Bí thư TP.HCM: Thành phố mời bà con ngoại tỉnh ở lại tiêm vaccine
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên kêu gọi người dân ngoại tỉnh không tổ chức về quê tự phát và gửi lời mời bà con ở lại thành phố để tiêm vaccine.
Ngay sau khi công điện mới về phòng, chống dịch Covid-19 của Thủ tướng được ban hành, trao đổi với Zing, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên gửi đi thông điệp mong muốn người dân thực hiện triệt để việc giãn cách xã hội và không về quê tự phát.
Trong khi đó, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết thành phố không thay đổi trong chiến lược phòng, chống dịch giai đoạn tới và sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 thêm 14 ngày.
Kể từ khi toàn bộ 19 tỉnh, thành phía Nam áp dụng Chỉ thị 16, một vấn đề phát sinh là hàng nghìn người từ vùng dịch, đặc biệt là TP.HCM, tự đi xe máy về quê thay vì đăng ký theo sự tổ chức của các địa phương. Nhiều tỉnh, thành đã phát hiện các ca dương tính với SARS-CoV-2 trong số này. Có địa phương công bố không tiếp nhận người về tự phát.
Người dân không nên về quê tự phát
Theo công điện vừa được ban hành tối 31/7 của Thủ tướng, người dân tại khu vực áp dụng Chỉ thị 16 được yêu cầu “ai ở đâu ở đấy”, tuyệt đối không di chuyển khỏi nơi cư trú sau ngày 31/7.
Thành phố mời bà con ngoại tỉnh ở lại tiêm vaccine. Ai gặp khó khăn thì chịu khó liên lạc với địa phương, chúng tôi đã có kế hoạch hỗ trợ, chia sẻ Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên
Để thực hiện nghiêm công điện này, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết lãnh đạo thành phố đề nghị người dân ngoại tỉnh có nguyện vọng về quê thì đăng ký với địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm và tạo điều kiện để được trở về một cách chính thức.
Với mong muốn khắc phục tình trạng di chuyển tự phát những ngày gần đây, ông nhấn mạnh người dân không nên tự về quê, gây khó khăn trong tổ chức, tiếp đón, cách ly cho các địa phương khác cũng như gia đình, người thân.
“Trước mắt, thành phố mời bà con ngoại tỉnh ở lại tiêm vaccine. Ai gặp khó khăn thì chịu khó liên lạc với địa phương, chúng tôi đã có kế hoạch hỗ trợ, chia sẻ”, Bí thư TP.HCM kêu gọi.
Ông cũng mong người dân thành phố yên tâm thực hiện triệt để việc giãn cách xã hội theo quy định nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm.
Lãnh đạo TP.HCM sẽ hỗ trợ người dân mong muốn về quê và có sự đồng ý của địa phương. Ảnh: Chí Hùng.
Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM cho biết từ lâu, thành phố không có chủ trương đưa người dân ngoại tỉnh ở TP.HCM về quê. Bởi, mỗi người dân đến với thành phố đều có đóng góp cho sự phát triển chung.
“Tuy nhiên, trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, nếu bà con có nguyện vọng về và được địa phương đồng ý thì thành phố sẽ hỗ trợ, kể cả tiêm vaccine”, ông cho hay.
Trong khi đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ nhiều lần bày tỏ lo ngại về tình trạng người dân về quê tự phát và đánh giá việc áp dụng Chỉ thị 16 chưa thật sự nghiêm.
Ngày 30/7, TP.HCM có công văn khẩn đề nghị các tỉnh gửi kế hoạch tổ chức đưa người dân đang cư trú tại TP.HCM về địa phương. Sở Giao thông Vận tải TP.HCM phối hợp để tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển về vị trí tập kết tại thành phố (sân bay Tân Sơn Nhất, ga đường sắt Hòa Hưng, bến xe…). Sở Y tế được giao ưu tiên xét nghiệm và trả kết quả cho nhóm này trong thời gian sớm nhất; khuyến cáo trường hợp không được di chuyển.
Tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 thêm 14 ngày, không thay đổi chiến lược
Về biện pháp chống dịch thời gian tới, Phó bí thư Phan Văn Mãi cho biết theo Công điện 1063 của Thủ tướng, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện triệt để Chỉ thị 16 thêm 14 ngày. Người dân chỉ được ra ngoài trong trường hợp cấp cứu, mua thực phẩm và thuốc. Việc thi hành các biện pháp chống dịch của thành phố về cơ bản vẫn căn cứ vào Chỉ thị 12 của Thành ủy TP.HCM và Công văn 2468 của UBND TP.HCM.
