Bị trưng thu sai 3,6ha đất, 2 vợ chồng già mỏi mòn đi đòi lại
Ở tuổi ‘gần đất xa trời’, vợ chồng ông Nguyễn Văn Tân (91 tuổi) và bà Trần Thị Tám (78 tuổi) mong muốn được trả lại 3,6ha đất bị trưng dụng, thu hồi từ hàng chục năm trước do bị xác định sai thành phần gia đình.
Vụ việc đã có phán quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật nhưng đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa chịu giải quyết.
Bà Trần Thị Tám mong sớm nhận lại diện tích đất bị thu hồi không đúng quy định
Theo hồ sơ, sau năm 1975, gia đình ông Nguyễn Văn Tân (91 tuổi) và bà Trần Thị Tám (78 tuổi, ngụ TPHCM) khai hoang được mảnh đất 6,8ha tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TPHCM (nay thuộc xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) để trồng mía, thơm (dứa).
Năm 1983, UBND huyện Bình Chánh quy thành phần gia đình ông Tân, bà Tám là phú nông nên ban hành quyết định trưng thu mảnh đất 6,8ha trên và chỉ cấp lại cho gia đình 2,7ha để sản xuất.
Cho rằng việc đưa gia đình vào thành phần gia đình phú nông là không đúng nên ông Tân và bà Tám đã làm đơn khiếu nại. Ngày 2/12/1990, UBND huyện Bình Chánh có quyết định công nhận gia đình ông Tân và bà Tám là thành phần nông dân lao động; gia đình chính sách có công với cách mạng, có 2 liệt sĩ là em ruột của ông Tân.
Tuy nhiên, gia đình ông bà chỉ được UBND huyện Bình Chánh trả lại chỉ 0,5ha đất bị thu hồi trước đó để canh tác. 3,6ha đất còn lại bị chính quyền địa phương giao cho một số người khác.
Ngày 16/9/1991, hai ông bà làm đơn khiếu nại lên UBND TPHCM để đòi lại 3,6ha đất trên. Ban Quản lý ruộng đất (thuộc UBND TPHCM) có Công văn 1216 chỉ đạo UBND huyện Bình Chánh xem xét: Gia đình ông Tân có 26 người thì diện tích đất hiện đang canh tác là không đủ sống, vì bình quân tại xã Bình Lợi là 2.000m2/nhân khẩu, tại xã Lương Hòa là 3.000m2/nhân khẩu. Huyện nên cấp theo bình quân nhân khẩu tại địa phương để gia đình ông Tân có điều kiện ổn định cuộc sống hoặc cùng phối hợp với huyện Bến Lức (Long An) để giải quyết.
Tuy nhiên, UBND huyện Bình Chánh lại ban hành Quyết định 300/QĐ-UB, không giải quyết thêm ruộng đất cho gia đình ông Tân, mà tiếp tục giao quyền quản lý điều phối phần đất 3,6 ha trên cho UBND xã Lương Hòa, huyện Bến Lức theo tinh thần hoán đổi ruộng đất trước đây giữa hai huyện Bến Lức và Bình Chánh. Đồng thời, UBND huyện Bình Chánh giải quyết bồi thường công khai hoang phục hóa cho hộ ông Nguyễn Văn Tân là 5,5 triệu đồng cho 3,6 ha đất tại xã Lương Hòa.
Video đang HOT
Khi gia đình ông Tân tiếp tục khiếu nại đòi lại đất, Chủ tịch UBND huyện Bến Lức và Chủ tịch UBND tỉnh Long An ban hành Quyết định số 6277/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 và Quyết định 48/QĐ-UBND ngày 6/1/2017, bác đơn khiếu nại.
Sau đó, ông Tân và bà Tám nộp đơn khởi kiện đến TAND tỉnh Long An yêu cầu hủy Quyết định số 6277 và Quyết định số 48; đồng thời buộc cơ quan chức năng có thẩm quyền trả lại 3,6ha đất bị trưng thu sai. Bản án hành chính sơ thẩm số 55/2017/HCST ngày 18/7/2017 của TAND tỉnh Long An quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Tân, bà Trần Thị Tám; kiến nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét thiệt hại mất 3,6ha của ông Tân, bà Tám do quy sai thành phần.
