Bị trừng phạt nặng nề, Kim Jong-un cố kiếm tiền bằng cách này
Triều Tiên đã mất đi ít nhất 1 tỉ USD nguồn thu hàng năm ngay sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí biểu quyết thông qua một nghị quyết trừng phạt mới nhắm vào nước này. Để bù đắp, Triều Tiên nỗ lực thúc đẩy du lịch để kiếm tiền.
Triều Tiên đang nỗ lực thúc đẩy du lịch để kiếm tiền trong bối cảnh tài chính eo hẹp.
Triều Tiên vừa thông báo kế hoạch mới để củng cố du lịch sau khi Liên Hợp Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới khiến nước này mất đi ít nhất 1 tỉ USD nguồn thu hàng năm.
Là một phần trong nỗ lực hút khách du lịch, truyền thông Triều Tiên cho biết, họ hy vọng núi Kumgang sẽ được UNESCO chỉ định là khu bảo tồn sinh quyển. Đơn đề nghị của Triều Tiên, đang được xem xét ở giai đoạn cuối. Nếu được chấp thuận, núi Kumgang sẽ đủ điều kiện để nhận được tài trợ từ các quỹ của Liên Hợp Quốc để phát triển du lịch sinh thái.
Triều Tiên cũng sẽ được tài trợ để duy trì môi trường địa phương và hạn chế lượng khí thải carbon trong khu vực.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang nỗ lực để phát triển một mô hình du lịch sinh thái mới và áp dụng nó vào thực tiễn”, truyền thông Triều Tiên nhấn mạnh.
Những năm gần đây, Triều Tiên đã đẩy mạnh phát triển du lịch để thu ngoại tệ. Mới đây, chính quyền Kim Jong-un tuyên bố mở rộng cửa chào đón công dân Mỹ sang Triều Tiên du lịch sau khi Washington cấm công dân tới “đất nước bí ẩn” này.
Quang cảnh hoang sơ ở núi Kumgang
Núi Kumgang có ý nghĩa văn hóa lịch sử quan trọng đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, địa điểm này từng xảy ra vụ giết hại một du khách Hàn Quốc năm 2008.
Việc công nhận núi Kumgang là khu bảo tồn sinh quyển sẽ do Liên Hợp Quốc, cơ quan quản lý của UNESCO đưa ra quyết định cuối cùng.
Đây là động thái mới nhất trong một loạt các nỗ lực của chế độ Kim Jong-un để quảng bá du lịch. Năm ngoái, Triều Tiên đã mời công dân người Anh Louis Cole đến Triều Tiên để quảng cáo các bãi biển và văn hoá lướt sóng ở đây.
Theo Danviet
Trump nói Triều Tiên là 'mối đe dọa ngày càng trực tiếp' đến thế giới
Tổng thống Mỹ và Hàn Quốc điện đàm về Triều Tiên, nói Bình Nhưỡng đang tạo ra mối đe dọa ngày càng trực tiếp với gần như toàn thế giới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Yonhap.
Trong cuộc điện đàm ngày 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in hoan nghênh Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết trừng phạt mới với Triều Tiên, Reuters dẫn thông báo từ Nhà Trắng cho biết.
"Hai nhà lãnh đạo khẳng định Triều Tiên tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng và ngày càng trực tiếp đến Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và gần như tất cả các quốc gia trên thế giới", theo Nhà Trắng. "Hai lãnh đạo cam kết thực thi đầy đủ các nghị quyết liên quan và kêu gọi cộng đồng quốc tế làm tương tự".
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5/8 thông qua dự thảo trừng phạt Triều Tiên, do Mỹ soạn thảo, có thể giảm một phần ba nguồn thu 3 tỷ USD mỗi năm từ xuất khẩu của Triều Tiên.
Lệnh trừng phạt cấm Triều Tiên xuất khẩu than, sắt, quặng sắt, chì, quặng chì và hải sản, cấm các nước tiếp nhận thêm lao động Triều Tiên, lập liên doanh mới với Triều Tiên và cấm các liên doanh hiện có đầu tư mới. Lệnh trừng phạt này là biện pháp đáp trả Triều Tiên hai lần thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong tháng 7.
Washington từng dọa sẽ gây áp lực thương mại với Bắc Kinh và áp lệnh trừng phạt với các công ty Trung Quốc làm ăn với Triều Tiên. Tổng thống Trump tuần trước đã ký lệnh thông qua dự luật trừng phạt Triều Tiên do quốc hội trình.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua nói Liên Hợp Quốc trừng phạt Triều Tiên là phản ứng phù hợp nhưng đối thoại mới là yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề Triều Tiên, vốn phức tạp, nhạy cảm và đang ở "thời điểm quan trọng".
Triều Tiên bị Liên Hợp Quốc trừng phạt từ năm 2006, khi nước này thử hạt nhân lần đầu.
Như Tâm
Theo VNE
Trump hoan nghênh Nga, Trung ủng hộ trừng phạt Triều Tiên Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh Liên Hợp Quốc thông qua lệnh trừng phạt Triều Tiên, với sự ủng hộ của Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gồm 15 thành viên hôm 5/8 nhất trí thông qua nghị quyết 2371 nhằm phản ứng với hai vụ thử tên lửa đạn đạo...