Bị TQ nêu đích danh vì bán vũ khí cho Đài Loan, công ty Mỹ “kêu trời”
Công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ Honeywell nói “họ không hiểu vì sao” lại nằm trong danh sách cấm vận của Trung Quốc, liên quan đến việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.
Xe tăng M1A2T Abrams của Mỹ.
Theo SCMP, hai kênh truyền thông của nhà nước Trung Quốc là Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc và truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đồng loạt đăng tải bản tin, nêu đích danh các công ty Mỹ bao gồm Honeywell, tập đoàn Oshkosh, General Dynamics và công ty con hàng không vũ trụ Gulfstream, vì liên quan đến thỏa thuận bán xe tăng, tên lửa của Mỹ cho Đài Loan.
“Thỏa thuận bán vũ khí là điều không khôn ngoan. Các công ty Mỹ bán được vũ khí cho Đài Loan, nhưng họ sẽ mất thị trường Trung Quốc. Những sản phẩm dân sự mà họ kinh doanh ở Trung Quốc sẽ bị tẩy chay”, bản tin viết.
“Đừng bao giờ đánh giá thấp chính phủ Trung Quốc và người dân nước này. Đừng bao giờ đánh giá thấp Trung Quốc với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới”, bài viết nhấn mạnh.
Trong một tuyên bố gửi đến SCMP, công ty Honeywell có trụ sở ở Mỹ “nói Trung Quốc không có lý do gì để cấm vận tập đoàn”, vì Honeywell chỉ “cung cấp các thiết bị và phụ kiện, không rõ chúng sẽ được dùng cho vũ khí gì, đơn hàng như thế nào”.
Honeywell nhấn mạnh thỏa thuận bán vũ khí cho Đài Loan là ở cấp chính phủ, công ty không có quyền lên tiếng và cũng không làm ăn trực tiếp với Đài Loan.
Video đang HOT
Nhiều công ty vũ khí Mỹ bán trang thiết bị dân sự ở Trung Quốc.
Tuần trước, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, Mỹ đã thông qua thỏa thuận bán vũ khí trị giá 2,2 tỉ USD cho Đài Loan, bao gồm 108 xe tăng M1A2T Abrams và 250 tên lửa Stinger.
Theo SCMP, Honeywell cung cấp các vật liệu vũ khí chủ chốt cho xe tăng Abrams trong khi tập đoàn Oshkosh chế tạo vũ khí hạng nặng cho xe vận tải.
Công ty hàng không vũ trụ Gulfstream cũng bị nêu tên, trong khi Trung Quốc chiếm một phần ba thị phần của công ty này. Sản phẩm của Oshkosh hiện xuất hiện ở hơn 60 sân bay Trung Quốc.
Gã khổng lồ vũ khí Raytheon của Mỹ, công ty bán tên lửa Stinger cho Đài Loan, không được các kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc nêu tên.
Tất cả các công ty vũ khí Mỹ trên đều muốn mở rộng hoạt động ở thị trường Trung Quốc trong những năm qua.
Năm 2003, Honeywell chuyển trụ sở khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ Singapore sang Thượng Hải. Năm 2017, công ty này trả 100 triệu USD để mua đứt quyền sử dụng đất tại trụ sở.
Trong khi đó, Oshkosh cũng mở văn phòng ở Thượng Hải và cơ sở sản xuất ở Tianjin vào năm 2008. Gulfstream đánh giá Trung Quốc là thị trường tiềm năng, bởi giới siêu giàu ở quốc gia này bắt đầu tính tới việc mua máy bay cá nhân.
Theo Danviet
TQ nhận ra điều gì từ thương vụ Mỹ bán vũ khí 2,2 tỉ USD cho Đài Loan?
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định cam kết đảm bảo an ninh và cải thiện năng lực phòng vệ cho Đài Loan bằng hợp đồng mua bán vũ khí trị giá 2,2 tỉ USD, bất chấp sự tức giận của Trung Quốc.
Ông Trump đã thể hiện rõ lập trường của Mỹ về vấn đề Đài Loan.
