Bị tố gây ô nhiễm môi trường Công ty mía đường Sơn La nói gì?
Ông Nguyễn Văn Tài – Giám đốc sản xuất Công ty CP mía đường Sơn La cho biết việc màu nước suối đổi màu đen kịt, bốc mùi hôi thối có phải do nhà máy hay không thì chúng tôi cũng đang “nhờ” các cơ quan chức năng xác định.
Đề nghị Bộ TNMT lập đoàn thanh tra
Liên quan đến việc nước suối quanh khu vực Công ty mía đường Sơn la bỗng dưng đổi màu đen, bốc mùi hôi thối khiến dư luận địa phương xôn xao. Ông Nguyễn Thanh An – Trưởng phòng TNMT huyện Mai Sơn (Sơn La) cho biết: “Việc người dân phản ánh mùi hôi thối bốc lên từ mạch nước ngầm là đúng.
Ngay sau khi có phản ánh của người dân thị trấn Hát Lót, về việc Công ty mía đường Sơn La gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chúng tôi đã đến tận nơi kiểm tra và đánh giá. Tại 2 mạch nước ngầm của tiểu khu 4 và tiểu khu 5 nước có màu đen kịt, bốc mùi hôi thối nồng nặc đặc biệt là vào ban đêm.”
Ông Nguyễn Thanh An, Trưởng phòng TN&MT huyện Mai Sơn làm việc với PV
Mặc dù huyện đã rốt ráo vào cuộc, tuy nhiên theo ông An phòng TN&MT huyện cũng bị giới hạn trong kiểm tra xử lý. “Phía huyện cũng đã gặp gỡ, trao đổi với công ty để có biện pháp khắc phục. Đến nay cũng chưa thấy có hành động gì cụ thể. Chúng tôi cũng đã có văn bản lên Sở, UBND tỉnh đề nghị Bộ TNMT thanh tra, kiểm tra hệ thống xử lý nước thải của Công ty mía đường. Về chức năng của huyện chưa đủ thẩm quyền để xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên” – ông An nói.
Trao đổi với PV, đại diện UBND thị trấn Hát Lót (Mai Sơn, Sơn La) cho biết: “UBND thị trấn cũng đã từng mời ông Hiếu – Giám đốc Công ty mía đường Sơn La xuống làm việc và đi khảo sát thực tế hiện trạng bởi mùi hôi thối bốc lên từ các mạch nước ngầm mang mùi đặc trưng của nhà máy.
Ngoài ra, thị trấn cũng tham mưu đề xuất phương án để xử lý ô nhiễm. Mặc dù vậy, phía công ty cũng không có biện pháp nào cụ thể cả. Điều đáng nói là 2 mạch nước ngầm này chảy quanh trường THCS Thị trấn Hát Lót, nơi có gần 1.000 cháu học sinh đang theo học tại đây. Việc ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập và sinh hoạt của các cháu”.
Suối Nậm Pàn đang ngày đêm chịu cảnh ô nhiễm, nhưng ô nhiễm bắt đầu từ đâu thì chưa có kết luận.
Công ty mía đường Sơn La “nhờ” cơ quan chức năng đánh giá
Mặc dù Phòng TNMT huyện Mai Sơn và UBND thị trấn Hát Lót đã có những nhận định, nghi ngại về tình hình ô nhiễm nguồn nước nghi do nước thải từ Công ty mía đường Sơn La. Thế nhưng, trả lời PV, ông Nguyễn Văn Tài -Giám đốc sản xuất Công ty CP mía đường Sơn La lại cho rằng việc nguồn nước ở thị trấn Hát Lót đổi màu đen kịt, bốc mùi hôi thối là do nhiều nguồn khác nhau.
Ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc sản xuất Công ty CP mía đường Sơn La cho rằng việc mạch nước ngầm tại thị trấn Hát Lót bị ô nhiễm là do từ nhiều nguồn thải khác nhau. Không phải từ nhà máy mía đường.
Video đang HOT
Ông Tài nói: “Việc màu nước đen kịt bốc mùi hôi thối đó có phải do nhà máy hay không, để đánh giá chính xác chúng tôi cũng đang nhờ các cơ quan chức năng xác định xem đó có phải của nhà máy hay không hay từ nguồn nào khác.”