Phó bí thư khẳng định thành phố không có thay đổi gì về chiến lược phòng, chống dịch và tập trung hơn vào công tác điều trị, cứu người.
“Không để ai có nhu cầu mà không tiếp cận được hệ thống cấp cứu”, ông nói.
TP bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu, chăm lo đời sống cho người yếu thế Phó bí thư Thường trực TP.HCM Phan Văn Mãi
Thành phố sẽ tiếp tục vận động và giám sát nhằm đảm bảo người dân thực hiện nghiêm, giãn cách xã hội triệt để; đồng thời, bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu, chăm lo đời sống cho người yếu thế.
Về tiêm vaccine Covid-19, thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo 5K trong quá trình tổ chức tiêm.
Một lần nữa, ông Mãi khẳng định thành phố huy động tất cả nguồn lực tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Ông kêu gọi lực lượng y bác sĩ, cả công và tư, nỗ lực tham gia cứu người, hạn chế ca tử vong.
TP.HCM tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 thêm 14 ngày. Ảnh: Quỳnh Danh.
Việc kéo dài thời gian áp dụng Chỉ thị 16 sau 1/8 đã được TP.HCM dự tính trong suốt tuần qua. Phó bí thư Phan Văn Mãi nhiều lần cho biết TP.HCM có thể thực hiện trong 2 tuần sau 1/8 để đảm bảo các biện pháp phát huy tác dụng.
“Thước đo là ngăn chặn được sự lây lan và phát tán của dịch bệnh. Lúc đó chúng ta mới có những tuyên bố kết thúc hay điều chỉnh cấp độ”, ông Mãi thẳng thắn nhận định và cho rằng thành phố luôn trong tâm thế chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
Lãnh đạo TP cũng nhiều lần bày tỏ mong muốn người dân đồng lòng, nghiêm túc thực hiện và tự giám sát trong cộng đồng, phản ánh các trường hợp chưa tuân thủ quy định.
“Ý thức của người dân là phòng tuyến đầu tiên và quan trọng nhất, không thể thay thế”, Phó bí thư TP.HCM nhấn mạnh.
Tính đến hết 31/7, TP.HCM trải qua 62 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 10 và Chỉ thị 16 cùng các biện pháp siết chặt. Chỉ thị 16 được chính thức áp dụng từ 0h ngày 9/7. Từ 24/7, TP.HCM thu hẹp nhóm đối tượng được phép hoạt động trong thời gian giãn cách. Từ 26/7, từ 18h đến 6h hàng ngày, người dân TP.HCM được yêu cầu hạn chế ra đường.
Tính từ 27/4 đến hết 31/7, TP.HCM trải qua 96 ngày bùng dịch và ghi nhận hơn 90.000 ca nhiễm, là tâm dịch lớn nhất cả nước.
Một vòng trung tâm TP.HCM sau 18h
Sau 3 ngày tăng cường các biện pháp hạn chế người dân ra đường từ 18h hôm trước đến 6h hôm sau, trung tâm thành phố vắng vẻ, không còn cảnh xe cộ tấp nập như ngày thường.
Bí thư Nguyễn Văn Nên nêu 7 giải pháp trọng tâm trong nửa tháng giãn cách
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhìn nhận giãn cách xã hội triệt để là cơ hội để phát hiện, xử lý người đã nhiễm; nếu trong 2 tuần không phát sinh thêm thì thành phố có thể kiểm soát được tình hình.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu kết luận cuộc họp tối 25.7. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Phát biểu kết luận tại hội nghị mở rộng lần thứ 7 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM tối 25.7, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhìn nhận việc thực hiện Chỉ thị 16 đối với một trung tâm kinh tế, xã hội của cả nước như TP.HCM là quyết định vô cùng khó khăn bởi tác động lớn đến nhiều mặt, không chỉ TP mà còn ảnh hưởng đến vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Thời gian qua, TP.HCM luôn nhận được quan tâm, chỉ đạo sát sao, hỗ trợ tận tình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chủ tịch nước, trực tiếp là Thường trực Chính phủ và Thủ tướng và các Bộ ngành.
