Bị tiểu đường không nên ăn trái cây? Lầm to!
Nhiều người khi có lượng đường huyết cao trong máu, thường sợ không dám ăn trái cây chín, nhất là trái quá ngọt. Cách nghĩ này không đúng, có thể dẫn đến thiếu hụt nhiều chất có ích cho cơ thể mà trái cây sẵn có.
Nguồn chất xơ tuyệt vời: Trái cây là một nguồn chất xơ rất tốt vì có cả hai nhóm chất xơ hoà tan và không hoà tan. Cả hai loại chất xơ đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì mức đường huyết bình thường, giảm béo phì và ngăn ngừa táo bón.
Nguồn vitamin chống oxy hoá và kháng ung thư: vì chứa nhiều vitamin C và A. Trung bình 100 – 150g trái cây có thể cung cấp cho một người lớn đủ nhu cầu vitamin C hàng ngày, giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng. Những trái cây có màu vàng sậm và đỏ cam như xoài, đu đủ, cam, dưa lê, dưa hấu, hồng… chứa một nguồn carotene rất tốt, có khả năng kháng ung thư. Vitamin nhóm B cũng hiện diện nhiều trong mãng cầu, chuối, táo.
Video đang HOT
Nguồn khoáng tố vi lượng: các loại trái cây như dứa (thơm), mãng cầu xiêm, hồng xiêm, quýt, ổi, thanh long chứa nhiều Na, K, Ca. Chanh, ổi, dưa hấu còn chứa Fe và nhiều chất vi lượng khác, đều là những chất có ích.
Do vậy, người tiểu đường nên ăn trái cây. Khi ăn, có thể thay đổi nhiều loại quả chín nhưng ăn mỗi ngày với lượng vừa phải (150 – 200g) để cơ thể không thiếu hụt dưỡng chất mà vẫn không dư đường. Các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích ăn toàn bộ quả chứ không dùng ở dạng nước ép, vì nước ép sẽ mất nhiều chất xơ, một nửa lượng vitamin và khoáng tố, đồng thời khi ăn cả quả sẽ có cảm giác mau no hơn so với uống một ly nước ép cùng lượng.
Theo DS Lê Kim Phụng
Nguyên giảng viên khoa y học cổ truyền,
đại học Y dược, TPHCM/ Sài Gòn tiếp thị
Càng béo bụng, càng dễ bị tiểu đường
Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người có vòng eo càng to thì càng dễ bị tiểu đường týp 2. Nghiên cứu đã đánh giá mối liên quan giữa vòng bụng, chỉ số khối cơ thể BMI và bệnh tiểu đường týp 2.
Tiến sĩ Claudia Langenberg ở Viện Khoa học Chuyển hóa thuộc Bệnh viện Addenbrooke tại Cambridge và các đồng nghiệp cho biết: Cả vòng bụng và BMI đều có liên quan độc lập tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường song vòng bụng là yếu tố nguy cơ rõ rệt hơn ở cả nam và nữ.
Các kết quả nghiên cứu được đăng trực tuyến trên tạp chí PloS Medicine số ra ngày 5/6 cho thấy việc đo vòng bụng ở những người thừa cân có thể là một biện pháp hiệu quả phòng bệnh tiểu đường vì nó giúp xác định những người cơ nguy cơ cao và có thể hưởng lợi từ việc tư vấn về những thay đổi lối sống.
Béo bụng dễ bị tiểu đường. (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa vòng eo to và nguy cơ béo phì song vẫn chưa chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa 2 đối tượng này.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng khoảng 1/3 số người Mỹ và người Anh bị thừa cân.
Theo Tuyết Nhung (Tiền Phong)
Phụ nữ thừa cân tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ Nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ mang thai thừa cân và bị tăng đường huyết nhẹ có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng thai kỳ. Các nhà nghiên cứu cho biết những phụ nữ này có nguy cơ cao hơn so với những phụ nữ béo phì có đường huyết bình thường hoặc những phụ nữ bị tiểu đường...