Lý giải cho “lập luận” trên ông Tài cho rằng, trong khu vực nhà máy có lòng suối hang “caster” nằm trải dài từ ngã ba Cò Nòi đến thị trấn Hát Lót, nhà máy cũng nằm trên tuyến này. Việc nước ô nhiễm cũng có thể bể chứa bị rò rỉ, thẩm thấu…
Hiện tại Công ty có 2 hệ thống xử lý nước thải, một hệ thống 900 m3 và một hệ thống 2.000 m3/ngày, đêm. Trong khi đó, nước thải trong sản xuất của Công ty chỉ chiếm 70% công suất. Nên công suất chứa nước thải là dư khả năng xử lý toàn bộ nước thải trong chế biến sản xuất đưa ra.
“Tất cả các nguồn nước như nước sinh hoạt, nước thải từ các hộ gia đình chăn nuôi, trang trại đều xả thẳng ra ngoài môi trường, chứ không có hệ thống xử lý nước thải” ông Tài đưa ra nghi vấn nguyên nhân khác làm nước suối đổi màu.
Ông Tài cho biết thêm: Việc xử lý nước thải trong sản xuất của Công ty là dư khi mới chỉ sử dụng có 70% công suất.
Trong khi huyện không đủ thẩm quyền để phân tích, đưa ra kết luận về nguyên nhân gây ô nhiễm, Công ty mía đường Sơn La cũng đang mong mỏi “nhờ” cơ quan chức năng vào cuộc tìm ra nguyên nhân thì hàng nghìn người dân đang hằng ngày, hằng giờ phải sống chung với nguồn nước ô nhiễm đen kịt, hôi thối.
Được biết sự việc này đã diễn ra nhiều năm, thế nhưng không hiểu sao chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh Sơn La chưa thể giải quyết dứt điểm, khiến cuộc sống người dân đảo lộn, bức xúc.
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin
Tìm hiểu được biết, vào tháng 6/2018 Bộ TN&MT đã ký quyết định về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “nâng công suất của nhà máy mía đường Sơn La từ 45.000 lên 150.000 tấn đường/năm”.
Điều đặt ra câu hỏi hệ thống xử lý nước thải trong hoạt động sản xuất của Công ty có dung tích xử lý 2.900 m3/ngày, đêm, trong khi mới chỉ hoạt động được 70% công suất. Vậy nguồn nước ô nhiễm, đen kịt và bốc mùi hôi thối đang ngày đêm “tra tấn” người dân thị trấn Hát Lót đang phải gánh chịu bắt nguồn từ đâu?
Việc nâng công suất gấp 3 lần hiện tại, khiến người dân nghi ngờ về công tác xử lí nước thải tại Công ty?
Tây Bắc
Theo Kienthuc
"Sóng gió" ngành mía đường: Giá tụt dốc, doanh nghiệp lao đao
Ngành mía đường đang đối diện với những "sóng gió" khi giá đường trên thị trường hiện giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước, nhiều doanh nghiệp (DN) ngành mía đường lao đao vì lợi nhuận sụt giảm, phải đóng cửa nhà máy. Hơn thế nữa, nguồn nguyên liệu đầu vào được dự báo gặp khó khăn khi nông dân đang từ bỏ trồng mía do thua lỗ.
Giá đường sụt giảm khiến nhiều DN ngành mía đường lao đao (Ảnh: IT)
Trong khi đó, đến năm 2020, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ chính thức được áp dụng đầy đủ sẽ khiến "sân chơi" ngành mía đường khu vực Đông Nam Á trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết khi các đối thủ chính đến từ Thái Lan đang có rất nhiều lợi thế cạnh tranh so với các DN mía đường Việt.
