Bí thư xã bỏ nhiệm sở đi buôn trâu?
Chuyện hi hữu xảy ra tại Vĩnh Phúc khi “quan xã” không làm xã giàu còn “nhà quan” thì ngày càng phất.
Không chỉ chờ bị kỷ luật vì sử dụng bằng giả, ông Đàm Minh Tuấn, bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc) còn đang bị cho là thường xuyên bỏ nhiệm sở để đi buôn… trâu bò ở tận miền Nam. Căn nhà vợ chồng ông đang ở cũng có dư luận là lấn chiếm đất công.
6 năm làm chủ tịch, 13 năm làm bí thư xã, ông Đàm Minh Tuấn thực sự là một vị quan chức xã đầy quyền lực ở mảnh đất màu mỡ Vĩnh Thịnh.
Những “người cùng thời” kể: ông Tuấn sinh năm 1957, học hết lớp 9 rồi đi bộ đội sau đó xuất ngũ sớm và trở về quê hương. Với chí hay lam hay làm, mạnh dạn “xé rào” khi kinh tế thị trường xuất hiện ở vùng quê Vĩnh Thịnh, ông Tuấn đã sớm tham gia và có của ăn của để ngay khi làng xóm còn nghèo đói.
Năm 1995 đùng cái ông trở thành Chủ tịch xã rồi giữ cương vị ấy 6 năm liền. Năm 1999 ông được bầu là Bí thư và giữ hơn 2 nhiệm kỳ, tới nay đã là năm thứ 13 ông ở cương vị Bí thư.
Ở vào hàng ngũ lãnh đạo hàng đầu ở địa phương nhưng ông Tuấn không để lại những dấu ấn lớn lao trong việc xây dựng nông thôn mới. Nhiều người dân trong xã cho biết quê hương từ thời ông lên chủ tịch rồi bí thư vẫn “tàng tàng” như thế, không thay đổi gì chỉ có gia đình ông thì chuyển từ nhà nhỏ lên nhà to, mỗi ngày một giàu có hơn mà thôi.
Ông Đàm Minh Tuấn. Ảnh minh họa
Ông Tuấn không “nổi danh” trong vài trò lãnh đạo xã nhưng lại nổi tiếng trong vùng vì “mát tay” làm thương lái buôn trâu, bò. Ông buôn trâu, bò giống từ miền Nam ra bán cho bà con trong vùng, trong xã sau đó lại “bắt tay” với các đơn vị thu mua sữa để thu mua sữa cho bà con.
Người ta thường xuyên thấy ông bay đi bay lại giữa Hà Nội và Sài Gòn như đi chợ. Ông lại là người nắm được các chủ trương, chính sách về cho vay vốn để bà con sản xuất, chăn nuôi nên “nhất cử, lưỡng lợi”, bà con chăn nuôi nghe ông răm rắp.
Mà chẳng nghe cũng không được bởi bà con tin tuyệt đối vào lãnh đạo địa phương, ông Tuấn chả gì cũng là chủ tịch rồi hàng chục năm làm Bí thư xã. Thậm chí, Bí thư huyện ủy Vĩnh Tường ông Lê Chí Quang trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên còn ghi nhận: anh Tuấn là người có công phát triển đàn bò sữa ở Vĩnh Thịnh.
Video đang HOT
Công hay tư, chỉ người dân Vĩnh Thịnh, nhất là những người được “hưởng” hoặc phải trả giá vì nuôi trâu, bò do ông Tuấn cung cấp mới hiểu hết sự tình. Nhưng nội việc một ông Bí thư thường xuyên bỏ nhiệm sở để đi buôn là một dấu hỏi lớn cần phải suy nghĩ.
Chính ông Tuấn khi tiếp xúc với phóng viên đã “thật thà” cho biết mình thường bay vào Sài Gòn vào thứ 6 và ra vào Chủ nhật. Mà cũng không phải tuần nào cũng bay vào, thường là tháng đi một vài lần hoặc nếu đi nhiều là vào mùa cao điểm?
Phải chăng vì ông thường vắng mặt tại nhiệm sở nên khoảng chục năm trở lại đây Vĩnh Thịnh trở thành “điểm nóng” vi phạm trật tự xây dựng, trong đó có tình trạng đất nông nghiệp bị lấn chiếm, sử dụng trái phép.
Tât cả những công trình xây dựng trái phép trên địa bàn xã đêu không bị xử phạt hành chính và không hê có bât cứ môt văn bản nào đôi với các công trình xây dựng trái phép trên đât nông nghiêp này phải dỡ bỏ.
Bên cạnh đó, nhiều công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn xã Vĩnh Thịnh phục vụ dân sinh thì lại trong tình trạng “nằm chờ quyết toán” và hâu quả là nhiều năm nay vân không thê giải quyêt được.
Các công trình này gồm: nghĩa trang, trường nầm non, trạm y tế xã. Lý do không quyết toán được đều do “vênh” với dự toán được phê duyệt ban đầu, số tiền vênh này từ vài trăm triệu đến cả tỷ bạc.
Điều kiện để được học lớp học này là phải học hết cấp 3, vì sau đó, trường sẽ cấp bằng Cao đẳng cho người học. Không rõ bằng cách nào, ông Tuấn ung dung có một cái bằng bổ túc văn hóa, tên Đàm Minh Tuấn, sinh năm 1957.
Nghiêm trọng hơn, bỗng nhiên chuyện ông Bí thư Tuấn sử dụng bằng giả “phát lộ” gây xôn xao làng quê, chấn động lên cả tỉnh ủy, ủy ban. Số là cách đây 3 năm, huyện Vĩnh Tường cho ông Tuấn đi học lớp hành chính của trường Cao đẳng nội vụ Hà Nội mở tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).
Sau đó ông lên Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc xin xác nhận bằng bổ túc này có giá trị như bằng cấp 3 và được nhận vào học lớp hành chính nói trên. Ông tốt nghiệp và được cấp bằng cao đẳng.
Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã tiến hành kiểm tra việc sử dụng bằng giả của ông Tuấn. Trao đổi với báo giới, ông Triêu Đức Soạn, phó Chủ nhiêm Ủy ban kiêm tra tỉnh ủy Vĩnh Phúc (UBKT) cho biết sẽ khân trương, khách quan kiêm tra vụ viêc và sẽ sớm có kết luận trong tháng 4/2013 và chậm nhất là tới ngày 7/5/2013 sẽ công bố công khai để dư luận được rõ.
Ông Soạn cũng cho biết thêm, sau khi có kêt luân chính thức UBKT sẽ căn cứ theo các Điêu lê Đảng có hướng xử lý trường hợp ông Tuấn một cách nghiêm minh.
Về những sai phạm trong quản lý đất đai, quyết toán các công trình xã hội tại xã Vĩnh Thịnh, bí thư huyện ủy Vĩnh Tường Lê Chí Quang cho biết huyện đã nắm được và đang rà soát, thống kê để xử lý dứt điểm.
Dư luận đang trông chờ tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhanh chóng kết luận và xử lý vụ việc bí thư Tuấn sử dụng bằng giả song dư luận còn trông chờ hơn nữa vào việc kiểm tra tình trạng buông lỏng quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn xã Vĩnh Thịnh, làm rõ những nghi vấn về việc chính gia đình bí thư Tuấn và một số quan chức của xã (có người đã nghỉ hưu) lấn chiếm, hợp pháp hóa đất công làm nhà ở.
Đồng thời, cũng cần làm rõ việc ông bí thư dùng thời gian của nhà nước để làm giàu cho cá nhân cũng như kiểm tra việc phát triển đàn bò sữa ở Vĩnh Thịnh thông qua nguồn cung cấp giống là chính gia đình ông Bí thư xã.
Theo vietbao
Bí thư xã sốc nặng khi thấy xương người trong vườn
Ông bí thư phải uống 2 viên thuốc để chống sốc khi chứng kiến cảnh sát tìm thấy xương người trong vườn nhà. Khoảng 5 - 6 túi nylon tro cốt, bao gồm rất nhiều xương bị cháy trắng được thu giữ.
Cảnh sát bới tìm xương người trong nhà bà vợ bí thư hôm 14/3. Ảnh: N.H
3 ngày sau khi cảnh sát phát hiện nhiều xương người ở khu vườn nhà ông Võ Thanh Mỹ (Bí thư xã Kim Long, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu), người dân ở đây vẫn còn bàn tán xôn xao. Một số người tò mò tìm đến khu vườn tại ấp Liên Sơn, xã Xà Bang, (huyện Châu Đức) chỉ để nhìn ngó rồi suýt xoa khi biết nghi can gây ra vụ án ghê rợn là bà Lê Thị Hường (38 tuổi, vợ ông bí thư).
Trước đó, sáng 14/3, con đường nhỏ hai bên là vườn tược thẳng tắp bỗng đông nghịt người dân hiếu kỳ vây kín khu vườn nhà bà Hường. Họ đến để chứng kiến cơ quan chức năng khai quật và khám xét một số điểm nghi vấn bà Dương Thị Thủy Bình Hà (nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ kiêm thủ quỹ xã Kim Long) mất tích. Cảnh sát phong tỏa hai đầu đường, không cho ai vào trong, kể cả con bà Hà.
Trong số những người có mặt, một nhân viên điện lực cũng là người của gia đình bà Hường lại được mời đến hỗ trợ việc tìm kiếm khiến nhiều người dân thắc mắc. Theo nhân viên này, cuối tháng 5/2012 (sau khi bà Hà mất tích) ông được bà Hường gọi đến sửa điện. Sau khi kiểm tra, ông phát hiện đường dây điện nằm gần máy bơm nước, trước chuồng gà bị cháy. "Dây điện cháy do dùng quá tải. Tôi chỉ sửa nửa buổi là xong rồi ra về mà không nghi vấn gì", ông này cho biết.
Khoảng 8h30, ông Mỹ được triệu tập về để trực tiếp nghe đọc lệnh khám xét và chứng kiến quá trình công an đào bới, truy tìm chứng cứ trong vườn nhà mình. Nhân viên điện chỉ đường dây bị hỏng từng sửa. Cùng với bản đồ vẽ từ lời khai của bà Hường, công an kéo thước dây ra ba điểm nghi vấn và bắt đầu bới tìm.
Khu vườn nhà Bí thư Mỹ rộng khoảng 3.000 m2, trồng nhiều cây cà phê, điều, xung quanh là những khu vườn hàng xóm rộng mênh mông. Khu vực cảnh sát tập trung tìm nằm bên hông trái của căn nhà (ngược với giếng bỏ hoang được bơm nước tìm thi thể bà Hà). Cảnh sát phân làm hai nhóm 7-8 người tìm theo phương pháp "cuốn chiếu". Họ dùng bay xây hồ, bồ cào, nhẹ nhàng bới đất tìm từng cm.
Vài phút sau khi vào cuộc, cảnh sát phát hiện trên miệng hố rác cạnh chuồng gà (sát hông nhà) nhiều mẩu xương nhỏ nằm rải rác. Khi bới lên khoảng 20 cm, công an tìm thấy một xương bàn tay còn xếp nguyên vẹn nhưng khi cào lên thì vỡ vụn. Ngay sau đó, răng và rất nhiều xương chậu, xương ngón tay lần lượt được cho vào túi nylon. Nhìn thấy rõ nhất là hai đốt xương sống cổ dài khoảng 5 cm còn nguyên hình, nhưng đã bị cháy trắng.
"Chứng kiến cảnh ấy, chồng bà Hường bị sốc nặng và phải uống 2 viên thuốc. Sau đó, ông ta bị mời lên phía trước nhà lấy lời khai", nhân viên sửa điện cho biết.
Hố rác cạnh chuồng gà là nơi mà bà Hường khai đã đốt xác, cảnh sát tìm thấy nhiều xương và răng. Ảnh: An Nhơn
Việc cảnh sát tìm thấy xương nhanh chóng được loan báo ra phía ngoài. Người dân càng nhốn nháo, bàn tán sôi nổi. Những thành viên gia đình bà Hà vẻ mặt căng thẳng không biết thực hư ra sao. "Tôi nghe nói họ thấy xương bị cháy, không biết còn nguyên hay như thế nào. Chúng tôi đòi vào nhưng công an nhất quyết không cho. Tâm trạng chúng tôi quá lo lắng", anh Sơn nói.
Hố rác phát hiện xương cốt dài khoảng 2m, rộng 3m, nằm sát chuồng gà. Đây cũng là nơi bà Hường đã dùng dao rựa truy sát vợ chồng chủ nợ Nguyễn Chí Hùng hôm 15/1. Thời điểm đào bới, hố gần như bị lấp đầy bởi rất nhiều lá cây, vỏ trái điều, mùn than của cây điều, cà phê và một số cây bị cháy dang dở.
Theo gia đình anh Sơn, trước đó khi mọi người tìm, hố này được phủ một tấm lưới màu đen. Anh Sơn đã nghi ngờ định đào nhưng lúc đó mọi người quá mệt mỏi, lại phải lo làm cỗ 100 ngày cho cha nên đành bỏ dở. "Nếu lúc đó chúng tôi dùng cuốc, xẻng đào mạnh thì khó tìm được xương vì đã bị cháy vụn. Công an cũng khó tìm thấy chứng cứ", con trai bà Hà nhìn nhận.
Tại khu vực dãy cao su của hàng xóm, giáp ranh hàng rào nhà bà Hường, nhóm cảnh sát khác cũng tìm thấy nhiều mẩu xương chỉ chôn sâu 20 -30 cm. Tương tự là ở các gốc cà phê, vị trí cũng gần hố rác, nhiều tro cốt cũng được phát hiện.
Hơn 10h, công việc tìm kiếm kết thúc. Cơ quan chức năng thu được 5 - 6 túi nylon gồm rất nhiều xương, răng và mùn tro. Sau khi tiến hành một số thủ tục cần thiết, số vật chứng trên đã được đưa về phòng kỹ thuật hình sự để giám định. Anh Sơn sau đó cũng được mời lên lấy mẫu tóc, giám định ADN nhằm xác định những mẩu xương thu được trong vườn nhà bí thư xã có phải bà Hà không.
Theo vietbao
Chân dung vợ bí thư xã có khu vườn chứa tro cốt Bà Hường được hàng xóm cho là sống như đại gia khi khoe uống nước dừa thay nước lọc, may vài chục bộ quần áo một lần, mua đồ ăn không tiếc tiền. Quê ở miền Tây Nam Bộ, khi khoảng 18 tuổi, bà Hường tới thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) phụ bán quán nước. Lúc...