Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh: “Đã đầu tư là phải hiện đại, khác biệt”
Tại cuộc gặp mặt 400 đại biểu các nhà đầu tư, doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13.10), ông Nguyễn Văn Đọc – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã nói về tiêu chí, định hướng đầu tư “Hiện đại – Khác biệt”, được rất nhiều doanh nhân ủng hộ và coi là động lực để đầu tư, kinh doanh tại Quảng Ninh.
Buổi gặp mặt của tỉnh Quảng Ninh với 400 đại biểu các nhà đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân. Ảnh: Nguyễn Quý
Theo Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc, Quảng Ninh luôn xác định việc tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Chính vì vậy, đồng hành cùng doanh nghiệp luôn là chủ trương được tỉnh Quảng Ninh quán triệt, xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo, điều hành.
Năm 2018, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục triển khai thực hiện nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động thông qua việc không ngừng cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của Chính quyền điện tử, Trung tâm dịch vụ hành chính công cấp tỉnh, các địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất.
Năm 2017, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), lần đầu tiên Quảng Ninh đứng thứ nhất trong 63 tỉnh, thành phố; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) đứng vị trí thứ 5/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đứng thứ 32/63 tỉnh, thành, tăng 30 bậc so với năm 2016. Điều đó đã thể hiện sự động viên, ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước về năng lực điều hành kinh tế cũng như nỗ lực cải cách hành chính, môi trường kinh doanh của tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua.
Video đang HOT
Trụ sở Liên cơ quan số 4 được xây dựng theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Ảnh: Báo Quảng Ninh
Góp phần cùng với tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ đồng hành cùng doanh nghiệp có vai trò không nhỏ của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Được thành lập từ năm 2012, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh ngày càng lớn mạnh, thể hiện tốt vai trò kết nối các doanh nghiệp, hội viên phát triển sản xuất kinh doanh, triển khai mô hình “Cà phê doanh nhân”, tham gia tổ chức đào tạo tập huấn, phổ biến kiến thức quản trị kinh doanh…
Thời gian tới, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đề nghị Hiệp hội tích cực tham gia, đóng góp trong việc xây dựng chính sách, đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Hiện nay, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được tỉnh triển khai xây dựng, để chính sách đi vào cuộc sống, có tác động hiệu quả cần được tham gia tích cực từ phía doanh nghiệp và các hiệp hội.
Tỉnh cũng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân cần chủ động nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, đề cao tinh thần dân tộc, văn hóa kinh doanh, xây dựng thương hiệu, đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển doanh nghiệp bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung toàn tỉnh và cả nước.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc tặng hoa chúc mừng các doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư tại Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Quý
Ông Phạm Văn Thể – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh – cho biết: Chưa bao giờ cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân lại dễ dàng đề xuất các ý kiến, kiến nghị với lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành như hiện nay. Cơ bản những kiến nghị của doanh nghiệp đã được tỉnh chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn giải quyết nhanh chóng, hợp lý. Trong giai đoạn hội nhập, tỉnh còn có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp, hướng doanh nghiệp phát triển quy mô và bền vững hơn.
5 năm trở lại đây, Quảng Ninh luôn nằm trong tốp 5 địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước. Kết quả này có sự đóng góp rất lớn từ phía các doanh nghiệp, doanh nhân. Hiện khoản thu từ doanh nghiệp có hoạt động tại tỉnh nói chung chiếm tỷ trọng khoảng 64% tổng thu ngân sách nội địa. Trong đó, thu từ doanh nghiệp quốc doanh chiếm 46%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh chiếm 11% và thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 7% thu nội địa.
Theo Danviet
Bí thư Quảng Ninh: Xử nghiêm các dự án mang tính chất đầu cơ đất
Đó là yêu cầu của Bí thư Tỉnh Uỷ Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc tại hội nghị nghe báo cáo về kết quả rà soát, xử lý các dự án đầu tư có sử dụng đất, mặt nước chậm tiến độ, vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh đợt 1 năm 2018.
Ngày 19.7, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị để nghe báo cáo về kết quả rà soát, xử lý các dự án đầu tư có sử dụng đất, mặt nước chậm tiến độ, vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh đợt 1-2018.
Quang cảnh hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc nhấn mạnh: Tỉnh sẽ tạo điều kiện tối đa về chính sách ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư phát triển các dự án trên cơ sở phải đảm bảo đúng các thủ tục theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu cần tiếp tục cập nhật các dự án vào phần mềm "Quản lý các dự án đầu tư có sử dụng đất, mặt nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh", trong đó có các dự án trên vịnh Hạ long, Bái Tử Long, các dự án trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế. Về trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai, cần tách bạch, làm rõ.
Sở TN&MT cùng các cơ quan chức năng khẩn trương rà soát hợp đồng kinh tế, hợp đồng giao đất, cho thuê đất của tổ chức, doanh nghiệp, bổ sung cam kết ràng buộc trách nhiệm. Về chủ trương nghiên cứu các địa điểm đầu tư, giao Sở KH&ĐT làm đầu mối; về quản lý quy hoạch, giao Sở Xây dựng làm đầu mối.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc phát biểu kết luận tại hội nghị.
Khi các dự án đã giao đất, các địa phương phải có trách nhiệm theo dõi, nắm bắt dự án trong quá trình triển khai tại địa phương mình. Quyết định theo dõi, thu hồi dự án hay không là của các cơ quan liên quan của tỉnh; tuy nhiên, địa phương có quyền kiến nghị, đề xuất. Trên cơ sở đó cơ quan cấp tỉnh sẽ thẩm tra.
Tỉnh cũng sẽ lưu ý việc thống nhất, đảm bảo thực hiện đúng các quy hoạch trong các dự án; rà soát lại việc giao đất cho các hộ dân. Liên quan đến các thủ tục về thu hồi dự án cũng phải đảm bảo yêu cầu chung theo luật. Đồng thời, hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích dự án, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch.
Tính đến ngày 15.5.2018, toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 1.593 dự án. Trong đó, 477 dự án đã được giao đất/ cho thuê đất, 598 dự án chưa được giao đất/cho thuê đất. Ngoài ra, đã thu hồi 454 dự án. Nhóm dự án đã cơ bản hoàn thành, loại ra khỏi danh sách các dự án cần theo dõi, đôn đốc là 518 dự án.
Cũng trong thời gian qua, phần mềm "Quản lý các dự án đầu tư có sử dụng đất, mặt nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" đã hoàn thành khung phần mềm (giai đoạn 1) và đã thực hiện nhập dữ liệu từ ngày 6.4.2018. Phần mềm cơ bản đã khắc phục nhiều hạn chế, thiếu sót so với việc theo dõi, quản lý thủ công.
Theo Danviet
Quảng Ninh tạm dừng mọi giao dịch đất đai tại Vân Đồn để chờ luật Chiều 3.5, ông Nguyễn Văn Đọc - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã thị sát tại huyện Vân Đồn, địa phương đang chuẩn bị các bước để thành lập Khu hành chính - kinh tế đặc biệt và là nơi được cho là có nhiều "vấn đề" trong quản lý đất đai thời gian vừa qua. Tại Dự án khu đô thị...