Tăng sản lượng, sụt lợi nhuận
Theo báo cáo tài chính quý II từ Công ty CP Mía đường Sơn La (HNX: SLS - năm tài chính của SLS bắt đầu từ 1.7 và kết thúc vào 30.6 năm sau), cho thấy sản lượng đường tiêu thụ trong quý II năm 2018 đạt 24.781 tấn, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự, sản lượng tiêu thụ mật rỉ cũng tăng đột biến lên 3.984 tấn (quý II.2017 chỉ đạt 102 tấn). Qua đó, giúp doanh thu của SLS trong quý tăng trưởng 144% so với cùng kỳ, từ 100,7 tỷ đồng (quý II.2017) lên 245,6 tỷ đồng (quý II.2018)
Tính chung nửa đầu năm tài chính 2018 - 2019 (từ 1.7 đến 31.12.2018), doanh thu Mía đường Sơn La đạt 446,7 tỷ đồng, tăng đến 82% so với nửa đầu năm ngoái (đạt 245,5 tỷ đồng). Đáng nói, dù doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 36,33 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân theo lý giải của SLS là do giá đường giảm sâu. Trong khi giá mật rỉ bán ra quý II.2018 tăng nhẹ, thì giá đường lại giảm tới 20% so với cùng kỳ năm trước, từ mức bình quân 12.399 đồng/kg xuống còn 9.911 đồng/kg.
Giá đường giảm sâu cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty CP Đường Kon Tum (HNX: KTS). Theo báo cáo tài chính được công bố, công ty ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế (từ ngày 1.7.2018 đến 31.12.2018) là 1,7 tỷ đồng. Đây là kết quả có được khi giá đường bình quân trong 6 tháng cuối năm 2018 giảm 24,5%, từ mức 13.112 đồng/kg xuống còn 9.904 đồng/kg; còn giá mật rỉ giảm từ 2.380 đồng/kg xuống còn 1.841 đồng/kg.
Dù vậy, so với cùng kỳ năm trước thì khoản lợi nhuận 1,7 tỷ đồng này đã rất khả quan so với con số 16,1 triệu đồng trong nửa đầu năm tài chính 2017 của KTS (tăng 1,69 tỷ đồng).
Tại Công ty CP Mía đường Lam Sơn (HoSE: LSS), hiện chưa thấy báo cáo tài chính mà DN này công bố, nhưng theo giải trình của LSS gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (Công văn 214, ký ngày 6.12.2018, giải trình về kết quả kinh doanh của báo cáo tài chính đã kiểm toán niên độ 2017-2018), cho thấy tại báo cáo tài chính hợp nhất, lợi nhuận sau thuế của LSS chỉ đạt 4.09 tỷ đồng, giạm mạnh so với con số 137,7 tỷ đồng của niên độ 2016 - 2017.
Được biết, niên độ 2018 - 2019, LSS đặt kế hoạch đạt 1.600 tỷ đồng doanh thu, 95 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, chia cổ tức 7%.
Lợi nhuận nhiều DN mía đường sụt giảm (Ảnh: IT)
Riêng với "ông lớn" ngành đường Việt Nam là Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (HoSE: SBT), theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II (niên độ 2018-2019), SBT đạt 2.777 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 29% so với cùng kì năm trước. Trong đó, giá vốn và các khoản chi phí khác (chi phí tài chính, chi phí bán hàng, quản lí doanh nghiệp) đều giảm so với cùng kỳ. Riêng khoản mục đầu tư vào công ty liên kết ghi nhận lỗ 1,2 tỷ đồng, trong khi cùng kì lãi 53,3 tỷ đồng.
Kết quả, SBT ghi nhận lỗ ròng hơn 23 tỷ đồng trong khi cùng kỳ niên độ tài chính trước công ty mẹ lãi 167,7 tỷ đồng. Theo giải trình kết quả kinh doanh mà Thành Thành Công - Biên Hòa đưa ra, một trong những nguyên nhân dẫn đến sụt giảm lợi nhuận là đơn giá bán bình quân thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, đường tồn kho vụ trước vẫn còn chuyển qua. Đây cũng là quý đầu tiên trong 10 năm qua, Thành Thành Công - Biên Hòa ghi nhận kinh doanh thua lỗ.
Như vậy, lũy kế hết quý II, doanh thu thuần của SBT đạt 5.300 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kì. Lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ hơn 14,8 tỷ đồng, giảm 94%.
Thách thức lớn của ngành đường
Trong một cuộc trao đổi hồi cuối năm 2018, liên quan đến ngành đường Việt Nam, ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn TTC cho biết, có 4 yếu tố là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiêu thụ đường của các nhà máy tại Việt Nam gặp khó khăn.
