Bí tiểu hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng bạn đã biết cách xử trí đúng?
Chuyên gia nhấn mạnh, bí tiểu trước hết cần phải xác định được nguyên nhân mới có hướng điều trị đúng đắn nhất.
Bí tiểu ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn
Bí tiểu phản ánh tình trạng đi tiểu khó khăn, người rơi vào trạng thái này luôn cảm thấy khó chịu và bứt rứt. Điều này làm đảo lộn cuộc sống, công việc và những sinh hoạt hàng ngày của bạn. Ăn ngủ không yên kèm theo trạng thái bứt rứt, khó chịu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhất là không được sơ cứu, điều trị kịp thời.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền), trong Đông y, bí tiểu hay còn gọi là lung bế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lung bế. Bạn có thể bị do thấp nhiệt, do huyết lâm, thạch lâm hoặc do các cơ quan lân cận chèn ép mà cho niệu đạo bế tắc.
Bí tiểu phản ánh tình trạng đi tiểu khó khăn, người rơi vào trạng thái này luôn cảm thấy khó chịu và bứt rứt.
Bình thường, khi bàng quang chứa đầy một lượng nước tiểu nhất định, khoảng 250-300ml, sẽ gây kích thích buồn tiểu và đi tiểu. Bí tiểu xảy ra khi lượng nước tiểu trong bàng quang đã đầy nhưng không thể tiểu được.
Ở nam giới bí tiểu còn có thể do bệnh của tiền liệt tuyến (viêm, tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến hoặc u lành hoặc u ác tính) sẽ đè, chèn ép vào cổ bàng quang. Ở nữ giới, bí tiểu, ngoài các nguyên nhân kể trên còn có thể do bệnh thuộc tiểu khung đè nén vào bàng quang (u xơ tử cung, u nang buông trứng). Một số trường hợp bí tiểu nhất thời có thể là do tâm lý (đi tàu xe chật chội, ngồi họp với thời gian lâu…).
Theo lương y Vũ Quốc Trung, điều quan trọng nhất là bạn cần nhận biết chính xác mình ở dạng bí tiểu nào để từ đó có cách xử trí đúng đắn nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Bình thường, khi bàng quang chứa đầy một lượng nước tiểu nhất định, khoảng 250-300ml, sẽ gây kích thích buồn tiểu và đi tiểu.
Xử trí đúng cách khi bất chợt bị bí tiểu
Theo lương y Vũ Quốc Trung, đây chính là dấu hiệu nhận biết bạn đang bị bí tiểu loại nào và cách xử trí đúng trong từng trường hợp:
Bí tiểu cấp tính
Video đang HOT
Dấu hiệu của bí tiểu cấp tính là đột ngột bí tiểu, cố rặn thì may ra được vài giọt nước tiểu thoát ra ngoài. Trong khi đó, bàng quang vẫn căng đầy, cảm giác tức bụng, đôi khi xuất hiện co thắt. Nguyên nhân chủ yếu thường do u lành tiền liệt tuyến gây chèn ép, sỏi mắc nghẽn tại cổ bàng quang hoặc niệu đạo, chấn thương vỡ, giập niệu đạo, chấn thương cột sống. Với trường hợp này, chuyên gia lưu ý:
- Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để tiến hành thông tiểu ngay.
- Khi thông tiểu cần chú ý vô khuẩn tuyệt đối dụng cụ y tế để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện.
- Kiên trì sử dụng thuốc và làm theo tư vấn của bác sĩ vì bí tiểu không thể hết trong ngày một ngày hai, nhất là khi bị bí tiểu bởi viêm bàng quang, bệnh của tiền liệt tuyến ở nam giới, chấn thương cột sống, chân thương xương chậu, xơ hóa niệu đạo…
Dấu hiệu của bí tiểu cấp tính là đột ngột bí tiểu, cố rặn thì may ra được vài giọt nước tiểu thoát ra ngoài.
Bí tiểu mạn tính
Dấu hiệu của bí tiểu mạn tính là tình trạng tiểu khó và tiểu không hết trải qua thời gian dài, nước tiểu tồn tại trong bàng quang mỗi ngày một tăng. Đến khi bụng dưới hình thành khối cầu bàng quang lớn dần nhìn thấy được, to như quả bóng nhỏ. Sự ứ đọng này có thể khiến bạn thích nghi nhưng về lâu dài sẽ gây nguy hiểm cho thận. Lúc này bạn cần:
- Đến bệnh viện để tiến hành các biện pháp điều trị như thông đường tiểu qua da, giảm ngay sự căng trướng, ứ đọng của nước tiểu trong bàng quang, sau đó loại bỏ nguyên nhân gây bí tiểu.
Chuyên gia nhấn mạnh, bí tiểu trước hết cần phải xác định được nguyên nhân mới có hướng điều trị đúng đắn nhất. Trong Đông y cũng có một số bài thuốc trị bí tiểu cực tốt, bạn có thể áp dụng trước khi đến bệnh viện:
- Búp tre, rau má, mỗi thứ 20g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống ngày 2 lần. Uống 1 tuần.
Búp tre, rau má sẽ tạo thành bài thuốc trị bí tiểu rất hiệu quả.
- Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen, lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 1 tuần.