"16 ngày qua, chúng ta đã làm được nhiều việc, cứu được nhiều người nhưng còn nhiều việc chưa làm được, có nhiều người chưa được cứu chữa. Đó là nỗi đau chung, khuyết điểm của hệ thống chính trị, người đứng đầu các cấp. Chúng tôi xin nhân dân lượng thứ", ông Nên bày tỏ.
Người dân có hoàn cảnh khó khăn ở P.13, Q.6, TP.HCM nhận gạo và mì gói trong những ngày giãn cách xã hội. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Bí thư Nguyễn Văn Nên đánh giá thực hiện giãn cách xã hội triệt để là cơ hội để phát hiện, xử lý người đã nhiễm; nếu trong 2 tuần không phát sinh thêm thì thành phố có thể kiểm soát được, tập trung chữa trị người nhiễm bệnh.
Người đứng đầu thành phố đề nghị mọi người dân nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng, người dân không ra ngoài đường khi không cần thiết, không tiếp xúc với người ngoài gia đình, tuân thủ quy tắc 5K.
Những ngày giãn cách, người dân chịu nhiều thiếu thốn nên thành phố sẽ tập trung cao nhất để hỗ trợ, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu. "Ở đâu còn để người dân thiếu ăn thiếu mặc thì đó là lỗi của bí thư, chủ tịch phường, xã đó", ông Nên nói.
Bản tin Covid-19 ngày 25.7: Cả nước 7.531 ca bệnh mới, người dân TP.HCM không ra ngoài đường từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau
Triển khai 7 biện pháp
Về những việc trọng tâm trong 15 ngày tới, TP.HCM sẽ triển khai 7 biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện để cán bộ và người dân thực hiện các biện pháp siết chặt theo Chỉ thị 16, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thứ nhất, là người dân ai ở nhà đó, chính quyền chăm lo lương thực, thực phẩm, phải tổ chức chặt chẽ trên từng nẻo đường, không để ùn tắc giao thông, xử lý linh hoạt, mềm dẻo.
Thứ 2, triển khai các biện pháp phù hợp để phát hiện F0, tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ tận tình, chăm sóc chu đáo người bệnh để hạn chế tử vong. Ông Nên đề nghị ngành y tế hoàn thiện cơ chế vận hành thông suốt từ khi phát bệnh đến chuyển viện, nằm viện của người bệnh.
Thứ 3, phối hợp chặt chẽ các hoạt động bảo trợ xã hội, kịp thời hỗ trợ người khó khăn, tuyệt đối không để ai thiếu ăn thiếu mặc. Hiện có nhiều nguồn hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men đông, tây y từ nhiều nơi gửi về nên cần phối hợp nhuần nhuyễn, phân phối kịp thời, hiệu quả.
Tiêm vắc xin Covid-19 tại TP.HCM. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Thứ 4, tổ chức tiếp nhận, mua và tiêm vắc xin Covid-19 nhanh nhất có thể đến các đối tượng. Hiện vắc xin không có nhiều nhưng kế hoạch cần dự trù để khi vắc xin có nhiều thì tổ chức tiêm sớm nhất đến các đối tượng đang chờ.
Thứ 5 là củng cố hoạt động truyền thông, đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời để mọi tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức chấp hành các biện pháp giãn cách; không chủ quan, xem thường nhưng cũng không hốt hoảng, lo sợ. Trong đó, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí cung cấp thông tin chính xác, đồng bộ để tránh nhiễu thông tin.
Thứ 6, các cơ quan chức năng khẩn trương phối hợp với bộ ngành chuẩn bị các phương án, kịch bản ca bệnh gia tăng để không bị động.
Cụ bà bật khóc khi được xe đón về Quảng Ngãi miễn phí tránh dịch Covid-19
Cuối cùng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu chuẩn bị chiến lược lâu dài bảo vệ sinh kế người dân, sức sống doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phục hồi kinh tế, xã hội ngay khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.
TPHCM tăng giãn cách, người ở khu phong tỏa chỉ đi chợ 2 lần/tuần Theo Chỉ thị mới, người dân trong khu phong tỏa chỉ đi chợ 2 lần/tuần bằng phiếu, các khu nhà trong hẻm, đông người phải được giãn dân, các chốt kiểm soát chỉ giải quyết một số trường hợp nhất định. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về tăng cường một số biện...