Bí thư TPHCM: Quy tắc 5K đã xuất hiện một số điểm không sát với thực tế
Bí thư TPHCM đánh giá, trong tình hình mới, địa phương cần xem xét lại việc thực hiện quy tắc 5K cho phù hợp.
Hiện tại, quy tắc này đã xuất hiện một số điểm không còn sát với tình hình thực tế.
Sáng 9/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 và phục hồi kinh tế TPHCM (Ban chỉ đạo) tổ chức buổi giao ban với các địa phương và sở, ngành về công tác ứng phó với những diễn biến mới của dịch bệnh. Những ngày qua, biến thể BA.2 của chủng Omicron đã chiếm ưu thế trên địa bàn.
Tại buổi làm việc, các ý kiến đóng góp chính xoay quanh vấn đề tổ chức lại các hoạt động trong tình hình mới, kế hoạch đảm bảo an toàn cho học sinh tới trường và các biện pháp ứng phó, làm giảm tốc độ gia tăng ca mắc Covid-19. Trong đó, TPHCM cần đưa ra những thay đổi để vừa kéo giảm số ca mắc mới, duy trì số ca nặng, tử vong ở biện pháp thấp nhất và tạo điều kiện thuận lợi để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Tránh việc nói mà không làm được, không sát thực tế
Phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, nhấn mạnh vào việc địa phương cần tập trung bảo vệ người có nguy cơ cao, trẻ em trong thời điểm biến chủng mới có những đặc điểm phức tạp, khó đoán định. Đặc biệt là khi biến thể BA.2 của biến chủng Omicron chiếm 64% số ca mắc mới trên địa bàn.
“Chúng ta mới biết biến thể BA.2 khác biến thể cũ là tốc độ lây lan nhanh hơn, nhưng chưa thể tìm hiểu sâu, chính xác các đặc điểm khác. Những người nhiễm có người chỉ một tuần là âm tính, có thể 2 tuần vẫn dương tính, chưa rõ do cơ địa hay yếu tố khác”, ông Nguyễn Văn Nên nhìn nhận.
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM (Ảnh: Q.H.).
Mặt khác, người đứng đầu Đảng bộ thành phố đánh giá, trong tình hình mới, địa phương cần xem xét lại để hướng dẫn quy trình, việc thực hiện quy tắc 5K cho phù hợp. Hiện tại, quy tắc này đã xuất hiện một số điểm không còn sát với tình hình thực tế.
“Ví dụ như việc đeo khẩu trang, sát khuẩn chúng ta đã quen và có thể thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề khoảng cách, không tập trung đã có điểm bất ổn. Nếu cứ kêu gọi thực hiện 5K mà không sửa lại cho phù hợp rất khó thực hiện, hoặc nói mà không làm được”, Bí thư Thành ủy TPHCM chia sẻ.
Phân tích rõ hơn quan điểm này, ông Nguyễn Văn Nên cho rằng, trong giai đoạn bình thường mới, học sinh đã đến trường, cơ quan, doanh nghiệp đã làm việc lại, việc không tập trung khó thực hiện. Đặc biệt tại trường học, việc ăn, ngủ của các cháu không thể không tập trung. Do vậy thành phố cần hướng dẫn phù hợp thực tế, đảm bảo tính khả thi, tránh bất cập về sau.
Video đang HOT
Diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM những ngày qua (Ảnh: Sở Y tế TPHCM).
Đối với các doanh nghiệp, cơ quan trên địa bàn, cơ quan chức năng cần hướng dẫn rõ, trong trường hợp có F0, quy trình xử lý diễn ra thế nào. Trong đó, quy định giữa doanh nghiệp, địa phương cần được phân định rõ, tránh việc có người làm, có người không.
Đánh giá về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn, Bí thư Thành ủy TPHCM đồng tình, trong nhiều tuần qua, số ca mắc Covid-19 mới tăng cao, tuy nhiên đã giảm nhẹ tốc độ trong tuần gần đây, số ca nặng, tử vong được hạn chế ở mức thấp nhất. Điều đó cho thấy những nỗ lực của thành phố giai đoạn này đã tạo ra kết quả bước đầu.
Nghiên cứu để F1 đi làm
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM nhắc đến kiến nghị của Bộ Y tế về việc để F1 đi làm trong một số trường hợp và đáp ứng một số điều kiện. Chủ tịch TPHCM cho rằng, địa phương cần nghiên cứu để hoàn thiện đề xuất này trong bộ tiêu chí an toàn đối với các lĩnh vực.
Cụ thể, các F1 nếu không có vấn đề gì về sức khỏe và có tinh thần tự nguyện, có thể được bố trí công việc. Các đơn vị có F0 không triệu chứng, không có vấn đề sức khỏe cũng được duy trì cách làm việc phù hợp.
