giang Khôn Tuấn thông tin thêm.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn dẫn chứng: "Khi bạn đi bơi hoặc đi xông hơi, nếu bạn nhìn thấy người phụ nữ bên cạnh có bộ ngực chảy xệ, bạn không nên chê cười cô ấy. Có nghiên cứu chỉ ra, những phụ nữ có mật độ vú đặc, dày có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Phụ nữ có bộ ngực chảy xệ là do cô ấy có mật độ vú thấp nên khả năng mắc bệnh ung thư vú thấp hơn".
Ung thư vú giai đoạn 2 là gì?
Ung thư vú là các tế bào vú phát triển bất thường không theo sự kiểm soát của cơ thể, tạo thành khối u với những đặc điểm ác tính như xâm lấn các mô xung quanh và tế bào ác tính có khả năng di căn đến các cơ quan xa trong cơ thể.
Ung thư vú chia làm 4 giai đoạn. Ung thư vú giai đoạn 2 nghĩa là khối u có thể chưa hay đã lan tới các hạch bạch huyết, tuy nhiên chưa lan tới các cơ quan ở xa trong cơ thể.
Những dấu hiệu ung thư vú giai đoạn 2
Đau vùng ngực: Có thể đau âm ỉ, đôi khi không rõ ràng. Đau có thể kèm nóng rát.
Thay đổi vùng da: Da vùng ngực có thế màu đỏ hay màu tím.
Sưng hay nổi hạch ở ngực: Ngực có thể thấy bị sưng bất thường, thấy hạch vùng nách sưng to.
Ngứa ở ngực: Kèm theo các triệu chứng đau, sưng có thể thấy ngứa.
Đau lưng, vai hoặc gáy: Một số phụ nữ thay vì đau ngực lại có cảm giác thường xuyên đau lưng hoặc đau vai gáy.
Sờ thấy u ở nách có phải mắc ung thư vú? Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Ngoài cảm giác ngứa ở ngực, thay đổi hình dạng núm vú thì sưng hoặc có khối u ở nách cũng là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư vú. Ảnh minh họa Theo TS.BS Nguyễn Diệu Linh, Phó khoa Khám bệnh, Bệnh viện K cơ...