Bị Tổng thống Philippines chỉ trích hành vi vô pháp ở Biển Đông, Trung Quốc phản ứng thế nào?
Ngày 16/8 Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố “có quyền phản ứng với các tàu và máy bay nước ngoài đến gần các hòn đảo” nhằm phản ứng lại những chỉ trích của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về hành vi vô pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Theo Reuters, trong bài phát biểu ngày 14/8, trước nhiều quan chức ngoại giao bao gồm đại sứ Mỹ, Tổng thống Philippines Duterte nói Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với vùng không phận phía trên các đảo mới bồi đắp và vùng biển xung quanh trên Biển Đông là sai trái. Ông cũng cho rằng yêu cầu của Bắc Kinh buộc các bên phải rời khỏi khu vực này có thể trở thành tác nhân “châm ngòi xung đột”.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: Reuters)
Trong một tuyên bố gửi Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các vùng biển và vùng trời nước này tuyên bố chủ quyền là lãnh thổ cố hữu, đồng thời khẳng định Trung Quốc vẫn luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải và các chuyến bay của các nước tại Biển Đông theo luật pháp quốc tế.
“Nhưng Trung Quốc có quyền thực hiện các bước cần thiết để đáp trả máy bay và các tàu nước ngoài cố ý đến gần hoặc xâm nhập vùng trời và vùng biển gần các đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, đáp trả các hành động khiêu khích đe dọa đến an toàn của người Trung Quốc”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Theo SCMP, phát biểu của ông Duterte là lần hiếm hoi ông công khai chỉ trích Trung Quốc, trong khi trước đó ông từ chối phản đối Bắc Kinh, vì muốn phát triển mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai bên.
Video đang HOT
Tổng thống Philippines kêu gọi Trung Quốc sẽ kiềm chế hành động của mình, cảnh báo rằng động thái này nếu tiếp diễn có khả năng sẽ dẫn tới xung đột.
“Họ phải suy nghĩ lại về điều đó, vì tuyên bố vô lý này sẽ là tác nhân gây xung đột một ngày nào đó” – ông Duterte nói về động thái tuyên bố chủ quyền không phận của Trung Quốc trên Biển Đông.
“Anh không thể tạo ra một hòn đảo nhân tạo trên vùng biển quốc tế, vậy mà anh lại nói không phận phía trên các đảo nhân tạo đó là của anh. Điều đó là hoàn toàn sai lầm, vùng biển này là vùng biển quốc tế.” – ông Duterte nói.
Ông nói thêm rằng quyền tự do hàng hải, tàu thuyền di chuyển cần được đảm bảo và không cần ai cho phép để đi qua một vùng biển mở quốc tế.
Theo Reuters, Trung Quốc trước đó cũng tức giận khi Mỹ cử tàu quân đội và máy bay đến gần các đảo do nước này chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông để thực hiện quyền tự do hàng hải. Trung Quốc cho rằng đây là động thái khiêu khích và nguy hiểm.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Trung Quốc sẽ giăng lưới vệ tinh để theo dõi Biển Đông từ không gian
Các bãi đá và đảo tại Biển Đông sẽ nằm trong tầm quan sát của Trung Quốc từ không gian sau khi nước này phóng hàng loạt vệ tinh vào đầu năm 2019, theo SCMP.
Năm 2019, Trung Quốc sẽ bắt đầu phóng hàng loạt vệ tinh để theo dõi các điều kiện và hoạt động giao thông trên Biển Đông.
Tổng cộng 6 vệ tinh quang học, 2 vệ tinh siêu phổ và 2 vệ tinh radar sẽ lưu trữ dữ liệu quan sát theo thời gian thực hàng ngày tại Biển Đông và giám sát một số khu vực quan trọng vài lần trong ngày như một phần của hệ thống chòm vệ tinh Hải Nam - China News Service ngày 13/8 đưa tin.
Tên lửa Trung Quốc mang theo vệ tinh Queqiao được phóng vào tháng 5, 2018. (Ảnh: Tân Hoa Xã/AP)
SCMP trích dẫn lời của Yang Tianliang, một trong các nhà phát triển dự án, giám đốc Viện tín hiệu từ xa Sanya cho biết: "Mạng lưới này sẽ cho phép các cơ quan chức năng tại Hải Nam đẩy nhanh tốc độ phản ứng trong các trường hợp khẩn cấp, quản lý các hoạt động tại Biển Đông hiệu quả hơn và tăng cường khám phá và phát triển các vùng biển giàu tài nguyên".
Chương trình do Viện khoa học Trung Quốc thực hiện và dự kiến hoàn thành năm 2021. Trong giai đoạn đầu, 3 vệ tinh quang học của chương trình sẽ được phóng trong nửa đầu năm 2019. Hai vệ tinh siêu phổ được phóng trong giai đoạn 2020 và vệ tinh radar được phóng trong giai đoạn thứ ba.
Khi mạng lưới hoàn thành, nó sẽ bao phủ toàn bộ khu vực giữa vĩ tuyến bắc và nam thứ 30, theo ông Yang. "Nó sẽ bao phủ phần lớn khu vực Con đường Tơ lụa hàng hải" - ông này nói.
Đây sẽ là động thái khiêu khích mới nhất của Trung Quốc gây căng thẳng, bất ổn cho khu vực và đe dọa an ninh hàng hải quốc tế, sau khi liên tiếp đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo bồi đắp trái phép trên Biển Đông, bất chấp sự chỉ trích và phản đối của cộng đồng quốc tế.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Liên Triều tiếp tục đàm phán cấp cao lần thứ 4 trong năm nay Liên Triều sẽ tổ chức cuộc gặp cấp cao ngày 13/8 để đánh giá kết quả thực hiện tuyên bố hội nghị 27/4 và chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh tiếp theo giữa hai bên, Bộ thống nhất Hàn Quốc ngày 9/8 cho biết. Cuộc đối thoại cấp cao sẽ được tổ chức ngày 13/8 tại phía Bắc làng đình chiến biên giới...