Bị tố thái độ trịch thượng với khách, quán cà phê nổi tiếng Sài Gòn chính thức lên tiếng
Vụ việc về một quán cà phê nổi tiếng Sài Gòn có những khoản thu phí vô lý và thái độ của chủ quán khiến cư dân mạng liên tục xôn xao.
Mới đây, mạng xã hội không ngừng xôn xao câu chuyện một quán cà phê nổi tiếng ở Sài Gòn bị tố về việc thu “khoản phí lên đến 25% nhưng khi khách xin lấy hóa đơn lại không xuất”, kèm theo đó là khẳng định của chủ quán “đừng dạy người xuất phát từ vạch đích cách dùng tiền”. Chính câu khẳng định này (dù chưa rõ thực hư) đã khiến cho cái tên quán bị réo ở khắp nơi. Rất nhanh chóng, nội dung này đã được chia sẻ lại ở rất nhiều hội nhóm, Fanpage và tạo nên làn sóng phản đối dữ dội.
Cụ thể, theo bài đăng này, trong dịp nghỉ lễ 21/4 vừa qua, một vị khách đã tới quán. Khi nhận hóa đơn thanh toán, cô lại tá hỏa vì khoản thu thêm lên đến 25% bao gồm cả phụ phí, phí dịch vụ và phí VAT. Cũng theo lời kể trong bài đăng, khi vị khách này yêu cầu xuất hoá đơn VAT thì phía quán lại giải thích rằng vì là khách lẻ nên không xuất.
Theo hình ảnh quán và hoá đơn được đăng tải, cư dân mạng nhanh chóng tìm ra đây là quán cà phê có tên là Godmother Bake & Brunch.
Bài đăng đang gây xôn xao trên mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình)
Cùng với nội dung bài đăng này, dân mạng cũng lan truyền hình ảnh chụp màn hình một đoạn bình luận được cho là chủ quán, trong đó có câu khẳng định nói rằng “đừng dạy người xuất phát từ vạch đích cách dùng tiền”. Hiện tại, tài khoản Facebook đăng dòng bình luận trên đang trong trạng thái khoá tạm thời.
(Ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, khi liên hệ với đại diện của Godmother, chúng tôi nhận được các thông tin phản hồi hoàn toàn trái ngược với bài đăng trên:
Video đang HOT
- Đại diện quán khẳng định việc từ chối xuất hoá đơn cho khách là thông tin vô căn cứ và sai sự thật. Phía quán vẫn xuất hoá đơn giá trị gia tăng cho khách lẻ nếu khách cung cấp đầy đủ thông tin gồm tên, địa chỉ, mã số thuế của khách hàng.
- Thông tin về một tài khoản Facebook tự nhận là chủ và có phát ngôn “đừng dạy người xuất phát từ vạch đích cách dùng tiền”, vị đại diện khẳng định tài khoản này không thuộc sở hữu của chủ quán và cũng không hề liên quan gì đến quán.
Cùng với đó, đại diện của Godmother có nói rõ hơn về tình huống xảy ra. Cụ thể, trong ngày 21/4, phía quán không thấy nhóm khách hàng phàn nàn gì, sau khi xuất hiện bài đăng đã chủ động liên hệ để giải thích và xin lỗi nhưng chưa nhận được hồi âm.
Giải thích về các phụ thu trong hình ảnh đang được chia sẻ, phía Godmother có nói rằng đây là phí phục vụ và phụ thu phát sinh trong ngày lễ, ngoài ra 10% VAT được thu theo luật. Quán sẽ rút kinh nghiệm ở việc đảm bảo minh bạch, rõ ràng vấn đề này với khách hàng.
Trên Fanpage, quán này cũng đã đăng tải nội dung xin lỗi và giải thích về vụ việc mới xảy ra.
(Ảnh minh hoạ)
Hiện tại vẫn có những luồng ý kiến trái chiều về sự việc trên.
Nguồn: Tổng hợp
Quán cà phê "trả tiền theo sự hài lòng" do người khiếm khuyết phục vụ
Nhắc hai chữ "Sài Gòn", đôi khi người ta sẽ nhớ tới những xô bồ, ồn ào và vài điều tiêu cực. Duy có một điều mà bất kỳ ai cũng phải công nhận và dành lời khen cho mảnh đất hoa lệ này, đó chính là sự hào sảng.
Tại quận Phú Nhuận (TP. Hồ Chí Minh), có một quán cà phê "hào sảng" như người Sài Gòn, cũng là địa điểm làm việc của nhiều bạn trẻ khiếm thính.
Không gian mang "âm hưởng" từ Đà Lạt của quán.
Quán nằm trên đường Trương Quốc Dung, đây là ngôi nhà chung của các bạn có khiếm khuyết về giọng nói và thính giác. Mỗi bạn trẻ làm việc tại quán đều mang một câu chuyện riêng, điểm chung thú vị là dù khác biệt với mọi người nhưng họ vẫn luôn niềm nở, mỉm cười hạnh phúc khi gặp gỡ hoặc trò chuyện cùng nhau bằng ngôn ngữ ký hiệu.
