Bị Tổng thống Poroshenko cáo buộc chiếm giữ Biển Azov, Nga phản pháo
Nghị sỹ Hạ viện Nga Viktor Vodolatsky lên tiếng đáp trả mạnh mẽ cáo buộc của Tổng thống Ukraine ngày 26/9 rằng Nga chiếm giữ Biển Azov, đồng thời đề nghị ông Poroshenko cân nhắc kỹ trước khi phát biểu để tránh những xung đột và tổn thất cho Ukraine.
Phát biểu trên truyền thông ngày 27/9, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma quốc gia Nga, ông Viktor Vodolatsky cho biết, phát biểu của Tổng thống Poroshenko tại phiên họp của Đại Hội đồng LHQ về việc Nga đang cố gắng chiếm giữ biển Azov là cáo buộc phi lý, hoàn toàn không có cơ sở.
“Ông Poroshenko luôn rêu rao trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc rằng ông muốn thay đổi tình hình theo hướng tích cực hơn, nhưng những hành động của ông lại hoàn toàn trái ngược với lời nói. Châu Âu nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung đều hiểu rõ, rằng ông Poroshenko đã tự mình khởi động một cơ chế tự hủy diệt cho chính Ukraine, khi ông không ngừng nói về Biển Azov và rằng vùng biển này bị người Nga “xâm chiếm”. Chúng tôi chỉ bảo vệ vùng biển của mình, bao gồm cả Crưm!”, nghị sỹ Vodolatsky khẳng định.
Tổng thống Poroshenko cáo buộc Nga đang cố gắng “chiếm giữ” vùng biển Azov và kêu gọi trừng phạt Matxcơva. (Ảnh: Reuters)
Ông Vodolatsky cũng nhấn mạnh, các quốc gia châu Âu đã nhận thức được việc áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga là hoàn toàn vô nghĩa.
Video đang HOT
“Đến nay, các biện pháp trừng phạt của EU đã gây tổn thất cho chính họ gấp 10 lần những gì Nga phải lãnh nhận”, nghị sỹ Nga chia sẻ.
Trước tuyên bố của Tổng thống Poroshenko rằng nền kinh tế Ukraine đang phát triển vượt bậc, có mức độ tăng trưởng cao nhất trong số các nước đang phát triển, nghị sỹ Nga nhấn mạnh: “Khi 72% dân số còn ở dưới chuẩn nghèo, không thể có bất kỳ phát biểu nào về tốc độ tăng trưởng”.
“Ông Poroshenko phát biểu tại hội trường nơi một nửa số ghế bị bỏ trống, rằng tất cả mọi người đều biết thực trạng ở Ukraine hiện nay, rằng Ukraine không trả được các khoản vay từ Quỹ Tiền tệ quốc tế. Sự trì trệ của nền kinh tế Ukraine đang ở mức đỉnh điểm”, ông Vodolatsky kết luận.
Trước đó, trong bài phát biểu tại phiên họp của Đại Hội đồng LHQ tổ chức tại New York, Mỹ ngày 26/9, Tổng thống Poroshenko không ngừng cáo buộc Nga đang cố gắng chiếm giữ vùng biển Azov và kêu gọi các nước thành viên LHQ trừng phạt Matxcơva.
(Nguồn: RT)
CẨM MY
Theo VTC
Mục đích xây dựng căn cứ quân sự trên Biển Azov của Ukraine
Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Hải quân Ukraine phụ trách vấn đề hội nhập Euro-Atlantic cho biết, mục đích xây dựng căn cứ quân sự ven biển Azov nhằm tạo thế phòng thủ trước "những mối đe dọa từ Nga".
"Nhiệm vụ chính của căn cứ sẽ là bảo vệ các cảng biển Azov và đảm bảo sự an toàn hàng hải nhằm chống lại các hoạt động quân sự sử dụng bom mìn của Nga. Đây là mục đích chính thiết lập căn cứ quân sự trên Biển Azov của hải quân Ukraine", ông Andrei Ryzhenko, Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Hải quân Ukraine phụ trách vấn đề hội nhập Euro-Atlantic trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Hromadske ngày 27/9 cho biết.
Ukraine xây dựng căn cứ quân sự trên biển Azov để phòng thủ trước những mối đe dọa từ Nga. (Ảnh minh họa: AP)
Ngày 20/7, cựu Tư lệnh Hải quân Ukraine, Phó Đô đốc Sergei Gaiduk đề nghị triển khai các hoạt động quân sự tại vùng Biển Azov. Theo ông, việc thiết lập "hàng rào chất nổ và không thể cắt đứt" dọc theo Biển Azov là vô cùng cấp thiết, nhằm chặn đứng thiệt hại do hoạt động của tàu chiến Nga gây ra cho quốc gia này, đồng thời tránh khỏi nguy cơ quân đội Nga đổ bộ tấn công.
Ngày 24/9, Tổng Tham Mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine đã phê duyệt kế hoạch tạo ra các căn cứ hải quân trên Biển Azov. Sự căng thẳng giữa Kiev và Matxcova ngày càng leo thang từ sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2014 với việc Bán đảo Crưm được sáp nhập, trở thành một phần lãnh thổ Nga. Cuộc xung đột trên biển Azov ngày càng trở nên gay gắt sau khi Hải quân Ukraine bắt giữ tàu đánh cá Nord của Nga cuối tháng 3/2018 và tàu chở dầu Mechanic Pogodin ngày 10/8.
Đáp trả những hành động của Ukraine, từ đầu năm 2018 Hải quân Nga đã bắt giữ hàng trăm tàu thương mại của Ukraine tại vùng biển này, âm thầm siết chặt tuyến đường tới hai cảng biển lớn của Ukraine là Berdyansk và Mariupol sau khi xây dựng cây cầu Crưm bắc ngang qua eo biển Kerch, nối liền Bán đảo Crưm với lãnh thổ Nga.
Phát biểu ngày 17/9, Trung tướng Ukraine Vasily Bogdan khẳng định, việc Ukraine thành lập căn cứ hải quân và trang bị cho các đơn vị quốc phòng trên Biển Azov sẽ gây áp lực lên Nga, khiến Nga phải nhượng bộ, bao gồm cả vấn đề Crưm.
(Nguồn: Lenta)
CẨM MY
Theo VTC
Ukraine tự dâng Biển Azov cho riêng Nga? Theo truyền thông Nga, việc Ukraine rút khỏi thỏa thuận với Nga tại Biển Azov có thể khiến Kiev không thể mời tàu phương Tây vào vùng biển này. Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga, ông Pavel Klimkin, việc Ukraine rút khỏi thỏa thuận với Nga về Biển Azov sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển của tàu thuyền...