Tờ SCMP của Hong Kong mới đây đã đăng tải bài phân tích của tác giả Drew Thompson, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, chịu trách nhiệm các vấn đề song phương với Trung Quốc, Đài Loan và Mông Cổ về thỏa thuận vũ khí trị giá 2,2 tỉ USD của Mỹ với Đài Loan. Thompson hiện là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Singapore.
Thompson nhắc lại vấn đề chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo với quốc hội về việc bán vũ khí cho Đài Loan, bao gồm 108 xe tăng M1A2T và 250 tên lửa vác vai Stinger.
Trung Quốc như thường lệ bày tỏ sự phẫn nộ, yêu cầu Mỹ hủy ngay thỏa thuận này. Tác giả Thompson nhấn mạnh, thỏa thuận thể hiện sự cam kết của Mỹ với Đài Loan và chiến lược ở châu Á Thái Bình Dương, chứ không phải hợp đồng vì lợi nhuận đơn thuần.
Đài Loan từ lâu đã mong muốn sở hữu xe tăng mới và nâng cao khả năng phòng không. Trung Quốc những năm qua không ngừng hiện đại quá quân đội, chế tạo hàng loạt tàu chiến, tàu đổ bộ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi đầu năm cũng tuyên bố sớm muộn sẽ thu hồi Đài Loan, dù là phải dùng đến vũ lực.
Sự bổ sung của quân đội Trung Quốc, với hàng loạt tàu chiến, tàu đổ bộ, trực thăng tấn công, tên lửa tầm xa phần nào cho thấy mục tiêu Đài Loan mà Bắc Kinh nhắm tới, theo tác giả Thompson.
Để đối phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng này, Đài Loan cần đến lực lượng đồng đều, bao gồm cả bộ binh.
Xe tăng M1 Abrams và tên lửa Stingers mà Đài Loan mua của Mỹ hoàn toàn phù hợp với chiến lược "phòng thủ toàn diện". Các vũ khí này sẽ giúp hòn đảo hoàn thiện năng lực tác chiến, dựa vào yếu tố lợi thế là địa hình.
Mỹ luôn cam kết đảm bảo an ninh cho Đài Loan, thông qua các đơn hàng bán vũ khí.
Tác giả Thompson bác bỏ quan điểm cho rằng thỏa thuận đơn giản chỉ tạo ra lợi nhuận và việc làm cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Những vũ khí trên chỉ đóng vai trò phòng thủ, rõ ràng không làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực.
Điều quan trọng nhất là Mỹ đã thể hiện sự răn đe bằng cách cam kết hỗ trợ Đài Loan và ủng hộ cho giải pháp hòa bình bên bờ eo biển. Các đồng minh của Mỹ trong khu vực cũng nhận ra lập trường của Mỹ trong các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.
Theo tác giả Thompson, sự cương quyết của Mỹ đang khiến Trung Quốc cảm thấy bị đẩy vào thế phải tìm cách giải quyết bất đồng trong thương mại càng sớm càng tốt.
Nhưng mặt khác, Trung Quốc cũng nhận ra rằng không thể dùng quân bài đàm phán thương mại để mặc cả với Mỹ về vấn đề Đài Loan.
Cuối cùng, tác giả Thompson nhấn mạnh rằng thỏa thuận bán vũ khí cho Đài Loan đã khẳng định mong muốn của Mỹ về một nền hòa bình và thịnh vượng ở châu Á-Thái Bình Dương. "Mỹ có lợi ích mật thiết với việc đảm bảo trật tự quốc tế, bao gồm sự thịnh vượng, mạnh mẽ và dân chủ ở Đài Loan", báo cáo của Lầu Năm Góc về chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương, viết.
Theo Danviet
Mỹ bán 2 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan khi chiến tranh thương mại Mỹ Trung căng thẳng Lân đâu tiên Mỹ sẽ bán xe tăng M1A2, loại xe tăng chiến đấu chủ lực thông dụng nhất trong quân đội Mỹ, cho Đài Loan. Ảnh: Bloomberg Lầu Năm góc và Bộ Ngoại giao Mỹ đã chính thức thông báo với Quốc hội Mỹ về khả năng sẽ có một thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD trong đó lần đầu tiên...