Bị Trưởng phòng giáo dục tố trù dập, Giám đốc Sở Nội vụ nói gì?
Sau khi thông tin ông Trần Minh Điệp – Phó Ban tuyên giáo (nguyên Trưởng phòng GDĐT) huyện Trà Bồng, phản ánh bị Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh này chỉ đạo trù dập (vì gửi nhưng không giúp người thân trong kỳ thi tuyển giáo viên diễn ra tại địa phương này) gây xôn xao dư luận, PV Dân Việt đã tìm hiểu vụ việc.
Theo thông tin tìm hiểu và thu thập được, trước khi diễn ra kỳ thi tuyển giáo viên năm 2017-2018 tại huyện Trà Bồng, ông Điệp nhận được một số tin nhắn từ số điện thoại của ông Đoàn Dụng – Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi với nội dung là tên, số báo danh người thân của mình – thí sinh L.T.H (đã dạy hợp đồng 3 năm) cho ông Điệp.
Theo ông Đoàn Dụng – Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi (ảnh), vi phạm của ông Điệp là do cơ quan chức năng, công an tỉnh điều tra và kết luận. Mức kỷ luật thế nào là do Hội đồng kỷ luật của huyện quyết định.
Sau khi Hội đồng thi huyện Trà Bồng công bố và biết kết quả thí sinh L.T.H, ngày 1.2.2018, ông Dụng nhắn tin cho ông Điệp: “ Sao mà cháu H. tuột mất vậy chú?”… Trả lời phóng viên, ông Điệp cho rằng, bản thân chỉ là người ra đề, không thể can thiệp vào điểm thi và không muốn làm trái lương tâm nên không giúp được ông Dụng, vì vậy đã bị ông Giám đốc Sở này “trả đũa”.
Sau khi kỳ thi kết thúc, qua kiểm tra quá trình tổ chức kỳ thi của Hội đồng thi huyện Trà Bồng, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã kết luận ông Điệp có nhiều vi phạm như: Không thực hiện đúng cách ly, bảo mật máy tính phòng làm việc trong quá trình làm đề thi, trong thời gian diễn ra kỳ thi đã ra ngoài tiếp xúc với nhiều người, trực tiếp mang đề thi đến hội đồng thi để bàn giao cho Chủ tịch hội đồng thi… Vì vậy, đến cuối năm 2018, sau khi xem xét, Hội đồng kỷ luật huyện Trà Bồng đã xử lý kỷ luật cảnh cáo và điều chuyển ông Điệp sang làm Phó ban Tuyên giáo của huyện này.
Ông Điệp với những nội dung tin nhắn cho rằng ông Dụng đã nhắn gửi để nhờ giúp đỡ người thân của mình. Ảnh: T.Việt
Sáng 6.3, khi chúng tôi liên hệ làm việc, ông Dụng cho biết đang đi công tác. Tuy nhiên, nhắn tin trao đổi, ông Dụng xác nhận có gửi và nhờ ông Điệp giúp đỡ một trường hợp thí sinh là cháu ruột của mình. Về nội dung phản ánh đã chỉ đạo kỷ luật nặng ông Điệp do nhờ nhưng không giúp, theo ông Dụng, vi phạm của ông Điệp là do cơ quan chức năng, công an tỉnh điều tra và kết luận, còn mức kỷ luật thế nào là do Hội đồng kỷ luật của huyện quyết định, chứ bản thân ông không gọi chỉ đạo, can thiệp.
Trưa cùng ngày, ông Trần Văn Sương – Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng giải thích: “Sau kết luận sai phạm tại kỳ thi tuyển giáo viên của địa phương, tôi được ủy nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng kỷ luật huyện. Qua xem xét hành vi và đối chiếu sai phạm của đồng chí Điệp với quy định hiện hành, tham vấn ý kiến từ các sở ngành chức năng tỉnh, Hội đồng kỷ luật của huyện mới đưa ra quyết định trên đối với ông Điệp. Tôi chưa nhận cuộc gọi chỉ đạo, can thiệp gì từ đồng chí Dụng trong quá trình họp và ra quyết định kỷ luật của đồng chí Điệp”.
Theo Danviet
Nam Định: Vụ bé 4 tuổi bị buộc dây: "Mong dư luận có cái nhìn vị tha, chia sẻ với giáo viên!"
"Hành vi của 2 cô giáo khi buộc dây vào áo cháu P. và cột vào cửa sổ phòng học là hành vi phản cảm, sai về phương pháp sư phạm, nhưng các cô không có mục đích xấu. Đây là sự việc rất đau lòng, nhưng mong dư luận hãy có cái nhìn vị tha, thông cảm và chia sẻ với cô giáo!".
Đó là lời tâm sự Ban giám hiệu Trường Mầm non B Trực Đại, xã Trực Đại và lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đạo tạo huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Vụ bé 4 tuổi bị buộc dây: "Mong dư luận có cái nhìn vị tha, chia sẻ với giáo viên!"
Liên quan đến việc cháu N.T.P. (SN 2014), trú tại thôn Cường Tiến, xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, bị các cô giáo trường mầm non B Trực Đại buộc dây vào người rồi treo lên cửa sổ gây bất bình trong dư luận nhiều ngày qua, phía Ban giám hiệu trường mầm non B Trực Đại cho biết, sự việc trên khiến nhà trường và các giáo viên trong trường rất buồn.