“Hiện nay, nhiều cơ quan có 30-50 ca F0, cách ly 7-10 ngày cho đến 2 tuần sẽ rất bị động trong công việc. Tất nhiên, các F0 có triệu chứng cần nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, nhưng trường hợp không triệu chứng gì cần tính toán để đảm bảo hoạt động cơ quan, đơn vị sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh”, ông Phan Văn Mãi phân tích.
Các F1 nếu không có vấn đề gì về sức khỏe và có tinh thần tự nguyện, có thể được bố trí công việc (Ảnh minh họa: Hải Long).
Về tình hình lây nhiễm của biến chủng Omicron trên địa bản, Chủ tịch UBND TPHCM đề nghị, việc tiếp nhận các thông tin cần sự đánh giá cụ thể. Ngành y tế cần đánh giá tình hình dịch Covid-19 trên cơ sở chỉ đạo, khuyến cáo của Bộ Y tế, Tổ chức y tế thế giới và cơ quan chuyên môn.
“Đối với nhận định 6 tháng tới có thể xuất hiện thêm làn sóng dịch Covid-19, đây cũng là ý kiến tham khảo. Chúng ta tránh lơ là, mất cảnh giác nhưng tránh lo lắng thái quá dẫn đến hệ lụy không tốt”, ông Phan Văn Mãi lưu ý.
Theo số liệu của Ban chỉ đạo, trong 24 giờ qua, thành phố ghi nhận thêm 1.500 ca mắc Covid-19, gồm 1.102 người sàng lọc tại bệnh viện và 278 trường hợp được phát hiện tại cộng đồng. Tổng số ca nghi ngờ mắc Covid-19 qua xét nghiệm nhanh là 3.910 người.
Hiện tại, ngành y thành phố đang điều trị cho 5.367 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, 441 người cần hỗ trợ hô hấp, 63 ca cần thở máy xâm lấn, 333 ca là trẻ em dưới 16 tuổi và 75 phụ nữ đang mang thai.
Ngành ngân hàng đẩy mạnh kích cầu tín dụng cuối năm
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 29/10, tăng trưởng tín dụng bất ngờ ghi nhận mức tăng 8,72% so với cuối năm 2020, cao hơn so với mức tăng 6,5% ở cùng kỳ năm trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 tác động đến nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp trong nhiều tháng.
Tuy vậy, tại TP Hồ Chí Minh là nơi chịu tác động nặng nề nhất trong đợt dịch vừa qua thì tín dụng phục hồi vẫn còn rất chậm.
Khách hàng giao dịch tại hội sở chính Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Phục hồi còn chậm
Báo cáo gần đây của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho biết, với mức tăng trưởng tín dụng 8,72% đã có khoảng 77.700 tỷ đồng tín dụng mới được bổ sung cho nền kinh tế trong tháng 10, gần gấp đôi so với tháng 9.
Trong đó, lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, với 34.900 tỷ đồng được cấp vay mới trong tháng 10 và lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng được bổ sung 15.600 tỷ đồng. Dữ liệu cho thấy, tín dụng đã có mức tăng trưởng tích cực hơn so với kỳ vọng và thể hiện sự hồi phục của nền kinh tế sau giãn cách.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 10/2021, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn đạt khoảng 6,7%. Dù mức tăng này cao hơn so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên so với tháng trước đó thì nhìn chung tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh phục hồi vẫn còn khá chậm sau một tháng "mở cửa".
Mức tăng 6,7% trong 10 tháng, tín dụng ở TP Hồ Chí Minh cũng thấp hơn nhiều so với mức tăng tín dụng chung của cả nền kinh tế. Tuy vậy, với lịch sử tín dụng qua các năm, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong 2 tháng cuối năm.
"Việc tín dụng ở TP Hồ Chí Minh tăng trưởng chậm không phải do các ngân hàng thiếu vốn. Ngành ngân hàng thành phố cam kết cung ứng đủ vốn cho nhu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Thực tế, trong tháng 10, trên địa bàn ghi nhận nhiều hồ sơ đăng ký tín dụng phát sinh, nhưng đang trong quá trình thẩm định triển khai cho vay nên chưa được tính vào dư nợ tín dụng tháng. Với các tín hiệu gần đây, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn thành phố sẽ phục hồi mạnh hơn trong 2 tháng cuối năm", ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh cũng cho hay, hiện ngành ngân hàng thành phố đang tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Đặc biệt là triển khai hiệu quả Thông tư 14/2021/TT-NHNN ngày 7/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ước tính, dư nợ hỗ trợ có thể lên tới 1 triệu tỷ đồng với 400.000 lượt doanh nghiệp trên địa bàn sẽ được hỗ trợ.
