Bị tòa xử chung thân, nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp kêu oan
Trong vụ án hoán đổi nhà đất 57 Cao Thắng lấy nhà đất 185 Hai Bà Trưng, nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp liên tục kêu oan, còn cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài xin miễn trách nhiệm hình sự.
Dự kiến hôm nay (23-6), TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên phúc thẩm xem xét kháng cáo của 4/10 bị cáo và người liên quan vụ hoán đổi nhà đất 57 Cao Thắng lấy nhà đất 185 Hai Bà Trưng. Phiên xử dự kiến kéo dài đến ngày 27-6.
Thực hiện hành vi rất tinh vi
Sau bản án sơ thẩm, nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp (73 tuổi, giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương) kháng cáo kêu oan. Bị cáo Nguyễn Thành Tài (cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM) kháng cáo xin miễn trách nhiệm hình sự.
Ông Nguyễn Thành Tài và bà Dương Thị Bạch Diệp. Ảnh: TRƯỜNG GIANG
Bị cáo Nguyễn Thanh Nhàn (cựu phó giám đốc Sở TN&MT) và bị cáo Nguyễn Thành Rum (cựu giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Người liên quan, Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm đối với phần liên quan đến công ty này. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) kháng cáo đề nghị sửa án liên quan đến tài sản 185 Hai Bà Trưng. Sacombank không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm tuyên thu hồi tài sản giao lại cho Trung tâm ca nhạc nhẹ TP.HCM quản lý, sử dụng.
Tháng 11-2021, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã bác việc kêu oan của bà Diệp và tuyên phạt bị cáo này mức án tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Nguyễn Thành Tài bị tòa tuyên phạt năm năm tù, bị cáo Nhàn bốn năm sáu tháng tù và bị cáo Rum bốn năm tù cùng về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
HĐXX cho rằng quá trình điều tra và xét xử, bị cáo Diệp không thừa nhận hành vi phạm tội. Tuy nhiên, đủ cơ sở xác định bị cáo đã lợi dụng các mối quan hệ để đề xuất hoán đổi tài sản số 57 Cao Thắng với tài sản số 185 Hai Bà Trưng.
HĐXX xác định quá trình hoán đổi các bị cáo thực hiện hành vi rất tinh vi, không cung cấp giấy tờ gốc của tài sản cho các cơ quan chức năng, khiến UBND TP.HCM không thể thu hồi tài sản 185 Hai Bà Trưng. Hành vi của bị cáo là hết sức nguy hiểm, gây mất niềm tin của người dân đối với cơ quan chức năng nên phải có mức án nghiêm khắc để răn đe.
Video đang HOT
Sau khi đối chiếu với các quy định của pháp luật, UBND TP.HCM từ chối đề xuất của bà Diệp. Tuy nhiên, thấy phương án hoán đổi này có lợi cho TP, bị cáo Tài dù không thuộc lĩnh vực phụ trách vẫn xin ý kiến chủ tịch.
Khi được đồng ý, ông Tài đã ký văn bản gửi các đơn vị liên quan thực hiện việc hoán đổi. Bị cáo Tài đã tin tưởng cấp dưới, thiếu kiểm tra, không biết rõ tính pháp lý của tài sản 57 Cao Thắng đang bị thế chấp tại Ngân hàng Agribank.
Dùng tài sản đang thế chấp để hoán đổi
Tòa sơ thẩm cho rằng đã đủ cơ sở kết luận tài sản 57 Cao Thắng đã được Công ty Diệp Bạch Dương đem thế chấp tại Ngân hàng Agribank TP.HCM từ năm 2008 đến nay chưa được giải chấp. Tuy nhiên, năm 2010, bị cáo Diệp vẫn thực hiện xin hoán đổi tài sản này để lấy tài sản 185 Hai Bà Trưng.
Sau khi có tài sản 185 Hai Bà Trưng, bị cáo Diệp không đưa vào thay thế tài sản thế chấp tại Ngân hàng Agribank như thỏa thuận với ngân hàng, tiếp tục dùng tài sản này thế chấp vay 160 tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam (nay là Sacombank). Hậu quả đến nay, giấy chủ quyền tài sản 57 Cao Thắng vẫn đang làm tài sản đảm bảo khoản vay tại Ngân hàng Agribank, Nhà nước mất quyền kiểm soát tài sản 185 Hai Bà Trưng, thiệt hại hơn 186 tỉ đồng.