Trường mầm non B Trực Đại nơi xảy ra sự việc
Theo bà Bùi Thị Thúy, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, cháu P. vào học tại trường từ năm 3 tuổi. Hoàn cảnh của P. rất đặc biệt, khó khăn: bố đã mất, mẹ bỏ đi, P. sống với bà nội. Bản thân em P. bị vừa bị câm vừa bị điếc, có giấy chứng nhận của Bệnh viện Nhi Trung ương về việc bị rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ.
Nếu đối chiếu với các quy định, thì cháu P. phải được học tại trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật, tự kỷ. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Trực Ninh không có trường chuyên biệt. Nhưng bà nội cháu P. khi đó tha thiết phía nhà trường giúp đỡ, tiếp nhận cháu P. vì hoàn cảnh gia đình cháu quá khó khăn.
Bà Thúy cho biết: "Đối với chúng tôi tình làng nghĩa xóm rất quan trọng, vả lại nếu không tiếp nhận cháu P. sẽ rất thiệt thòi, không được học tập, hòa nhập cùng các bạn nên nhà trường đã tiếp nhận cháu vào học. Sau khi tiếp nhận, nhà trường đã phân công giáo viên phụ trách cháu P.
Bà Bùi Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường Mầm non B Trực Đại
Lúc mới vào trường học cháu P. rất hiền, không có nhiều biểu hiện khác thường. Tuy nhiên, lên lớp 4 tuổi P. bắt đầu có những biểu hiện tăng động, đặc biệt là vào buổi trưa.
Khoảng 1 tháng trở lại đây các biểu hiện tăng động của P. càng rõ, thường xuyên hú, chạy nhảy, phá phách, dẫm vào người các bạn cùng lớp, cắn vào tay các bạn và cô giáo, đập đầu vào tường...".
Bà Thúy lý giải nguyên nhân việc cháu P. bị buộc dây vào áo và buộc lên cửa sổ, trước việc cháu P. có nhiều biểu hiện tăng động, để đảm bảo an toàn cho em P. và cho các học sinh cùng lớp, hai cô phụ trách đã tách, đưa P. vào phòng riêng. Tuy nhiên, tại phòng riêng P. vẫn chạy nhảy, phá phách. Trong khi chưa biết xử lý thế nào, các cô đã bột phát dùng dây buộc vào áo cháu P. và cột vào cửa sổ phòng.
Nhấn mạnh việc hai cô giáo T. và H. dùng dây buộc vào áo em P. và cột vào cửa sổ phòng chỉ có mục đích bảo vệ chính em P. và các bạn cùng lớp của P.. Tuy nhiên, bà Bùi Thị Thúy vẫn nhìn nhận đây là hành vi phản cảm, sai về phương pháp sư phạm.
Trong khi các bạn ngủ trưa, cháu P. vẫn chạy nhảy cô giáo phải luôn kèm sát
Việc này từ trước đến nay chưa từng xảy ra tại trường, 2 giáo viên đứng lớp đều là những người lâu năm chăm sóc trẻ, một cô SN 1966, cô còn lại SN 1991. Họ chưa từng vi phạm kỷ luật cho đến khi xảy ra sự việc.
Bà Thúy cho biết: "Chúng tôi mong gia đình cháu P. cùng dư luận có cái nhìn vị tha đối với các giáo viên, để họ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm. Họ có kinh nghiệm dạy những trẻ ở trạng thái bình thường. Nhưng cháu P. lại ở vào trường hợp quá đặc biệt nên mới như vậy. Các cô không hề có ác ý.".
Hiện nay, cả 2 giáo viên đứng lớp 4 tuổi A3 đang tạm thời được cho nghỉ việc để bình tâm suy xét lại hành động của mình đối với cháu P., để không bị xáo trộn trong việc dạy trẻ, nhà trường đã bố trí 2 giáo viên khác thay thế để đứng lớp. Cháu P. vẫn đi học bình thường.
Ông Đặng Xuân Hữu, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh
Theo ông Đặng Xuân Hữu, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh cho biết, sau khi xác minh, nắm được sự việc, Phòng đã tạm thời để hai cô giáo nghỉ việc trong ít ngày để làm kiểm điểm. Phía Phòng nghiêm túc nhận trách nhiệm của mình đồng thời đã yêu cầu Ban giám hiệu Trường Mầm non B, xã Trực Đại, giáo viên sai phạm kiểm điểm và thực hiện quy trình xử lý kỷ luật theo quy định; yêu cầu nhà trường duy trì các hoạt động bình thường.
Phòng đã chỉ đạo thực hiện rà soát, thống kê tất cả các trường hợp học sinh tương tự như cháu P. để có giải pháp chung.
Đức Văn
Theo Dân trí
Quảng Ngãi: Kỷ luật hàng loạt cán bộ vụ "từ rớt thành thủ khoa" Số cán bộ bị kỷ luật gồm 3 phó hiệu trưởng và 1 hiệu trưởng các trường THCS, tiểu học của huyện Bình Sơn. Đây là những cán bộ đã để xảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình chấm thi tại kỳ thi tuyển giáo viên 2017-2018 ở Hội đồng thi địa phương này. Trưa 21.11, trao đổi với PV Dân...