Song song đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh sẽ giám sát chặt chẽ việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, khi các ngân hàng đã đồng thuận giảm bình quân 1 điểm % trên dư nợ hiện hữu tính từ đầu tháng 7/2021 đến nay. Đây được xem là chính sách hỗ trợ rất thiết thực cho doanh nghiệp, vì giúp doanh nghiệp giảm được chi phí tài chính, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp
Mới đây, trả lời chất vấn của đại biểu tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng có thể làm giảm chất lượng tín dụng, gia tăng nợ xấu. Vì thế, cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Tại TP Hồ Chí Minh, theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố cho rằng, trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa nới lỏng điều kiện vay vốn, ngành ngân hàng thành phố đã trao đổi, thống nhất phương án xử lý đối với các phương án sản xuất kinh doanh không có tài sản thế chấp. Bởi, đây là một trong những điểm nghẽn lớn nhất khiến các doanh nghiệp chưa tiếp cận được với vốn tín dụng từ ngân hàng.
Cụ thể, thay vì cần tài sản thế chấp thường là bất động sản, người dân, doanh nghiệp có thể thế chấp dòng tiền bán hàng, cho ngân hàng quản lý nguồn thu... để làm cơ sở thu hồi nợ, tạo điều kiện cho ngân hàng thẩm định, giải ngân vốn tín dụng cho các phương án sản xuất kinh doanh.
Như vậy, chỉ cần người dân, doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, minh bạch dòng tiền... thì khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng sẽ cao hơn. Đây được xem là giải pháp khá hiệu quả vừa đảm bảo cung ứng vốn cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo tính pháp lý cho các hợp đồng cấp tín dụng của ngân hàng trong bối cảnh ngành này cũng đang đối mặt với rủi ro nợ xấu tăng cao.
Giải pháp này được ngành ngân hàng thành phố triển khai trong khuôn khổ chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng, để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với vốn tín dụng của ngân hàng một cách thuận lợi và ưu đãi nhất.
Về phía các ngân hàng thương mại, để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh, nhiều ngân hàng đã tung các gói, chương trình ưu đãi nhằm kích cầu tín dụng trong giai đoạn này.
Chẳng hạn, tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Thương Tín (Sacombank), ngân hàng này đã dành nguồn vốn hơn 5.000 tỷ đồng hỗ trợ cho các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh tham gia chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 0,5-1,5%/năm.
Đồng thời, từ tháng 10, Sacombank triển khai nguồn vốn 20.000 tỷ đồng cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi chỉ từ 4,5%/năm cho kỳ hạn vay đến 3 tháng, 5,5%/năm với thời hạn lên đến 6 tháng và từ 4%/năm dành cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nguồn vốn được ngân hàng áp dụng đến hết ngày 31/12/2021.
Mới đây, Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng đã dành 5.000 tỷ đồng và 150 triệu USD với mức cho vay với lãi suất từ 5,1%/năm đối với VND và 2%/năm đối với USD cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, thời gian vay vốn lên đến 9 tháng tùy thuộc vào từng điều kiện cấp tín dụng.
Ngoài việc dành một lượng vốn với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch, ngân hàng này cũng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ; giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ; hạ lãi suất cho vay đối với các khách hàng bị ảnh hưởng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Còn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), đại diện ngân hàng cho biết, đã triển khai nhiều giải pháp gói giải pháp tài chính dành riêng cho nhóm khách hàng doanh nghiệp SME. Cụ thể, từ nay đến hết ngày 19/3/2022, SCB triển khai chương trình ưu đãi lãi vay dành cho các khách hàng tham gia sản phẩm "Vay vốn siêu tốc, phát lộc kinh doanh" với lãi suất ưu đãi, chỉ từ 6,99%/năm.
Các ngân hàng kỳ vọng, thông qua các gói kích cầu này, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong 2 tháng cuối năm. Qua đó, giúp doanh nghiệp, người dân khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng hơn sau thời gian dài "đóng băng" để phòng chống dịch.
Cần cơ chế hỗ trợ riêng cho 'đầu tàu' TP Hồ Chí Minh Dưới ảnh hưởng tiêu cực của làn sóng dịch COVID-19, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP Hồ Chí Minh quý III vừa qua ghi nhận con số thấp kỷ lục chưa từng có - âm 24,39%, cộng thêm nhiều lĩnh vực, nhiều ngành gãy đổ. Bước sang tháng 10, 11 dù hoạt động sản xuất công nghiệp, xuất khẩu... có tín...