Bị tóm vì đánh cá trái phép,TQ ‘gậy ông đập lưng ông’
Trong khi Trung Quốc ngang ngược đuổi bắn tàu cá của các nước trong biển Đông trong đó có Việt Nam thì nước này cũng đang chịu cảnh “ gậy ông đập lưng ông” trên vùng biển khác.
TTXVN dẫn nguồn tin từ các quan chức quản lý nghề cá và nuôi trồng thủy sản Argentina cho biết, các tàu Trung Quốc bị phạt mang số hiệu Lu Rong Yu 6177, Lu Rong Yu 6178 và Fu Yuan Yu 873, với mức phạt đối với mỗi tàu là 5,5 triệu peso (trên 1 triệu USD).
Hai con tàu nói trên bị tàu tuần duyên Argentina phát hiện tháng 12 năm ngoái tại vùng biển thuộc tỉnh Chubut. Khi bị phát hiện, hai tàu đã bỏ chạy, buộc các nhà chức trách phải bắn cảnh cáo.
Vào thời điểm bị bắt giữ, dưới hầm chứa hàng của 2 chiếc tàu có khoảng 10 tấn mực đông lạnh và cá tươi.
Hai chiếc tàu trên đã được tàu tuần tra Argentina áp tải vào cảng Comodoro Rivadavia để các nhà chức trách tư pháp điều tra vi phạm luật đánh bắt cá của Argentina. Cho đến nay chủ hai chiếc tàu này vẫn từ chối nộp tiền phạt. Tuy nhiên, nếu tiếp tục không thanh toán tiền phạt, chính phủ Argentina sẽ đưa ra các biện pháp pháp lý cần thiết. Trong khi đó, tàu Fu Yuan Yu 873 bị bắt hôm 17/6 và hiện đang thả neo tại cảng Madryn. Thông báo phạt đã được gửi tới chủ tàu đầu tuần này.
Tàu Trung Quốc đang bị bắt giữ
Video đang HOT
Trên khu vực biển Đông, Trung Quốc liên tiếp có những hành động hết sức ngang ngược khi xua đuổi, thậm chí đe dọa, phá hoại các tàu cá của nước láng giềng bất chấp họ đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của nước mình.
Mới đây nhất, trong lúc tham gia đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá QNg 96787 TS, do ngư dân Võ Minh Vương (38 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, H.Lý Sơn, Quảng Ngãi) là chủ kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 15 lao động và tàu cá QNg 90153 TS, do ngư dân Mai Văn Cường (40 tuổi, ở cùng địa chỉ) làm thuyền trưởng đã bị tàu kiểm ngư Trung Quốc truy đuổi, phá và tịch thu toàn bộ tài sản. Theo thuyền trưởng Mai Văn Cường, khoảng 9h, khi các lao động đang khai thác hải sản tại Hoàng Sa thì tàu kiểm ngư 306 của Trung Quốc xuất hiện, thấy tình hình không ổn nên vội cho tàu tăng tốc.
Tuy nhiên, theo anh Cường, đi được vài hải lý tàu cá đột ngột tắt máy và bị tàu Trung Quốc đuổi kịp. Họ lên tàu đập phá tài sản, đánh đập ngư dân bằng rùi cui; chặt phá toàn bộ dây hơi, dây neo và lục soát lấy đi toàn bộ máy định vị, máy dò, và hệ thống Icom cùng trên 3 tấn cá, thiệt hại trên 200 triệu đồng.
Trước đó, rất nhiều lần Trung Quốc đã bắt ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu nộp phạt một cách phi lý. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải nhiều lần bày tỏ rõ lập trường của mình với Trung Quốc trước những yêu cầu vô lý và ngạo ngược của họ.
Tháng 5 vừa qua, tàu Ngư chính 45001 của Trung Quốc cũng bắn vòi rồng vào một tàu được mô tả là tàu nước ngoài song không nói rõ thời điểm xảy ra vụ việc và chiếc tàu cá bị xua đuổi là của nước nào.
Trung Quốc liên tục có các hành động xua đuổi và bắn trả các tàu của Philippines quanh bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham trên Biển Đông. Ở vùng biển Hoa Đông cũng tương tự, tàu Trung Quốc liên tục quấy rối xua đuổi tàu của Nhật Bản.
Mặc dù khiến ngư dân của các nước quanh khu vực phẫn nộ, Trung Quốc vẫn cho rằng đó là bảo vệ tài sản thiên thiên của nhà mình khi cố gắng thực hiện cái gọi là chủ quyền Trung Hoa mới. Tuy nhiên, các hành động ngang ngược trên cũng không thể nào giúp Trung Quốc an toàn trên các vùng biển khác. Trung Quốc đang cậy gần nhà và bị chính chiêu gậy ông đập lưng ông giã lại.
Theo Phunutoday)
Trung Quốc ngừng đánh cá ở phía đông Triều Tiên
Trung Quốc vừa ban hành lệnh cấm các tàu cá nước này đánh bắt ở vùng biển ngoài khơi bờ đông của Triều Tiên, do tranh cãi về cung ứng nhiên liệu giữa hai nước đồng minh.
Các tàu cá Trung Quốc. Ảnh: AFP
Triều Tiên tháng trước ra quy định rằng, các tàu Trung Quốc hoạt động hợp pháp trong vùng biển trên phải mua nhiên liệu từ các nhà cung cấp của Bình Nhưỡng, thay vì tự thu mua ở các nguồn khác như trước đây.
"Các chủ tàu cá và các công ty của chúng tôi tin rằng, quyết định này của Triều Tiên sẽ gây ảnh hưởng đến an toàn và hoạt động đánh bắt cá, tạo ra những mối rủi ro và nguy hiểm", Reuters dẫn thông báo của chính phủ Trung Quốc trên trang web của mình, trích lời của Bộ Nông nghiệp.
Vùng biển phía đông Triều Tiên cũng là địa điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ do "tình hình phức tạp và biến động trên bán đảo Triều Tiên" và do nằm lân cận Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc, chính phủ Trung Quốc nói thêm.
"Nhiều tàu cá của chúng tôi đang hoạt động trong vùng biển Triều Tiên và nếu không được quản lý hay tổ chức tốt, những sự cố ngoại giao rất dễ xảy ra", chính phủ Trung Quốc giải thích.
Thông báo trên không đề cập gì đến các tàu cá Trung Quốc đang hoạt động gần bờ phía tây của Triều Tiên.
Hồi tháng 5, một tàu cá của Trung Quốc bị bắt ở ngoài khơi bờ biển phía tây Triều Tiên, khiến Bắc Kinh tức giận. Tàu cá này chỉ được phóng thích sau đó hai tuần, dưới sự can thiệp của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc gần đây xấu đi, dù Bắc Kinh vốn là đồng minh chính trị và kinh tế quan trọng bậc nhất của Bình Nhưỡng.
Một số ngân hàng Trung Quốc đã đóng băng tài khoản ngoại hối chính của Triều Tiên để bày tỏ sự thất vọng trước việc nước này tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, bất chấp sự trừng phạt từ Liên Hợp Quốc.
Theo VNE
Hỗ trợ kịp thời tàu bị mắc cạn gần quần đảo Trường Sa Nhận được thông tin khoảng 2 giờ sáng 15-5, tàu PY 90232 TS cùng 6 ngư dân bị mắc cạn tại bãi đá ngầm trong khu vực quần đảo Trường Sa, hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam đã thông báo tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương. Đồng thời, Hệ thống Đài này đã...