Bị truy nã quốc tế, Trịnh Xuân Thanh làm thế nào đầu thú ở VN?
Theo thông báo của Bộ Công an, bị can Trịnh Xuân Thanh, người bị truy nã quốc tế đã đến trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an), đầu thú hôm 31.7 vừa qua. Dư luận rất thắc mắc đặt câu hỏi: Bị can này làm cách nào để đầu thú tại Việt Nam?
Bị can Trịnh Xuân Thanh.
Có thể thấy vụ án liên quan đến Trịnh Xuân Thanh đang ở giai đoạn điều tra, những thông tin chi tiết đang cần phải được giữ bí mật nên Bộ Công an chưa tiết lộ nhiều. Chính vì thế toàn bộ bản thông báo về việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú chỉ vỏn vẹn hơn 100 chữ. Quãng thời gian không rõ tung tích trong gần một năm của Trịnh Xuân Thanh có thể sẽ được giữ kín đến giai đoạn kết thúc vụ án.
Dư luận đang khá nhiều thắc mắc quanh việc: Nếu một người đang lẩn trốn ở nước ngoài, bị truy nã quốc tế, muốn đầu thú thì làm thế nào? Bởi thực tế người bị truy nã quốc tế, khi quay về nước chỉ cần đặt chân tới sân bay là bị lực lượng chức năng phát hiện bắt ngay (tất nhiên là trừ khi anh ta về nước theo đường tiểu ngạch, không qua an ninh cửa khẩu).
Theo các chuyên gia pháp luật, việc một người bị truy nã quốc tế, đang lẩn trốn ở nước ngoài muốn ra đầu thú không có gì quá khó, hay phải qua nhiều thủ tục rườm r
Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh khóa XIII của Quốc hội cho rằng: Người bị truy nã, đang lẩn trốn ở nước ngoài nếu muốn ra đầu thú, họ có thể đến Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán của Việt Nam ở nước sở tại để liên hệ. Sau đó, cơ quan đại diện ngoại giao sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng trong nước để đưa người bị truy nã đó về đầu thú.
Trường hợp nước sở tại đó và Việt Nam có ký hiệp định hỗ trợ tư pháp, dẫn độ thì người bị truy nã có thể đến cơ quan cảnh sát của nước sở tại để đầu thú. Sau đó họ sẽ dẫn độ về giao cho phía cơ quan chức năng Việt Nam.
Video đang HOT
Theo Trung tướng Nhã, trường hợp Việt Nam không có cơ quan ngoại giao ở quốc gia mà người bị truy nã đang trốn, người đó có thể tìm đến cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở quốc gia gần nhất để liên hệ. Bởi thông thường cơ quan ngoại giao đó sẽ phụ trách một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xung quanh khi chúng ta không đặt cơ quan ngoại giao.
Còn luật sư Trần Thu Nam (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cũng cho rằng, với người bị truy nã đang lẩn trốn ở nước ngoài, khi muốn ra đầu thú thì tìm đến cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước đó là cách thông thường nhất.
Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XVI (tháng 11.2016), trả lời báo chí bên hành lang, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an từng nói, cơ quan chức trách sẽ truy đến cùng để bắt Trịnh Xuân Thanh. Và riêng với trường hợp này, không giới hạn thời gian.
Tướng Vương cũng nói: Báo chí nên cùng lên tiếng vận động, kêu gọi Trịnh Xuân Thanh trở về nước, đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Và đấy cũng thể hiện bản lĩnh của một con người, dám làm dám chịu. Ông cũng nhấn mạnh truyền thống văn hóa của người Việt Nam “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”…
Trong cuộc họp báo cuối năm 2016, của Bộ Công an, Thiếu tướng Phạm Văn Các – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho biết, qua kiểm tra các đường chính ngạch chưa rõ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn qua đường nào.
Theo Danviet
Bắt được Trịnh Xuân Thanh, người dân có thêm niềm tin!
Ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương - cho rằng, việc đối tượng Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú cơ quan chức năng chứng tỏ pháp luật của Việt Nam tuy vô cùng nghiêm minh, nhưng trong đó cũng có cả sự khoan hồng để các đối tượng phạm tội thấy được "quay đầu là bờ".
Ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. (Ảnh: IT)
Ngoài ra, theo ông Vũ Quốc Hùng, việc bắt được Trịnh Xuân Thanh cũng đã tạo niềm tin cho người dân vào những tuyên bố trước đó của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
"Tôi có theo dõi trên phương tiện truyền thông, cả Tổng Bí thư và Chủ tịch nước trước đó đều khẳng định sẽ bắt và dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước, pháp luật không cho phép những kẻ có tội bỏ trốn và ẩn náu... Việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú trước cơ quan pháp luật càng khiến người dân tin tưởng hơn vào quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, chống giặc nội xâm của Đảng và Nhà nước ta", nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư đánh giá.
Tháng 4.2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng đã nhấn mạnh: Tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án xảy ra tại PVC; bằng mọi giá truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xử lý vụ án.
Ông Vũ Quốc Hùng cũng cho rằng, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú chỉ mở đầu cho một giai đoạn mới. Giờ thì đến lúc các cơ quan tố tụng điều tra, xem xét bị can này tội thế nào, mức độ vi phạm đến đâu, quy mô phạm vi ảnh hưởng ra sao, những ai đã tiếp tay để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài khi biết sẽ bị khởi tố và bắt giam? Những vấn đề này cần tiếp tục xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Đánh giá riêng về việc đối tượng Trịnh Xuân Thanh - dù đang là đảng viên - nhưng lại bỏ trốn ra nước ngoài khi phát hiện có dấu hiệu bị khởi tố, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, hành vi đó là vô cùng tồi tệ với một người đã từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
"Đã là đảng viên thì anh phải tình nguyện hiến thân cuộc đời cho cách mạng, cho dân tộc. Khi khó khăn, đảng viên không bao giờ bỏ trốn, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Tất nhiên, đối với Trịnh Xuân Thanh thì nay cứ theo quy định của pháp luật mà xử lý", ông Hùng nói.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước. (Ảnh: IT)
Cùng chung nhận định trên, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cũng cho rằng bản thân ông cũng như nhiều người dân khác rất hoan nghênh việc cơ quan pháp luật của Việt Nam đã nỗ lực truy bắt bị can Trịnh Xuân Thanh trong suốt thời gian qua. Việc đối tượng này ra đầu thú chắc hẳn có sự tác động ít nhiều từ phía lực lượng chức năng của Việt Nam.
Trung tướng Thước nhớ lại: Khoảng giữa tháng 4 vừa rồi, ông nhớ Tổng Bí thư cũng đã yêu cầu các lực lượng điều tra mở rộng vụ án xảy ra tại PVC, đồng thời tập trung truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước. Như vậy, chỉ đạo của Tổng Bí thư đã được các cơ quan chức năng thực thi triệt để.
Tướng Thước cho rằng: "Giặc ngoại xâm đã nguy hiểm nhưng giặc nội xâm - những kẻ tham nhũng, lãng phí hàng nghìn tỷ, hàng chục nghìn tỷ, gián tiếp tiếp tay làm nghèo đất nước - cũng không kém nguy hiểm, thậm chí còn nguy hiểm hơn ngoại xâm. Muốn đất nước vững mạnh thì phải trị cho bằng được nội xâm và phải trị tới cùng".
Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Hải thì cho rằng, việc bị can Trịnh Xuân Thanh về nước và ra đầu thú càng cho thấy nỗ lực và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Giờ thì đã bắt được Trịnh Xuân Thanh, ông Hải cho rằng pháp luật sẽ phải xử lý Trịnh Xuân Thanh cả tội bỏ trốn.
"Vụ việc của Trịnh Xuân Thanh sẽ là một sự răn đe mạnh mẽ đối với những kẻ đang có ý định tham nhũng tiền của của nhân dân và có ý định bỏ trốn. Bởi một khi pháp luật nghiêm minh thì những kẻ phạm tội sẽ hiểu rằng không có đường thoát, dù cho có trốn nơi chân trời góc bể nào đi chăng nữa", ông Hải nhấn mạnh.
Ngày 31.7.2017, Trịnh Xuân Thanh (SN 13.2.1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại nhà 24 - C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội; hiện là bị can bị truy nã) đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú sau một năm ẩn náu ở nước ngoài trốn lệnh truy nã.
Theo Danviet
Trịnh Xuân Thanh: Từ xe Lexus biển xanh đến người mang lệnh truy nã quốc tế Sau hơn 10 tháng trốn truy nã, bị can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú. Bộ Công an thông báo bị can Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú. Ngày 31.7, Bộ Công an cho biết, bị can Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đầu thú. Cùng nhìn lại sự nghiệp...