Thứ nhất, tồn kho từ các năm trước cộng dồn khiến DN chịu áp lực. Thứ hai, tình trạng đường nhập lậu số lượng lớn, giá thành rẻ tràn lan. Thứ ba, một số đối tác lớn của các nhà máy chuyển sang sử dụng đường lỏng thay đường kính, vì đường lỏng có giá tốt hơn do hưởng ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt và cuối cùng, hiệu ứng từ ATIGA khiến nhiều đại lý kinh doanh lớn tạm dừng mua đường nội từ các nhà máy để chờ diễn biến mới.
Thế nên, để tự đứng vững trước áp lực, ngành mía đường của TTC đã có nhiều chiến lược như: Hỗ trợ người nông dân giống tốt, từ đó nâng năng suất, trữ lượng đường, cải tiến quy trình canh tác, đẩy mạnh cơ giới hóa nhằm giảm lao động thủ công, hạ giá thành...
Trong đó, nổi bật là việc TTC đứng ra hợp tác với Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) để tài trợ vốn cho nông dân với điều kiện và lãi suất 9,6%/năm (Số tiền vay tối đa lên đến 3 tỷ đồng, thời gian vay cao nhất 36 tháng, tương đương 2 vụ trồng mía. Gốc và lãi được trả vào cuối vụ thu hoạch).
Tất nhiên, cách làm này của TTC không phải DN mía đường nào cũng làm được. Vì vậy, theo dự báo của nhiều chuyên gia chứng khoán, trong thời gian tới, các hoạt động mua bán, sáp nhập có thể sẽ diễn ra với nhiều doanh nghiệp ngành mía đường nếu các DN này không "đủ sức" cạnh tranh trên thị trường.
Nên nhớ, thời gian qua đã có không ít các thương vụ M&A ngành mía đường gây chú ý trên thị trường, như: TH Truemilk đầu tư vào Mía đường Nghệ An, Mía đường Biên Hòa về chung một nhà với Mía đường Thành Thành Công; Nhà máy đường Khánh Hòa về với Vinamilk,...
Được biết, trước tình hình tiếp tục khó khăn của ngành đường trong niên vụ 2018 - 2019, một số DN ngành mía đường đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đã có kế hoạch kinh doanh khá thận trọng, thậm chí điều chỉnh lợi nhuận giảm so với niên vụ trước.
Chẳng hạn, tại Mía đường Sơn La (SLS), DN này đề ra kế hoạch doanh thu 900 tỷ đồng, tăng 50%, nhưng lợi nhuận sau thuế dự kiến hơn 20 tỷ đồng, tương đương 17% niên độ trước. Tương tự, Đường Kon Tum (KTS) cũng dự kiến doanh thu đạt 763 tỷ đồng, tăng 50%, nhưng lợi nhuận dự kiến 6,64 tỷ đồng, giảm hơn 25% so với niên vụ trước.
Theo báo cáo phân tích ngành đường của Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS), biên lợi nhuận hoạt động (tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu) của các công ty đường Việt Nam đều thấp hơn so với các doanh nghiệp Thái Lan.
Cụ thể, các doanh nghiệp mía đường hàng đầu của Việt Nam là Công ty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh, Công ty CP Đường Biên Hòa và Công ty CP Mía đường Lam Sơn đều có biên lợi nhuận quanh mức 6 - 9%. Trong khi đó, 3 công ty sản xuất đường hàng đầu Thái Lan là Buriram Sugar PCL, KTIS Group và MitrPhol Sugar Corporation đều có biên lợi nhuận hoạt động dao động ở mức từ 13 - 17%, cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp Việt Nam.
Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Thái Lan có nhiều dư địa hơn doanh nghiệp Việt trong việc cạnh tranh, giảm giá bán.
Theo Danviet
Bức tranh môi trường nhiều gam màu sáng Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân tại Hội nghị Tổng kết năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Tổng cục Môi trường. Hoạt động thu gom rác thải trên biển. Ảnh: MH Tổng cục Môi trường đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải quyết hiệu quả các vấn đề thuộc...