Bị từ chối mua đảo, Mỹ vẫn mở lãnh sự quán tại Greenland
Chính quyền Tổng thống Trump đang lên kế hoạch mở lãnh sự quán ở Greenland lần đầu tiên trong vài thập niên qua trong lúc lợi ích kinh tế và chiến lược gia tăng trên lãnh thổ Đan Mạch.
Trong thư trình lên quốc hội, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ lập lại một lãnh sự quán tại thủ đô Nuuk, đây là một phần trong kết hoạch tổng thể nhằm gia tăng sự hiện diện của Mỹ tại Bắc Cực.
“Mỹ hướng đến lợi ích chiến lược trong việc củng cố mối quan hệ chính trị, kinh tế và thương mại trên khắp vùng Bắc Cực” – Ủy ban đối ngoại Thượng viện viết trong thư.
Tổng thống Donald Trump đã khơi dậy tranh cãi ngoại giao với Đan Mạch, đồng minh của Mỹ, hồi tuần này sau khi ông đề xuất việc mua Greenland. Chính phủ Đan Mạch đã bác bỏ ý tưởng của Tổng thống Mỹ.
Mỹ sẽ mở lãnh quán tại thủ đô Nuuk. Ảnh: AP
Video đang HOT
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen gọi hành động này là cuộc thảo luận lố bịch. Ông Trump đáp trả những bình luận của bà là kinh khủng và hủy chuyến thăm đến Đan Mạch.
Theo nội dung bức thư, sự hiện diện ngoại giao lâu dài sẽ cho phép Mỹ bảo vệ những thực thể thiết yếu ở Greenland trong lúc phát triển các mối quan hệ sâu rộng hơn với quan chức và xã hội Greenland.
Lãnh sự quán sẽ là một bộ phận cấu thành then chốt trong nỗ lực gia tăng sự hiện diện của Mỹ ở Bắc Cực và đóng vai trò là một nền tảng hiệu quả để thúc đẩy các lợi ích của Mỹ tại Greenland.
Quốc hội Mỹ có vẻ cởi mở với ý tưởng này nhưng sau những hành động của Tổng thống Trump, đề xuất sẽ phải được cân nhắc kỹ càng hơn.
Mỹ đã mở lãnh sự quán tại Greenland năm 1940 sau khi Đức Quốc xã chiếm đóng Đan Mạch và đóng cửa vào năm 1953. Lãnh sự quán mới sẽ được mở vào năm sau tại thủ đô của lãnh thổ bán tự trị này.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đã chỉ định một nhân viên vụ Greenland làm việc cho Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Copenhagen. Hiện tại, cơ quan này đang lên kế hoạch thuê nhân viên địa phương tại Greenland trước mùa thu hoặc ngay sau đó, dự định sẽ có 7 nhân viên làm việc tại lãnh sự quán vào năm 2020.
Minh Yến (Theo AP)
Theo Nguoilaodong
Mỹ chặn kế hoạch xây 3 căn cứ quân sự ở Greenland của Trung Quốc?
Trung Quốc được nói là đã đề xuất được xây dựng ba căn cứ quân sự trên đảo Greenland, tuy nhiên Mỹ đã can thiệp và thỏa thuận này đã bị hủy vào phút chót.
Greenland chỉ có 56.000 dân
Hòn đảo mặc dù lớn nhất nhưng cũng thuộc hàng lạnh giá và hoang vu nhất thế giới Greenland bỗng chốc trở thành tâm điểm chú ý khi tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị mua nó và bị la ó.
Một trong những nhân tố khiến Mỹ quan tâm tới Greenland có thể là sự xuất hiện của người Trung Quốc tại đây. Có tin nói chính phủ Đan Mạch đã chặn lại một số kế hoạch từ chính quyền địa phương cho phép Trung Quốc tài trợ vốn và xây dựng một số sân bay ở Greenland. Nghị sỹ Mỹ Tom Cotton được báo chí dẫn lời nói năm ngoái chính phủ Trung Quốc cố gắng thuyết phục chính quyền Greenland cho phép Bắc Kinh xây dựng ba căn cứ quân sự trên đảo.
"Nhưng chính phủ và một số nghị sỹ Mỹ đã thuyết phục Đan Mạch can thiệp vào phút chót và ngăn lại thỏa thuận này", trang tin Talk Business & Politics có trụ sở ở bang Arkansas tường thuật.
Tờ báo mạng này nói thượng nghị sỹ Cotton đã đề xuất ý tưởng với tổng thống Trump và cũng đã gặp đại sứ Đan Mạch để bàn về khả năng một vụ mua bán. "Tôi nói với tổng thống (Trump) là ngài nên mua nó (Greenland)", ông Cotton được dẫn lời nói. Ông cũng nói thêm rằng " ông ấy (Trump) nghe về điều đó từ tôi và một số người khác nữa".
Theo Wall Street Journal, Tổng thống Trump đã bí mật thảo luận với một số cố vấn cấp cao Nhà Trắng về khả năng mua lại Greenland khi đến thăm Đan Mạch vào tháng 9 tới."Chúng tôi mở cửa làm ăn chứ không bán đảo", Ngoại trưởng Greenland Ane Lone nói với Reuters khi được hỏi về thông tin trên báo Wall Street Journal.
Một chuyến thăm đã lên kế hoạch tới Đan Mạch của ông Trump đã bị hủy bỏ và người đứng đầu Nhà Trắng lên Twitter giải thích lý do là vì thủ tướng Đan Mạch không hứng thú bàn chuyện bán Greenland cho Mỹ.
Mỹ từ lâu đã có quan hệ qua lại với Greenland. Theo một thỏa thuận ra đời năm 1951, Đan Mạch cho phép xây các căn cứ quân sự và trạm radar trên đảo mà không phải trả tiền thuê đất. Không quân Mỹ hiện duy trì duy nhất một căn cứ ở Thule, phía bắc Greenland, cách Bắc cực 1200km. Các sân bay quân sự ở Narsarsuaq, Kulusuk và Kangerlussuaq nay đã trở thành sân bay dân sự. Căn cứ Thule được xây dựng năm 1952, ban đầu được thiết kế làm nơi tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom tầm xa. Từ năm 1961, nó trở thành căn cứ cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo và giám sát không gian.
ANH MINH
Theo TPO
Tổng thống Trump: Mua Greenland là một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn Ông Trump xác nhận đang thảo luận khả năng mua lại Greenland, một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn chứ không phải là ưu tiên hàng đầu của chính quyền. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/8 xác nhận đang xem xét nỗ lực mua đảo Greenland từ chính phủ Đan Mạch vì lý do chiến lược, mặc dù ông cho...