Không đồng ý với phán quyết sơ thẩm, ông Tân và bà Tám nộp đơn yêu cầu xét xử phúc thẩm đến TAND cấp cao tại TPHCM, với nội dung kháng cáo toàn bộ bản án hành chính sơ thẩm.
Ông Nguyễn Văn Tân (91 tuổi) và bà Trần Thị Tám (78 tuổi) mong sớm nhận được diện tích đất bị trưng thu do bị xác định sai thành phần gia đình
Mong sớm nhận lại phần đất 3,6ha bị trưng thu
HĐXX phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Văn Tân và bà Trần Thị Tám; tuyên hủy Quyết định 6277 và Quyết định 48. Đồng thời, buộc Chủ tịch UBND huyện Bến Lức ban hành giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và quy định pháp luật.
HĐXX nhận định, Quyết định số 6277 và Quyết định số 48 của UBND tỉnh Long An ban hành đúng thẩm quyền nhưng sai về nội dung (áp dụng điều luật giải quyết khiếu nại không đúng).
Bản án phúc thẩm số 204/2020/HC-PT ngày 16/6/2020 của TAND cấp cao tại TPHCM cũng đã định hướng nhà chức trách tỉnh Long An, trong trường hợp không có đất để trả thì phải trả cho gia đình ông Tân giá trị quyền sử dụng đất cộng với công khai hoang phục hóa. Có như vậy mới đúng với quy định tại Điểm c Mục 3 Phần V Quyết định 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất cả nước và đúng với kiến nghị của bán án sơ thẩm đã tuyên.
Thế nhưng đến nay, gia đình ông Tân và bà Tám vẫn chưa nhận lại được 3,6ha bị trưng thu. Ông Tân cho hay việc UBND huyện Bến Lức ( tỉnh Long An) chậm bàn giao đất bị trưng thu do quy sai thành phần đã khiến gia đình ông thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về quyền, lợi ích hợp pháp.
“Bản án phúc thẩm số 204/2020/HC-PT ngày 16/6/2020 của TAND cấp cao tại TPHCM đã mang lại sự công bằng cho gia đình tôi. Tuy nhiên, đến hiện tại gia đình tôi đã ròng rã hàng chục năm đi khiếu nại, khiếu kiện mong lấy lại đất. Đến nay, đã có phán quyết của tòa án nhưng gia đình tôi đang rất mệt mỏi, không biết bao giờ mới đòi lại được phần đất 3,6ha” – ông Tân nói.
Đại diện Cục thi hành án Dân sự tỉnh Long An cho biết, cơ quan thi hành án đã nắm, nhận hồ sơ bản án phúc thẩm số 204/2020/HC-PT ngày 16/6/2020 của TAND cấp cao tại TPHCM. Trong quyết định thi hành, chỉ yêu cầu trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh là tuân theo bản án, hủy các Quyết định 48/QĐ-UBND ngày 06/01/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Long An và Quyết định 6277/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 của Chủ tịch UBND huyện Bến Lức. Đồng thời, yêu cầu Chủ tịch huyện Bến Lức ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định pháp luật và huyện này đã thực hiện.
Theo đại diện Cục thi hành án Dân sự tỉnh Long An, việc theo dõi, đôn đốc và kiểm tra hành chính vụ việc đã xong. Còn các nội dung khác không liên quan đến án hành chính của Cục Thi hành án theo dõi.
Về phía UBND huyện Bến Lức, ngày 4/4/2023, UBND huyện Bến Lức (Long An) có Quyết định số 489/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Văn Tân và bà Trần Thị Tám (lần đầu). Nội dung quyết định bác đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn Tân và bà Trần Thị Tám đòi lại phần đất có diện tích 3,6ha. Trong quyết định cũng nêu rõ: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định, nếu ông Nguyễn Văn Tân và bà Trần Thị Tám không đồng ý với giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND huyện Bến Lức thì ông bà có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh Long An hoặc khởi kiện Chủ tịch UBND huyện tại Tòa án.
Ngày 18/4/2023, ông Nguyễn Văn Tân và bà Trần Thị Tám đã đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND tỉnh Long An về quyết định của UBND huyện Bến Lức và được thụ lý giải quyết.
