Bị tố chiếm đất, xây 9 tòa nhà ở biên giới Nepal: TQ chính thức lên tiếng
Dẫn lời một số chính trị gia thuộc phe đối lập ở Nepal, truyền thông Anh – Ấn Độ, đặc biệt là tờ Telegraph hôm 2.11 có nhiều bài viết cáo buộc quân đội Trung Quốc chiếm đất, đổi mốc giới ở biên giới với Nepal. Hôm 3.11, Bắc Kinh chính thức lên tiếng về những cáo buộc này.
Báo Anh, Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc chiếm đất của Nepal, Bắc Kinh phủ nhận (ảnh: India Today)
Trung Quốc cho rằng, cáo buộc quân đội nước này chiếm 1 km vuông đất, xây 9 tòa nhà ở biên giới với Nepal là “vô căn cứ”.
“Đó chỉ là tin đồn vô căn cứ. Tôi yêu cầu người viết những bài báo đó đưa ra bằng chứng xác thực”, Vương Văn Bân – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – phát biểu.
Trước đó, Jeevan Bahadur Shahi – nghị sĩ thuộc phe đối lập ở Nepal – cho rằng, quân đội Trung Quốc đã vượt qua biên giới, xây 9 công trình bê tông ngay bên trong lãnh thổ Nepal.
Theo ông Shahi, những tòa nhà Trung Quốc mới xây dựng thuộc huyện Humla, giáp biên giới Tây Tạng. Nghị sĩ Nepal còn cáo buộc quân đội Trung Quốc xua đuổi người dân Humla, không cho tiếp cận các tòa nhà mới xây.
Video đang HOT
“Trung Quốc cho rằng khu vực đó do họ kiểm soát nhưng không đúng”, ông Shahi nói.
Telegraph (báo Anh) hôm 2.11 đưa tin, Trung Quốc chiếm hàng chục héc ta đất từ biên giới Nepal thuộc dãy Himalaya.
“Trung Quốc không chiếm đất và xây dựng công trình trên lãnh thổ Nepal”, Sewa Lamsal, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nepal, phát biểu.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, những cáo buộc mà ông Shahi và báo Anh đưa ra là “không thể tin được”.
“Những cáo buộc mà truyền thông nước ngoài nhằm vào Trung Quốc phải được dựa trên chứng cứ xác đáng”, ông Vương nhấn mạnh.
Nepal không có tranh chấp biên giới với Trung Quốc, nhưng lại có tranh chấp với nước láng giềng Ấn Độ. Vài tháng gần đây, quan hệ Trung – Ấn cũng trở nên căng thẳng do vấn đề biên giới.
Mặc dù không xảy ra đụng độ, nhưng Trung Quốc và Ấn Độ vẫn không ngừng chi viện cho quân đóng ở biên giới, cả về nhu yếu phẩm lẫn vũ khí tiên tiến trong mùa đông.
Tranh chấp biên giới, Ấn Độ mất 300 km2 đất vào tay Trung Quốc
SCMP đưa tin, trong bôi canh tranh châp biên giới Ân Đô va Trung Quôc tiêp diên, Băc Kinh đa tiên sâu hơn vào lãnh thổ từng do Ấn Độ tuần tra.
SCMP dân nguôn quan chức Ấn Độ cho biêt, cac cuôc giao tranh giưa quân đôi Ân Đô vơi Trung Quôc thơi gian qua đa khiên New Delhi mất quyền kiểm soát đối với khoảng 300 km2 đât. Binh lính Trung Quốc hiện ngăn cản các cuộc tuần tra của Ấn Độ trong khu vực nay.
Vào thời điểm mùa đông khắc nghiệt đên gân trên dãy Himalaya, Ấn Độ đã rất ngạc nhiên khi thấy quân đội Trung Quốc xây dựng các tiên đôn quân sư, chiếm giữ các đỉnh núi và điêu hàng nghìn binh sĩ để ngăn cản các cuộc tuần tra của Ấn Độ.