- Luộc bí xanh ăn cả cái cả nước, hoặc vắt nước bí xanh sống có hòa thêm chút muối để uống, hoặc gọt vỏ ăn sống. Làm như vậy liên tục trong 10 ngày để chữa bí tiểu. Nếu không hết thì cần đến bệnh viện.
- Trong sách Bản sự phương có chia sẻ cách chữa bí tiểu bằng cách đắp hành như sau: Sử dụng một nắm củ hành tươi, đem giã nát, chia thành 2 phần, dùng vải bọc lại rồi đem xao nóng, rồi luân phiên đắp lên rốn sẽ có tác dụng chữa tiểu khó, bụng dưới trướng đau.
Để phòng ngừa bí tiểu, chuyên gia khuyên nếu mắc bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh ở tiền liệt tuyến, bạn cần khám chữa càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến bàng quang – gây nên bí tiểu. Duy trì lối sống vận động thường xuyên, đều đặn mỗi ngày. Không được nhịn tiểu và không ngồi lâu vì sẽ khiến nước tiểu ứ đọng, dẫn đến bí tiểu.
Theo Helino
Chỉ vài ngàn 1 kg nhưng loại củ này lại có công dụng như nhân sâm
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội sẽ chia sẻ những công dụng tuyệt vời của loại nhân sâm giá rẻ này.
Những ngày gần đây, "chiến dịch giải cứu củ cải" giúp đỡ nông dân huyện Mê Linh đang được các hệ thống siêu thị ở Hà Nội đẩy mạnh với giá bán chỉ 1.500 - 3.500 đ/kg. Rất nhiều bà nội trợ đã "rinh" về cả chục kg, vài chục kg để ăn dần. Nhưng chắc hẳn ít ai biết rằng, loại củ có giá cực rẻ này lại có nhiều công dụng bất ngờ.
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội, củ cải trắng được ví "nhân sâm" giá rẻ. Nếu mọi người biết được thông tin củ cải trắng công dụng vô cùng tuyệt vời này thì nên tìm mua củ cải cho các bữa ăn trong gia đình.
Củ cải có nhiều công dụng bất ngờ
Tăng sức đề kháng
Trong 100 gam củ cải chứa nước 93.5g; protein 0,06g; chất béo 0,1g; đường 5,3g, trong đó chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ. Củ cải cũng có rất nhiều axit amin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng.
Chữa hen suyễn
Củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc có tác dụng chữa hen suyễn. Có thể ăn củ cải luộc, xào hoặc kho thịt, cá để chữa hen suyễn.
Kích thích tiêu hóa
Củ cải cũng có rất nhiều axit amin, chất xơ, có vị mát, kích thích tiêu hóa hiệu quả.
Lợi tiểu
Thành phần của củ cải chủ yếu là nước nên người ăn có tác dụng lợi tiểu.
Khắc tinh của bệnh đường hô hấp
Mọi người có thể dùng củ cải trắng thái lát mỏng ngâm với mật ong để qua đêm, ngậm rồi nhai nuốt từ từ có tác dụng trị chứng ho khan, tiêu đờm, bảo vệ thanh quản rất tốt.
Hoặc dùng bài thuốc: lấy 1 củ rửa sạch thái miếng nhỏ sắc cùng với khoảng 5 hạt hồ tiêu, 3 lát gừng, 1 miếng vỏ quýt khô sắc nước để uống. Đây là bài thuốc có tác dụng là khắc tinh của bệnh đường hô hấp.
Ngoài ra, củ cải còn có chức năng trợ giúp đối với những người bị tắc mũi, đau họng do cảm.
Chữa nhiệt mịêng
Giã nát củ cải và súc miệng bằng nước cốt. Ngày súc miệng nhiều lần sẽ nhanh khỏi.
Trị sỏi mật
Bài thuốc gồm: củ cải 400g, mật ong 100g. Củ cải gọt vỏ, cắt từng miếng dài khoảng 6cm, tẩm mật ong rồi sấy khô (chú ý không để củ cải cháy). Ăn củ cải và uống cốc nước muối loãng độ mặn (như nước canh).
Tốt cho phụ nữ mang thai
Củ cải trắng là nguyên liệu rất tốt cho phụ nữ đang mang thai. Trong củ cải có chứa hàm lượng các vitamin và khoảng chất, đặc biệt là axit folic giúp cho hệ xương của bé chắc khỏe. Tuy nhiên phải lựa chọn loại củ cải an toàn, sạch và rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Giảm cân hiệu quả
Trong củ cải chứa nhiều nước, không chứa các chất béo. Vì vậy, củ cải nên được sử dụng nhiều trong các liệu pháp giảm cân an toàn và hiệu quả.
Theo Danviet
Đài Loan: Bị kẹt đồ chơi tình dục dài 20cm trong bàng quang Một người đàn ông ở Đài Loan đã bị mắc kẹt đồ chơi tình dục dài 20cm trong bàng quang, sau khi đút nó vào trong "của quý". Đồ chơi tình dục dài 20cm được lấy ra từ bàng quang của bệnh nhân ở Đài Loan. Người đàn ông giấu tên khoảng 30 tuổi cho biết anh ta đã đút đồ chơi tình...