Bị thủng thực quản vì biểu diễn nuốt kiếm
Biểu diễn nuốt kiếm trong đám cưới, một thanh niên đã bị chính thanh kiếm đó đâm thủngthực quản, thập tử nhất sinh phải nhập viện cứu chữa tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
Thông tin nhanh từ Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Văn Đông, Trưởng khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức, Bệnh viện Chợ Rẫy, chiều nay (3.1), cho biết, bệnh nhân L.P.C. (sinh năm 1994, ngụ Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 1.1, trong tình trạng thủng thực quản, gây áp xe trung thất, cực kỳ nguy kịch.
Theo lời kể của bà N.T.H (53 tuổi, mẹ C.), tai nạn xảy ra khi C. đang biểu diễn nuốt kiếm trong một đám cưới thì bị một người say rượu va phải. Lúc đó, anh C. vẫn thấy bình thường, rút kiếm ra và biểu diễn tiếp.
Tuy nhiên, khi về đến nhà, bệnh nhân mới cảm thấy tức ngực, khó thở.
Bệnh nhân C. được chăm sóc đặc biệt sau phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh nhân đến Bệnh viện Vĩnh Long khám, nội soi thì được phát hiện thủng thực quản, áp xe trung thất. Sau đó, anh C. đã nhanh chóng được đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.
Bác sĩ Đông cho biết, vết thủng thực quản của bệnh nhân rộng đến 2 cm. Ngoài ra, trung thất của bệnh nhân ứ đọng đến 400 ml dịch từ đường tiêu hóa tràn lên, chứa nhiều a-xít và vi khuẩn, nhiễm trùng toàn thân.
Video đang HOT
Được biết, C. theo học các màn xiếc như nuốt kiếm, miểng chai, than, đốt lửa từ miệng hơn hai năm nay và biểu diễn tại đám tiệc, quán ăn từ một năm nay. Mẹ C. cho biết, trước tai nạn thập tử nhất sinh lần này thì C. chưa gặp tai nạn nào trước đó.
Các bác sĩ đã tiến hành khâu chỗ thủng ở thực quản, bơm rửa sạch dịch ở trung thất cho bệnh nhân. Đồng thời, bệnh nhân được mở dạ dày để nuôi ăn.
Bác sĩ Đông cho biết, đến hôm nay (3.1), bệnh nhân đã tỉnh nhưng vẫn chưa thể tự thở được và đang được chăm sóc đặc biệt. Nếu vết thương lành tốt thì bệnh nhân vẫn có thể bị sẹo hẹp thực quản, còn không thì khả năng nhiễm trùng có thể tái đi, tái lại nhiều lần.
Bác sĩ Đông cho biết, trong thời gian vừa qua, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận, cứu chữa cho một số trường hợp xiếc nuốt kiếm, miểng chai, than,… bị thủng thực quản.
Qua đó, Phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Trần Minh Trường, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, đã tìm hiểu một số trường hợp và nhận thấy, thường bệnh nhân bị tổn thương thực quản lúc rút kiếm ra do chủ quan, rút nhanh trong khi thực quản đang co thắt.
Vì vậy, Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo việc thực hiện các màn biểu diễn nuốt vật lạ này vô cùng nguy hiểm. Theo bác sĩ Đông, vết thương thủng thực quản gây nguy cơ tử vong rất cao, có may lại lỗ thủng thì nguy cơ bục vết thương vẫn cao vì thực quản là bộ phận liên tục tiếp xúc với môi trường a-xít tiêu hóa từ dạ dày trào lên và tuyến nước bọt đưa xuống (cho dù bệnh nhân có được nuôi ăn trực tiếp qua dạ dày chứ không qua thực quản).
Theo TNO
Giấc mơ dang dở của chàng sinh viên bỗng dưng bị bệnh
Một trận sốt "thập tử nhất sinh" đã biến chàng trai Nguyễn Xuân Tài (22 tuổi) khi đang là sinh viên năm 2, Trường Cao đẳng Nghề Quy Nhơn (Bình Định) trở thành một người bị bệnh tâm thần, đành phải gác lại giấc mơ giảng đường.
Cậu sinh viên Nguyễn Xuân Tài hiện trú ở tổ 2, KV 1, phường Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Không khó để chúng tôi tìm ra nhà em Tài, ngôi nhà số 49A nằm ngay mặt đường Bà Triệu (TP Quy Nhơn). Ngôi nhà tối om, cửa đóng kín bưng, chỉ lâu lâu lại nghe những tiếng ồn ào bởi hai người con bị bệnh tâm thần.
Nguyễn Xuân Tài, sinh ra và lớn lên trong một gia đình 5 anh chị em, Tài là con út cũng là niềm hi vọng cuối cùng của cả gia đình có người được đặt chân vào giảng đường đại học. Bởi các anh chị của Tài đều đã lớn tuổi nhưng chẳng một ai được học hành đến nơi đến chốn, không có công việc ổn định. Hoàn cảnh khó khăn, người anh đầu phải nghỉ học sớm làm thuê đụng cái gì làm cái đó, miễn có tiền phụ giúp gia đình. Khi lớn, đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự, anh đi bộ đội, sau 3 năm đi lính trở về nhà, người anh bỗng mắc bệnh tâm thần. Hiện nay anh được trợ cấp của nhà nước 270.000 đồng/tháng.