Từ đó, HĐXX tuyên thu hồi nhà, đất 185 Hai Bà Trưng trả lại cho Trung tâm Ca nhạc nhẹ, yêu cầu UBND TP.HCM xác lập lại quyền sở hữu nhà nước đối với tài sản này. Như vậy, thiệt hại của vụ án xem như đã được khắc phục, các bị cáo không phải bồi thường.
Do việc hoán đổi tài sản là trái với quy định của pháp luật nên hủy bỏ các quyết định xác lập sở hữu nhà nước đối với tài sản 57 Cao Thắng, hoàn trả cho Công ty Diệp Bạch Dương để giải quyết quan hệ thế chấp với Ngân hàng Agribank. Đối với các quan hệ tranh chấp dân sự khác, tòa tách ra cho các bên giải quyết khi có yêu cầu.
Đáng chú ý, trong phiên sơ thẩm, bà Diệp đã cung cấp cho tòa 18 trang tài liệu và cho rằng đây là chứng cứ chứng minh ngân hàng đã cấu kết với kế toán công ty của bà để làm giả hợp đồng. “Người ta có hơn 5.000 bút lục để bắt tôi nhưng tôi chỉ có 18 trang tài liệu trên tay” – nữ bị cáo nói.
Cuối tháng 3-2021, phiên tranh luận trở nên căng thẳng khi nhiều tài liệu, tình tiết mới xuất hiện. HĐXX sau khi đánh giá lại toàn bộ các tài liệu, chứng cứ mà các bên cung cấp, quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung tám vấn đề. Tuy nhiên, VKS cho rằng các nội dung trả hồ sơ điều tra bổ sung đều không có căn cứ, không phải là tình tiết mới phát sinh tại tòa. Sau đó, tòa sơ thẩm đã đi đến phán quyết như trên.
Mức án tòa sơ thẩm tuyên
TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Dương Thị Bạch Diệp tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Nguyễn Thành Tài bị phạt năm năm tù; Vy Nhật Tảo (cựu giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM), Nguyễn Thanh Nhàn (cựu phó giám đốc Sở TN&MT) cùng bốn năm sáu tháng tù; Nguyễn Thành Rum (cựu giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM), Đào Anh Kiệt (cựu giám đốc Sở TN&MT) cùng bốn năm tù; Lê Văn Thanh (cựu phó chánh Văn phòng UBND TP.HCM) hai năm sáu tháng tù. Ba bị cáo còn lại bị phạt ba năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Nữ Chủ tịch công ty bật khóc khi tự bào chữa
"Tôi không biết mình có lỗi gì trong việc này. Là doanh nghiệp, tôi có quyền đầu tư, được thuê, giao đất để kinh doanh..." - bà Lê Thị Thanh Thúy - Chủ tịch HĐQT công ty Hoa Tháng Năm - trình bày.
Ngày 30/11, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thành Tài - cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cùng đồng phạm tiếp tục phần tranh luận.
Trong phiên làm việc hôm qua, đại diện Viện kiểm sát đề nghị hội đồng xét xử (HĐXX) bác kháng cáo kêu oan của bà Lê Thị Thanh Thúy - Chủ tịch HĐQT công ty Hoa Tháng Năm, vì cho rằng không có căn cứ; bác đơn xin giảm nhẹ hình phạt của ông Tài và các bị cáo khác.
Hồi tháng 9/2020, Tòa án Nhân dân (TAND) TPHCM xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Tài 8 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Với vai trò đồng phạm, bà Thúy lĩnh 5 năm tù; các bị cáo khác nhận từ 3 đến 5 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Thành Tài tự bào chữa.
Bào chữa cho ông Tài, luật sư Trương Trọng Nghĩa cho rằng thân chủ của mình chỉ thừa kế, thực hiện những chủ trương đã có của lãnh đạo UBND TPHCM. Toàn bộ những chỉ đạo của ông Tài đều căn cứ vào sự phê chuẩn của Chủ tịch UBND TP thời điểm đó. Trong suốt quá trình này, ông Tài đều báo cáo cho Ban chỉ đạo 09 và được đồng thuận.
