Bị tố ‘khiêu khích’, TQ lại đòi Mỹ đứng ngoài căng thẳng Biển Đông
Ngày 15/7/2014 Trung Quốc một lần nữa lại đòi Mỹ không được can thiệp vào vấn đề tại Biển Đông.
Trung Quốc một lần nữa lại đòi Mỹ không được can thiệp vào vấn đề tại Biển Đông
Theo RFI, ngày 15/7/2014 Trung Quốc một lần nữa lại đòi Mỹ không được can thiệp vào vấn đề tại Biển Đông. Yêu cầu này được Bắc Kinh nhắc lại sau khi một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi các nước có tranh chấp chủ quyền trong vùng đình chỉ mọi hành động làm căng thẳng leo thang.
Tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây đã bị khuấy động sau hàng loạt động thái “khiêu khích” của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, trực tiếp nhắm vào Việt Nam và Philippines.
Trong một bản thông cáo được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác định là Bắc Kinh “hy vọng rằng các nước bên ngoài khu vực duy trì một cách nghiêm ngặt sự trung lập của mình, phân biệt rõ ràng đúng sai, và nghiêm túc tôn trọng các nỗ lực chung của các nước trong khu vực trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực”.
Video đang HOT
Dù không nêu đích danh, nhưng đòi hỏi nói trên rõ ràng là nhắm vào Hoa Kỳ. Hôm 10/7 vừa qua, nhân cuộc hội thảo về Biển Đông tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington, ông Michael Fuchs, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các Vấn đề Chiến lược và Đa phương, đã cho rằng việc làm cho Biển Đông căng thẳng không phải là trách nhiệm của một nước duy nhất, nhưng quan điểm của Hoa Kỳ là chính các hành vi “khiêu khích và đơn phương” của Trung Quốc đã làm dấy lên nghi vấn về sự sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế của Bắc Kinh. Do đó, Washington kêu gọi các nước đình chỉ – từ tiếng Anh là freeze, nghĩa là đóng băng – mọi hành động có nguy cơ làm tình hình căng thẳng thêm.
Theo ông Fuchs, mỗi quốc gia tranh chấp đều có quyền quyết định xem cần phải đình chỉ hoạt động nào, từ việc không thiết lập cơ sở mới cho đến việc lấn chiếm vùng lãnh thổ mà nước khác đã trấn giữ từ trước năm 2002, là năm mà khối ASEAN và Trung Quốc đã ký kết bản Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông DOC.
Vấn đề là Trung Quốc lại đòi quyền sở hữu trên hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp các tuyên bố chủ quyền đối nghịch của các láng giềng Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan. Mới đây, Bắc Kinh đã Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy các công trình xây dựng trên các thực thể địa dư tại vùng Trường Sa mà họ đã dùng võ lực đánh chiếm.
Vào hôm 15/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên nhắc lại rằng “Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông”, và yêu cầu tất cả các nước khác triệt thoái toàn bộ lực lượng và thiết bị của mình ra khỏi các hòn đảo mà Trung Quốc cho là đã bị “xâm chiếm bất hợp pháp”.
Đồng thời với việc đòi Mỹ không can thiệp, Trung Quốc đã nhắc lại lập trường cố hữu là tranh chấp chủ quyền chỉ có thể giải quyết bằng các cuộc đàm phán tay đôi giữa các nước với nhau, một giải pháp bị cho là để Bắc Kinh dễ bắt nạt các nước nhỏ hơn.
Theo Xahoi
Thời báo Hoàn Cầu: Mỹ đề xuất "đề nghị ba không về Biển Đông", thách thức Trung Quốc
Mới đây, Hoa Kỳ đã đưa ra đề xuất "ba không" với nội dung: các bên không tiếp tục hành động giành chiếm và xây dựng tiền đồn tại các rạn hô; không thay đổi hiện trạng Biển Đông; không có bất kỳ hành động đơn phương nào chống lại các quốc gia khác. Ngay lập tức, Trung Quốc đã phản pháo, Thời báo Hoàn Cầu ngày 14/07/2014 đăng tải bài viết có tiêu đề "Mỹ đề xuất &'đề nghị ba không' mạnh mẽ thách thức Trung Quốc".
Bài viết mở đầu với những lời lẽ rất tức tối và nặng nề, "Mỹ lại một lần nữa can thiệp mạnh mẽ vào vấn đề Biển Đông".
Theo bài viết, ông Michael Fuchs, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách chiến lược và quan hệ đa phương khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ngày 11/07/2014 đã vạch ra một đề xuất tự nguyện dừng các hoạt động làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Đồng thời đưa ra một "đề nghị ba không về Biển Đông" là: các bên không tiếp tục hành động giành chiếm và xây dựng tiền đồn tại các rạn hô; không thay đổi hiện trạng Biển Đông; không có bất kỳ hành động đơn phương nào chống lại các quốc gia khác.
Phó trợ lí Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề chiến lược và đa phương, ông Michael Fuchs
Thực ra, nội dung của đề xuất này không quá mới mẻ. Đây cũng là nội dung cơ bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia kí kết vào năm 2002.
Tuy nhiên, Thời báo Hoàn Cầu vẫn vô lý cho rằng, những điều mà Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ trình bày trong cuộc Hội thảo về Biển Đông đều khiến Trung Quốc xem là "sự trả giá của hành vi khiêu khích". Báo này ngụy biện rằng, đây là lần đầu tiên Mỹ đưa ra một đề xuất cụ thể yêu cầu "các bên đóng băng các hoạt động", mặc dù Michael Fuchs nhấn mạnh lập trường trung lập đối với vấn đề Biển Đông, nhưng lại ông "không quên đưa ra các cáo buộc chống lại Trung Quốc".
Không chỉ Hoàn Cầu, một số tờ báo khác như China News cuả Trung Quốc cũng "có tật giật mình" cho rằng, đề xuất của Mỹ là nhằm ám chỉ Trung Quốc.
Vừa chỉ trích đề xuất này của Mỹ, Hoàn Cầu lại tự mâu thuẫn khi đồng thời "lên án" Philippines và Việt Nam vì "không hưởng ứng đề xuất của Bộ ngoại giao Mỹ" (?!). Quả thật là lưỡi không xương nhiều đường lắt léo!
Bài viết còn đề cập tới Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ. Được biết, Thượng viện Mỹ ngày 10/07/2014 đã thông qua một nghị quyết về Biển Đông với 100% phiếu thuận. Nghị quyết này lên án các hành vi gây hấn của Trung Quốc và kêu gọi giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên biển. Việt Nam và Philippines đều hoan nghênh nghị quyết này.
Mai Thanh
Theo NTD
Biển Đông sáng 16/7: Trung Quốc rút giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam Lúc 23h17 ngày 15/7, Tân Hoa xã dẫn nguồn từ Công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu trên biển Trung Quốc tuyên bố giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 đã ngưng hoạt động ở vùng biển của Việt Nam. Như vậy, sau 75 ngày hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trong vùng đặc quyền kinh...