Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn : Sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy rừng
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ cháy rừng tại tiểu khu 324 (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thuộc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, đêm 29/6, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đã nhanh chóng đến hiện trường để kiểm tra công tác chữa cháy.
Mặc dù đêm nhưng lực lực chữa cháy vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy
Trưa 29/6, ngọn lửa bắt đầu cháy tại tiểu khu 324 thiêu rụi một số diện tích rừng. Ngành chức năng và chính quyền địa phương đã nhanh chóng huy động lực lượng để chữa cháy.
Ngọn lửa đã được dập tắt nhưng cháy vẫn đang âm ỉ
Video đang HOT
Lực lượng chức năng vẫn tiếp tục nỗ lực dập lửa trong đêm
Sau khi kiểm tra công tác chữa cháy rừng và nghe tổng thể quá trình phòng cháy và tổ chức chữa cháy rừng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cho rằng: Nắng nóng diễn ra liên tục, vì thế không chỉ hiện tại mà những ngày tới, khả năng bùng phát cháy vẫn ở nguy cơ cao. Trong điều kiện của Hà Tĩnh đang hướng tới phát triển rừng xanh và phát triển bền vững, mặc dù chủ rừng, người dân, các lực lượng chức năng, chính quyền các cấp đã tập trung cao độ, nhưng khả năng cháy rừng vẫn có thể lan rộng ở mức nguy hiểm.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn kiểm tra thực tế công tác chữa cháy rừng tại tiểu khu 324 thuộc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ quản lý
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn nhấn mạnh: Việc phòng chống cháy rừng phải là trách nhiệm chung của các cấp, ngành, hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Xảy ra cháy rừng còn ảnh hướng đến tổng thể môi trường trước mắt và lâu dài. Việc cháy rừng và trồng lại rừng phải mất rất nhiều năm.
Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, ngành coi phòng chống cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân. Khi mỗi người dân ý thức được điều đó thì công tác phòng chống cháy rừng sẽ được hạn chế.
“Quản lý chặt chẽ người vào rừng, chủ động dọn thực bì, đồng thời làm ngay đường băng cản lửa và phải có trực gác 24/24h ở tại các khoảnh, tiểu khu ngay tại các gia đình, ban quản lý rừng. Ở những khu rừng đang cháy hiện nay, khoanh tạo ra đường băng cản lửa, tuyệt đối không để cháy trở lại.
Các ngành chức năng của huyện, tỉnh cần lên phương án chuẩn bị sẵn sàng khi địa phương, chủ rừng có yêu cầu để đáp ứng ngay phương tiện, dụng cụ, con người đủ khả năng phòng, chữa cháy rừng; đồng thời, cần phải điều tra làm rõ, đánh giá thiệt hại và đặc biệt tìm ra nguyên nhân dẫn đến cháy rừng” – Bí thư Tỉnh ủy lưu ý.
Tại hiện trường, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đã động viên, khích lệ tinh thần trách nhiệm của các lực lượng chức năng và nhân dân địa phương tham gia chữa cháy
Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu, các địa phương, ngành chức năng cần phải tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác chữa cháy để kịp thời bổ sung các giải pháp, hạn chế cháy rừng trong thời gian tới. Tỉnh cũng sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong quản lý rừng, để xảy ra cháy rừng.
Nam Giang
Theo baohatinh
Nắng nóng, liên tiếp xảy ra các vụ cháy rừng ở Lai Châu
Từ ngày 20/4 ngược trở lại ngày 18/4, do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xảy ra hàng chục vụ cháy rừng và thảm thực vật, bước đầu gây thiệt hại cho một số diện tích rừng trồng và rừng tái sinh trên địa bàn.
Cụ thể, chỉ trong ngày 18/4 đã liên tiếp xảy ra năm vụ cháy tại các xã Nậm Cần (huyện Tân Uyên), Nậm Manh, Nâm Ban (huyện Nậm Nhùn), Ma Quai (huyện Sìn Hồ) và Nùng Nàng (huyện Tam Đường). Ngay sau khi phát hiện có cháy, UBND tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo các huyện huy động lực lượng tại chỗ với số lượng hàng nghìn người như dân quân, kiểm lâm, bộ đội và người dân địa phương tiến hành dập lửa. Các đám cháy đều được khống chế và dập tắt sau từ 3 đến 5 giờ nên không gây thiệt hại lớn.
Hiện tại tỉnh Lai Châu có tổng diện tích rừng trên 445 nghìn ha, độ che phủ đạt gần 50%, trong đó rừng tự nhiên chiếm trên 427 nghìn ha, rừng trồng hơn 18 nghìn ha. Trước thời tiết nắng nóng trong những ngày qua, địa phương đã thành lập ba tổ công tác và đang tăng cường kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống cháy rừng tại các huyện, thành phố.
Chi Cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu) cho biết: Đến nay diện tích rừng và diện tích thảm thực vật bị thiệt hại do cháy đang được các lực lượng chức năng thống kê. Ban Chỉ đạo phòng chống cháy rừng cấp tỉnh cũng đã thành lập các đoàn công tác và yêu cầu chính quyền địa phương các cấp duy trì chế độ trực phòng cháy chữa cháy rừng 24/24 giờ.
Ban Chỉ đạo phòng chống cháy rừng cấp tỉnh cũng yêu cầu lực lượng phòng chống cháy rừng các cấp cử các tổ công tác xuống cơ sở, tăng cường kiểm tra để có phương án xử lý kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng. Các địa phương được yêu cầu thực hiện tốt các chế độ thông tin báo cáo từ cơ sở thôn, bản đến Ban Chỉ đạo phòng chống cháy rừng các cấp và tăng cường kiểm tra công tác tuần tra phòng cháy chữa cháy rừng tại các vùng trọng điểm và các vùng giáp ranh, chủ động các phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy rừng để sẵn sàng sử dụng khi có cháy rừng xảy ra.
Theo Việt Hoàng (TTXVN)
Cháy hơn 10 ha rừng thông có thể do bất cẩn vứt tàn thuốc lá Tối 19/3, ông Trương Phước Anh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai xác nhận: Hiện tại đám cháy tại khoảng rừng thông thuộc địa bàn Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Đoa (Gia Lai) đã cơ bản được dập nguồn lửa, không cho bùng phát, lan rộng. Hiện trường vụ cháy. Trên 200 người gồm...