Luật sư cho rằng công văn giao cho Công ty quản lý kinh doanh nhà làm chủ đầu tư, được huy động vốn bằng liên doanh, liên kết do ông Tài ký thay Chủ tịch, chứ không phải là công văn của ông Tài. Luật sư cho rằng trong vụ án này, tài sản Nhà nước đã được thu hồi nên không có thiệt hại.
Tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Thành Tài khẳng định không có quan hệ tình cảm, không gặp gỡ bàn bạc với bà Thúy. Tất cả những việc làm của ông đều được báo cáo đầy đủ và không hưởng lợi từ vụ việc.
Tới lượt mình bào chữa, bị cáo Thúy đề nghị HĐXX xem xét công bằng, chấp nhận kháng cáo, tuyên bà không phạm tội và hủy quyết định thu hồi số tiền gần 190 tỷ đồng đã góp vốn thực hiện dự án tại 8-12 Lê Duẩn.
Bị cáo Lê Thị Thanh Thúy.
Bản án sơ thẩm xác định, bà Thúy tác động bị cáo Nguyễn Thành Tài để cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM giao và cho thuê khu đất 5.000 m2 số 8-12 Lê Duẩn (quận 1) sai pháp luật.
Sau khi cho bà Thúy góp vốn 30% (190 tỷ đồng) tham gia thực hiện dự án khách sạn 5 sao và trở thành Chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư Lavenue, ông Tài chỉ định áp dụng hai hình thức giao và cho thuê đất cho công ty này, hoàn thành chuyển dịch quyền sở hữu khu nhà đất từ Nhà nước sang tư nhân.
Tòa đã tuyên buộc thu hồi số tiền vốn góp này với lý do đây "là tiền thực hiện hành vi phạm tội".
"Tôi là công dân sống tuân thủ pháp luật. Số tiền tôi góp vốn để đầu tư dự án khách sạn 5 sao là tiền hợp pháp của gia đình. Tòa sơ thẩm tuyên như vậy rất vô lý", bị cáo Thúy trình bày.
Theo bà Thúy, quy trình góp vốn đầu tư vào dự án nếu có sai thì thuộc các cơ quan Nhà nước chứ không phải do mình. Bị cáo không tác động, tạo sức ép gì nên việc tòa sơ thẩm cáo buộc bà có vai trò đồng phạm với ông Tài là không đúng.
"Tôi không biết mình có lỗi gì trong việc này. Là doanh nghiệp, tôi có quyền đầu tư, được thuê, giao đất để kinh doanh. Suốt 10 năm qua, số vốn chúng tôi góp đã nộp cho Nhà nước sử dụng, trong khi dự án chưa thể thực hiện. Vậy ai mới là người hưởng lợi" - bà Thúy khóc khi trình bày.
Luật sư trình bày quan điểm bào chữa cho bị cáo Thúy.
Bào chữa cho bà Thúy, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, cho rằng không có chứng cứ vật chất chứng minh thân chủ thành lập Công ty Hoa Tháng Năm với mục đích giành quyền đầu tư dự án 8-12 Lê Duẩn, là phương thức thực hiện hành vi phạm tội như nhận định của cấp sơ thẩm.
Theo luật sư, cấp sơ thẩm nhận định năng lực tài chính của nhà đầu tư căn cứ vào vốn điều lệ, vốn đã góp, so với tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là không phù hợp với thực tế.
Luật sư bào chữa cho các bị cáo còn lại trong vụ án, trình bày các tình tiết xin giảm nhẹ hình phạt.
Cựu phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài tiếp tục hầu tòa, giao đất vì tình cảm Vừa ra tòa trong vụ việc tiếp tay cho đại gia Dương Thị Bạch Diệp, cựu phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài lại tiếp tục hầu tòa với một "bóng hồng" khác. Ngày 29/11, TAND Cấp cao tại TP.HCM dự kiến mở phiên xét xử phúc thẩm đối với ông Nguyễn Thành Tài (cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM) và bà Lê Thị...