Hai người chị và một anh trai nữa của Tài thì mỗi người tha phương mỗi nơi, người làm tận Sài Gòn, người ở Lâm Đồng, còn người đi phụ quán cơm ngay tại thành phố Quy Nhơn. Mặc dù các anh chị em đều đã đến tuổi dựng vợ gả chồng nhưng khổ nỗi gia đình nghèo, lại có nhiều người bệnh nên chẳng ai dám để ý.
Bố em Tài, ông Nguyễn Xuân Long (62 tuổi), vốn làm nghề đạp xích lô nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, ông bị bệnh mắt cườm nước đã mổ nhưng hai mắt chỉ thấy mờ mờ. Thời gian gần đây, ông lại thêm dấu hiệu bệnh thần kinh nên không thể mưu sinh.
Em Nguyễn Xuân Tài sau khi bị phát bệnh thần kinh, cứ thấy người lạ là sợ trốn vào góc nhà.
Còn mẹ em, bà Nguyễn Thị Xâm (62 tuổi), trước buôn bán trái cây, rau cỏ ở chợ cũng kiếm thêm thu nhập cùng chồng nuôi các con khôn lớn. Nhưng từ ngày chồng và các con bệnh nặng, bà phải làm bỏ công việc ở nhà lo chăm sóc gia đình cuộc sống thiếu trước hụt sau.
Đang chuẩn bị bữa cơm trưa đạm bạc, bà Xâm nghẹn ngào tâm sự: "Nếu như chồng con chẳng bị bệnh đau năm một chỗ thì hoàn cảnh gia đình tôi cũng không đến nỗi khó khăn. Chỉ tội thằng Tài, vì gia đình nghèo nên các anh chị nó chẳng đứa nào học hành cho ra môn ra khoai. Riêng Tài là con út được gia đình tạo điều kiện cho ăn học. Nào ngờ, bây giờ bỗng bị bệnh chẳng nhớ gì cả, đến bố mẹ cũng không biết, thấy người lạ thì sợ trốn vào xó nhà. Bây giờ bệnh tình không tiền chữa trị, em nó thành người mất trí nhớ nên phải bỏ học giữa chừng. Nó là niềm hy vọng để cha mẹ mở mặt, mở mày với bà con lối xóm nhưng bây giờ thì hết cả rồi...".
Cậu con út Nguyễn Xuân Tài là niềm hy vọng của ông Long và bà Xâm. Biết gia đình nghèo khổ nhưng được cha mẹ, các anh chị cố gắng tạo điều kiện cho đi học nên Tài đã cố gắng theo học. Hàng ngày, ngoài thời gian học ở trường, Tài được một cô chủ quán cà phê gần nhà tạo điều kiện cho em giữ xe để kiếm thêm thu nhập, có tiền mua sách vở.
Ông Long - bố em Tài bên chiếc xe xích lô phương tiện kiếm ăn chính của cả gia đình trước khi ông chưa bị bệnh mắt mờ không thấy đường đi
Tuy nhiên, số phận không mỉm cười với chàng sinh viên hiền lành, có khuôn mặt khôi ngô khi tai họa ập xuống. Khoảng đầu tháng 4/2012, Tài bị một trận sốt "thập tử nhất sinh" nhưng không được chữa trị kịp thời. Đến khi Tài sốt cao, thần kinh hỗn loạn nên sinh ra đập phá, la hét. Gia đình nghĩ Tài bị thần kinh nên đem con đi bệnh viện tâm thần chữa trị. Điều trị một thời gian dài, sức khỏe Tài bình thường nhưng lại mất trí nhớ chẳng biết gì nữa, thấy người lạ vào thì trốn vào xó nhà rồi từ đó Tài phải gác lại giấc mơ giảng đường.
Ông Ngô Đình Diễn (75 tuổi), một người hàng xóm, chia sẻ: "Trước đây, khi ông Long và các con chưa bị bệnh, hàng ngày ông đạp xích lô, bà vợ buôn bán nhỏ ở chợ nên gia đình cũng tạm ổn. Nhưng bây giờ một nhà có tới 3 người bệnh thì làm sao không khổ cho được. Thương nhất là cháu Tài, rất chịu khó vừa học vừa làm để giúp đỡ cha mẹ nhưng bỗng nhiên bệnh tật như thế...".
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phan Phúc Hưng - khu vực trưởng KV1, phường Lê Hồng Phong cho biết: "Gia đình ông Long khó khăn, khi biết cháu Tài bị bệnh địa phương, bà con khu phố quyên góp giúp 1 triệu đồng để cháu chữa bệnh. Đó là tình cảm của bà con, về lâu dài cần có sự chung tay của nhiều người khác nữa. Hiện phường đang tiến hành xét hộ nghèo nhằm tạo điều kiện cho gia đình cháu Tài được những quyền lợi nhất định. Tuy nhiên, theo quy định mới, việc xét hộ nghèo còn nhiều tiêu chí khác nữa nên cũng rất khó vì gia đình có tới 4 lao động chính".
Doãn Công
Theo dân trí
Vụ bệnh nhân chết lâm sàng: BS giải trình Người nhà bệnh nhân trước cổng bệnh viện (Ảnh: An ninh Thủ đô) Liên quan đến vụ một bệnh nhân chết lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội gần đây, chiều 17/11, Ban lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Hà Nội và phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thị Hoài An, bác sỹ trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh...