Bí thư Triệu Tài Vinh nói về việc người thân làm lãnh đạo ở Hà Giang
Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh ngày 17-9 đã lên tiếng khi trả lời báo chí về thông tin nhiều người thân như vợ, em trai, em gái… nắm giữ những chức vụ lãnh đạo tại các sở, ngành trong tỉnh Hà Giang.
Ngày 17-9, trao đổi với báo chí, ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Giang, thừa nhận một số mối quan hệ gia đình của ông với lãnh đạo một số Sở, Ngành của tỉnh miền núi này như thông tin đã đưa trên mạng xã hội. Tuy nhiên, ông Vinh khẳng định các chức vụ mà người thân ông được bổ nhiệm đều tuân thủ đúng quy định của Đảng, Nhà nước.
Ông Triệu Tài Vinh tại một cuộc họp ở tỉnh Hà Giang – Ảnh: Thành Long
Trước đó, mạng xã hội vài ngày nay có nhiều thông tin về một số lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang có quan hệ họ hàng, thân thích với Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh. Hàng ngàn lượt chia sẻ khiến dư luận bàn tán xôn xao về vấn đề này.
Theo thông tin trên mạng xã hội, bà Phạm Thị Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) là vợ của ông Triệu Tài Vinh; 3 em trai ông Vinh là những lãnh đạo ngành, địa phương trong tỉnh gồm: ông Triệu Tài Phong, Bí thư huyện ủy huyện Quang Bình; ông Triệu Sơn An, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì; ông Triệu Tài Tân, Phó Giám đốc viễn thông Hà Giang; em gái ông Vinh là bà Triệu Thị Giang là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Hà Giang; ông Mạc Văn Cường (em rể ông Vinh) là Phó Công an TP Hà Giang… Ngoài ra còn một số chức danh khác trong tỉnh là anh em họ hàng với Bí thư tỉnh Hà Giang.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cho biết ông đã nắm được thông tin và sẵn sàng đối diện cũng như có trách nhiệm phải trả lời rõ để mọi người hiểu. Theo ông Triệu Tài Vinh, cá nhân ông cũng không cảm thấy vui khi những người trong gia đình mình được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo.
Video đang HOT
Ông Vinh cho hay đã nhiều lần từ chối việc bổ nhiệm, bầu người thân của ông làm cán bộ lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh. Ví dụ, năm 2006, vợ ông là bà Phạm Thị Hà được ngành đề xuất bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang nhưng ông không đồng ý để vợ đảm nhiệm chức vụ đó.
Đến năm 2009, Giám đốc Sở NN-PTNT lúc bấy giờ đã đưa ra đề nghị, trình bổ nhiệm vợ ông làm Phó giám đốc sở này nhưng vợ chồng ông đến tận nhà giám đốc sở xin không nhận nhiệm vụ này. Đến năm 2013, lãnh đạo sở lại trình đề nghị bổ nhiệm vợ ông lên. Do đúng vào thời điểm khó khăn về nhân sự nên bà Hà đành phải đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh.
Đối với ông Triệu Tài Phong, em trai ông Vinh thì từ năm 2007 khi đang là Phó giám đốc Đài truyền hình tỉnh Hà Giang đã được luân chuyển về làm Phó chủ tịch huyện Quang Bình, giữ chức này tới năm 2011. Năm 2012, ông Nguyễn Quang Tuệ, Bí thư huyện ủy Quang Bình, được điều động lên tỉnh làm Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nên lãnh đạo huyện Quang Bình và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy có đề xuất ông Phong lên chức Bí thư huyện.
Ông Triệu Tài Vinh không đồng ý bổ nhiệm cho ông Phong theo đề xuất với lý do năm 2011 ông Phong là Phó chủ tịch huyện, đến năm 2012 mới làm Chủ tịch huyện được có 1 năm, nên không thể làm Bí thư Huyện ủy được. Sau đó, có một người khác lên làm Bí thư huyện Quang Bình. Năm 2014, khi vị bí thư này luân chuyển công tác thì em trai ông Vinh lại được trình và đã làm Bí thư huyện uỷ.
Đối với ông Triệu Sơn An, Phó chủ tịch huyện Hoàng Su Phì, một phần là do số người Dao trong huyện nhiều nên cơ cấu cán bộ lãnh đạo huyện bao giờ cũng phải có người Dao để đảm bảo cân bằng và dân vận cho tốt. Trước ông Triệu Sơn An có một cán bộ xã thuộc huyện Hoàng Su Phì được luân chuyển lên huyện có thể đảm nhận chức vụ Phó chủ tịch huyện được nhưng người này chưa học chính trị nên ông Triệu Tài Vinh chấp nhận bổ nhiệm ông Triệu Sơn An.
Ông Triệu Tài Vinh đã “đính chính” trường hợp ông Triệu Tài Tân không phải Phó giám đốc Sở Bưu chính viễn thông mà chỉ là Phó phòng hành chính của đơn vị này. Tương tự, trường hợp em gái ông Vinh là bà Triệu Thị Giang cũng không phải Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang.
Ông Triệu Tài Vinh cũng phủ nhận một số người khác mà thông tin trên mạng xã hội cho là người thân của ông. Cụ thể là ông Triệu Là Pham, Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy, và bà Triệu Thị Tình, quyền Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang không hề có quan hệ ruột thịt trong nhà mà đều là là cán bộ trưởng thành từ cơ sở và không hề có quan hệ ruột thịt trong nhà.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang chia sẻ thêm với tất cả những người thân, họ hàng của mình dù không muốn nhưng “tình cảm thua nguyên tắc” nên khi họ được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo như vậy, ông luôn nhắc nhở, quán triệt “phải làm việc hết sức nghiêm túc, không được làm việc sai trái, mang tiếng xấu cho gia đình và cho tôi”.
Đồng thời, ông Triệu Tài Vinh cũng nêu rõ việc mọi người chia sẻ, nêu các thông tin về gia đình ông lên mạng xã hội như vậy là quyền của họ, ông không can thiệp được nhưng ông mong, mọi người hiểu đúng, nhìn nhận bản chất sự việc một cách khách quan, rõ ràng chứ không chỉ nhìn những hình ảnh bên ngoài.
Ông Triệu Tài Vinh, sinh năm 1968, người dân tộc Dao; là tiến sĩ nông nghiệp. Ông Triệu Tài Vinh là một trong những Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất nước khi được bầu vào chức vụ này năm 2010 và tái đắc cử Bí thư Tình ủy Hà Giang năm 2015. Ông là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI và Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.
Theo N.Quyết (Người lao động)
Thu hồi toàn bộ văn bản sai về "bắt cóc lấy nội tạng"
Công an tỉnh Lào Cai đã yêu cầu thu hồi thông báo sai sự thật về 16 vụ bắt cóc lấy nội tạng và có hình thức xử lý ban đầu với cán bộ để xảy ra sai sót.
Công an Lào Cai đã kiểm điểm với cán bộ để xảy ra sai sót dẫn tới việc thông tin không chính xác về tình trạng bắt cóc lấy nội tạng.
Sáng 12.8, Đại tá Phạm Gia Chiến, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Lào Cai cho biết, văn bản thông báo cảnh giác "bắt cóc lấy nội tạng" là do Công an huyện Si Ma Cai (Lào Cai) ban hành.
Tuy nhiên, Đại tá Chiến khẳng định, không có sự việc 16 vụ/16 nạn nhân bị bắt cóc mổ lấy nội tạng tại địa bàn tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Giang. Thông tin trong văn bản cảnh báo của Công an huyện Si Ma Cai về tình trạng "bắt cóc mổ lấy nội tạng" ở Hà Giang là không chính xác.
Theo đại tá Chiến, thông báo của Công an huyện Si Ma Cai chỉ mang tính chất tuyên truyền, cảnh báo và phòng ngừa loại tội phạm bắt cóc mổ lấy nội tạng. Tuy nhiên, quá trình biên soạn thảo văn bản cán bộ công an huyện đã nhầm lẫn về thông tin dẫn tới sai sót khiến dư luận lo lắng, hoang mang.
"Công an tỉnh Lào Cai đã yêu cầu Công an huyện Si Ma Cai thu hồi toàn bộ văn bản cảnh báo đã phát đi các nơi, đồng thời tuyên truyền tới người dân trên địa bàn yên tâm sinh sống", Đại tá Chiến cho biết.
Khi được hỏi về việc xử lý cán bộ để xảy ra sai sót, Đại tá Chiến cho biết, trước mắt Công an tỉnh Lào Cai đã kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Trước đó, ngày 2.8, Công an huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) ra thông báo tới công an địa phương và các trường học trên địa bàn cảnh báo về tình trạng một số đối tượng đi ô tô bắt cóc người dân rồi mang đi mổ lấy nội tạng. Thông báo này, nêu sự việc xảy ra ở địa bàn tỉnh Hà Giang.
Tuy nhiên sau đó, lão đạo Công an tỉnh Lào Cai và Hà Giang đều lên tiếng bác bỏ thông tin về tình trạng bắt có mổ lấy nội tạng nêu trong văn bản của Công an huyện Si Ma Cai.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự (C45 - Bộ Công an) cũng khẳng định, tại Việt Nam không có vụ án bắt cóc để mổ lấy nội tạng.
Theo Danviet
CA Hà Giang bác tin 16 vụ bắt cóc trẻ em mổ nội tạng Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang cho biết, thông tin tại Hà Giang xảy ra bắt cóc trẻ em mổ lấy nội tạng không chính xác. Công an Hà Giang bác thông tin bắt có trẻ em mổ lấy nội tạng nêu trong thông báo của Công an huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Sáng 11.8, Đại tá Hầu Văn Lý,...