Theo các quan chức Ấn Độ, New Delhi nhận ra họ đã mất quyền kiểm soát khoảng 250 km2 đất ở vung đồng bằng Depsang, phía Bắc Ladakh - nơi co những con đường quan trọng dẫn đến đèo Karakoram, cũng như 50 km2 đất ở Pangong Tso.
Căng thăng giưa biên giơi giưa Ân Đô va Trung Quôc leo thang tư giưa thang 5. (Anh: Bloomberg)
Văn phòng Thu tương Modi, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Ân Đô chưa đưa ra binh luân vê thông tin nay. Trong khi đo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ không thể bình luận về thông tin "không có nguồn rõ ràng và không thể kiêm chưng".
Mơi đây, đê câp đên tinh hinh căng thăng Trung - Ân, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Ấn Độ - Bloomberg 2020, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar mô tả tình trạng bất ổn ở biên giới hiên nay là nghiêm trọng, cho biêt các cuộc đàm phán đang được tiến hành. "Nếu nền tảng của mối quan hệ bị xáo trộn, bạn không thể không lương trươc hậu quả", Ngoại trưởng S. Jaishankar cho hay.
Thông tin vê viêc Ấn Độ mât 300 km2 đât vao tay Trung Quốc đươc đưa ra trong bối cảnh quân đội hai nước dường như đang chuẩn bị cho một mùa đông khắc nghiệt ở vùng sa mạc lạnh giá, nơi nhiệt độ có thể xuống tới âm 50 độ C. Hai nước đang tăng cường tiếp viện cho hàng nghìn binh lính đang đóng quân ở khu vực tranh chấp.
Theo các thông tin, hàng chục nghìn quân của Ấn Độ và Trung Quốc, được hỗ trợ bởi pháo binh, xe tăng và máy bay chiến đấu vẫn ở hai bên biên giới.
Ấn Độ và Trung Quốc đã tổ chức một số vòng đàm phán cấp quan chức quân sự, ngoại giao và chính trị, trong đó có các cuộc đàm phán giữa ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng ở Matxcơva (Nga) vào tháng trước. Tại cuộc gặp này, Ấn Độ và Trung Quốc đã đồng ý ngừng đưa thêm binh sĩ tới điểm nóng tranh chấp giữa hai nước.
Mặc dù các cuộc đàm phán chưa đem lại những tiến triển rõ nét, song phần nào đã xoa dịu tình hình căng thẳng dọc biên giới Trung - Ấn. Trong khoảng một tháng nay, không ghi nhận thêm hành động leo thang quân sự mới giữa hai bên.
Hồi tháng 6, sau nhiều tuần căng thẳng, một cuộc đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ hai nước xảy ra khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Phía Trung Quốc không công bố con số thương vong.
Trung Quốc và Ấn Độ hôm 22/9 đã đồng ý ngừng gửi thêm binh sĩ tới điểm nóng trên dãy Himalaya dọc theo biên giới đang tranh chấp giữa hai nước. Tuy nhiên, căng thẳng vẫn ở mức cao, tại nhiều điểm, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc chỉ cách nhau vài trăm mét. Cả hai bên liên tục tăng cường quân tiếp viện và tiếp tế đến khu vực tranh chấp.
Ấn Độ và Trung Quốc không thể thống nhất về đường biên giới dài 3.488 km giữa hai nước, mặc dù đã có nhiều vòng đàm phán trong nhiều năm qua. Đã từng xảy ra một cuộc chiến tranh biên giới ngắn nhưng đẫm máu vào năm 1962.
Người biểu tình Mexico đốt hình nộm Donald Trump, kêu gọi bầu cho ông Biden Hôm 31/10, những người biểu tình ở Mexico đốt hình nộm Tổng thống Donald Trump tại biên giới Mỹ - Mexico, kêu gọi dân Mỹ bỏ phiếu cho ông Biden. Những người biểu tình lên án các chính sách về di cư của Tổng thống Donald Trump và kêu gọi người Mỹ không bầu cho ông vào ngày 3/11. Họ tuần hành đến...