Như vậy, nhìn vào quá trình giải quyết khiếu nại của 2 cấp chính quyền ở Long An cho thấy, từ cái sai đầu tiên trong xác định thành phần nhưng đã không được giải quyết dứt điểm dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Ngay cả khi tòa án cấp cao đã ra bản án xác định rõ cái sai trong quyết định của cơ quan quản lý hành chính nhưng sau đó UBND huyện Bến Lức vẫn không ra quyết định giải quyết theo hướn giải quyết như bản án đã tuyên mà tiếp tục ban hành quyết định, về bản chất quyết định này có nội dung không khác gì quyết định đã bị tòa án tuyên hủy trước đó. Mấy chục năm đi đòi lại đất bị trưng thu sai, 2 ông bà đều ở tuổi trên dưới 90 không biết có còn sống đến ngày được trả lại đất hoặc bền bù thiệt hại hay không?
Băng nhóm xăm trổ từ TP Hồ Chí Minh đến Long An gây án
Cả nhóm từ TP Hồ Chí Minh qua Long An rảo quanh nhiều tuyến đường tìm "con mồi" để cướp tài sản bán chia nhau tiêu xài.
Tuy nhiên khi thực hiện vụ giật dây chuyền trên địa bàn huyện Bến Lức đã bị tổ công tác truy đuổi, bắt giữ...
Ngày 5/12, Thượng tá Trương Nhật Minh, Trưởng Công an huyện Bến Lức, tỉnh Long An cho biết vừa triệt phá nhóm đối tượng từ TP Hồ Chí Minh đến Long An gây ra hàng loạt vụ cướp giật tài sản ở Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.
4 đối tượng bị bắt giữ gồm: Huỳnh Tiến Phát (SN 2002), Phan Huỳnh Trọng Phúc (SN 2005), Đặng Hoàng Vũ (SN 2006, ngụ Nhà Bè, quận 7, TP Hồ Chí Minh) và Nguyễn Văn Dũng (SN 2001, quê Hải Phòng).
4 đối tượng xăm trổ khắp người.
Tuổi đời của 4 đối tượng còn khá trẻ nhưng gây ra hàng loạt vụ cướp táo tợn.
Theo đó, vào sáng cùng ngày, Công an huyện Bến Lức kết hợp với Công an các xã, thị trấn tổ chức tuần tra, mật phục phòng chống tội phạm trên tuyến Quốc lộ 1.
Đến khoảng 6h, tổ công tác gồm Đội dân phòng liên xã huyện Bến Lức, Công an xã Phước Lợi và Cảnh sát hình sự huyện phát hiện 4 đối tượng đi trên 2 xe gắn máy có biểu hiện nghi vấn nên tổ chức đeo bám.
Khi đến KP4, thị trấn Bến Lức, 4 đối tượng áp sát xe chị V.T.B.N. (SN 1986, quê Long An) giật sợi dây chuyền vàng chị N. đeo trên cổ rồi tăng ga bỏ chạy, tổ công tác lập tức truy đuổi.
Phương tiện các đối tượng sử dụng trong các vụ cướp.
Khi đến ngã ba Gò Đen tổ công tác áp sát khống chế toàn bộ 4 đối tượng đưa về trụ sở. Tại đây 4 đối tượng còn khá trẻ nhưng trên người chi chít hình xăm. Cả 4 khai nhận từ TP Hồ Chí Minh lên Long An tìm "con mồi" cướp tài sản bán chia nhau tiền tiêu xài. Trong 4 đối tượng thì Phát và Phúc còn thực hiện 2 vụ cướp giật dây chuyền khác tại 2 huyện Cần Đước và Cần Giuộc.
Công an huyện Bến Lức, lập biên bản tạm giữ 4 đối tượng và tang vật
Thợ xây nhà giữ lại bộ chìa khóa để quay lại ăn trộm Nhận trình báo về vụ trộm, Công an huyện Bến Lức theo dấu đối tượng qua các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang bắt giữ di lý về xử lý. Ngày 3/11, Thượng tá Trương Nhật Minh, Trưởng Công an huyện Bến Lức, tỉnh Long An cho biết đơn vị đang tạm giữ Đỗ Minh Phụng (SN 1987, quê Hậu...