Làm quen và trò chuyện với Nam Anh (29 tuổi, nhân viên phục vụ tại quán) qua ứng dụng điện thoại, anh cho biết bản thân từng gặp rất nhiều khó khăn. Trước khi làm việc tại quán, anh từng theo bạn học buôn bán nhưng do giao tiếp khó khăn nên thất bại. Sau đó, anh bất lực và cảm thấy sụp đổ bởi gần 30 tuổi, bố mẹ già yếu nhưng bản thân vẫn chưa ổn định. Vì vậy, khoảng 3 tháng trước, khi thấy thông tin tuyển dụng của quán cho người khiếm thính, anh đã không ngần ngại gửi hồ sơ và may mắn đó là một quyết định đúng đắn.
Gần 3 tháng gắn bó, anh tâm sự: " Mỗi ngày đi làm, mình đều cảm nhận được bản thân đang hít thở không khí bình yên, vui vì quen nhiều bạn mới và có đồng nghiệp để chia sẻ. Với mình, đây là một môi trường tốt cho người khiếm thính". Nam Anh cũng thổ lộ môi trường làm việc ở đây đã giúp anh tự tin vào bản thân hơn nhiều. Trong tương lai gần, anh mong muốn mở được một quán tương tự để giúp đỡ những người trẻ đồng cảnh ngộ.
Nam Anh từng gặp nhiều khó khăn do không thể giao tiếp bình thường.
Chẳng giống như những quán xá nổi tiếng khác, menu tại đây không ghi rõ số tiền, chỉ đơn giản có thêm vài hình minh họa sinh động đầy đáng yêu. Quý khách chỉ cần gọi phần nước mà bản thân muốn, khi thanh toán có thể tùy ý trả tiền "theo sự hài lòng" và bỏ chúng vào thùng gỗ có sẵn trên kệ. Tại đâykhông lắp camera , nhân viên sẽ chẳng bao giờ để ý khách hàng đã trả tiền hay chưa.
Theo lý giải của anh Võ Thành Luân (34 tuổi, chủ quán), việc để khách hàng tùy ý trả tiền đều xuất phát từ niềm tin mãnh liệt vào sự hào sảng của người Sài Gòn. Anh không chỉ mong muốn nơi đây trở thành "ngôi nhà" hỗ trợ cho các bạn khuyết tật học nghề, phát triển để có ích xã hội mà còn là chốn dừng chân nếu ai đó đang mệt mỏi giữa Sài Gòn.
Thùng gỗ để khách ghé chơi trả tiền theo "sự hài lòng" về cách phục vụ sau khi thưởng thức trà hoặc cà phê.
Thông điệp mang ý nghĩa đối với các bạn khuyết tật.
Đăng Quang (24 tuổi, sinh viên) chia sẻ, anh biết đến quán nhờ cô bạn thân, sau đó vì muốn tìm một không gian yên tĩnh để học bài nên đã ghé nơi đây. " Khoảng thời gian đó, tâm trạng mình rất tệ nên muốn tìm chỗ yên tĩnh. Khá bất ngờ khi lần đầu ghé quán, mình đã cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Nụ cười của bạn nhân viên phục vụ cũng giúp mình nhận ra cuộc đời này thật dễ thương và mình còn may mắn quá. Mô hình cà phê như thế này rất ý nghĩa vì có thể giúp người khiếm khuyết trở nên có ích và hạnh phúc hơn" - Quang nói.
An Nhiên (26 tuổi, nhân viên văn phòng) bày tỏ: " Mình từng ghé quán tương tự ở Đà Lạt, nhớ mãi nụ cười của cậu bé phục vụ thích làm bánh. Về đến Sài Gòn, tưởng sẽ khác nhưng ai ngờ nhân viên ở đây còn dễ thương hơn nữa. Mình thường giao tiếp với các bạn tại đây bằng điện thoại, hoặc giấy note. Đôi khi sự im lặng lại khiến lòng chúng ta bình yên hơn rất nhiều ".
Bức tường "thanh xuân" giúp các bạn trẻ nhắn gửi những vui buồn trong cuộc sống.
Không ít lời nhắn ngọt ngào được gửi tới các bạn khiếm khuyết.
Tại quán, anh chủ thiết kế một bức tường rất lớn để "giấu" những chiếc giấy note của mỗi khách hàng khi ghé thăm. Ở đó, mỗi lời nhắn đều là một câu chuyện đời thường, giúp bạn cảm nhận được nhiều điều đáng yêu trong cuộc sống. Những điều nhỏ bé đó cũng giúp Sài Gòn trở nên thật tử tế và đáng để yêu thương.
Chút nắng chiều ngọt ngào giúp quán trở nên bình yên hơn.
Hiện tại, mô hình cà phê "trả tiền theo sự hài lòng" đang được xây dựng khá nhiều tại các điểm du lịch nổi tiếng. Một số quán cũng tổ chức khóa đào tạo, dày nghề cho người khiếm thính, giúp họ định hướng lại cuộc sống và ổn định kinh tế. Mong rằng thời gian tới, những mô hình ý nghĩa này sẽ được nhân rộng, giúp đỡ được nhiều người khiếm khuyết trong xã hội.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Cô gái review quán nhưng dân mạng lại khen "cà phê đẹp trai quá", vậy là sao? Quán cà phê đẹp trai thế này, bảo sao lại có nhiều người thích! Mới đây, trên một group review ăn uống đã xuất hiện bài viết về một quán cà phê mới ở Sài Gòn với những hình ảnh khá hấp dẫn. Có vẻ như đây là một quán còn tương đối mới mẻ, chưa được nhiều người biết đến nhưng đã...