Bí thư Tỉnh ủy cùng hàng trăm người cứu đê bị vỡ ở Đắk Lắk
Do nước sông Krông Ana dâng cao, nước chảy xiết ồ ạt tràn vào cánh đồng nên chưa thể đắp lại được đoạn đê bị vỡ, nguy cơ vỡ thêm nhiều đoạn khác.
Chiều 13/8, ông Bùi Văn Cường, Bí thư tỉnh Đắk Lắk cùng đoàn kiểm tra có mặt trực tiếp chỉ đạo việc khắc phục sự cố vỡ đê ở xã Quảng Điền, huyện Krông Ân (Đắk Lắk).
Ông Phạm Ngọc Hùng – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Ana (Đắk Lắk) cho biết, hiện vẫn chưa thể thống kê được thiệt hại do vỡ đê và ngập lụt gây ra, toàn huyện đang dồn sức cho việc đắp đê cứu lúa.
Ông Bùi Văn Cường, Bí thư tỉnh Đắk Lắk cùng đoàn kiểm tra có mặt trực tiếp chỉ đạo việc khắc phục sự cố vỡ đê ở xã Quảng Điền, huyện Krông Ân (Đắk Lắk).
10m đê bao Quang Điên bi vơ khiến nươc sông Krông Ana tràn vào cánh đồng làm ngập diện tích lớn lúa sắp thu hoạch của người dân.
“Môt đoan hơn 10m đê bao Quang Điên bi vơ khiến nươc sông Krông Ana tràn vào cánh đồng làm ngập diện tích lớn lúa sắp thu hoạch của người dân.
Ngay sau khi xảy ra sự cố vỡ đê, UBND huyện đã chi đao các ngành chưc năng của huyện và chính quyền địa phương băng moi phương tiên và con ngươi phai gia cô ngay đoan đê bi vơ đê cưu lúa, giam thiêu thiêt hai cho bà con.
Video đang HOT
Từ sáng sớm đến nay, hàng trăm cán bô, chiên sỹ công an, quân đội, dân quân tư vê cùng nhân dân các xã Quang Điên, Bình Hòa nỗ lực đắp đê cưu lúa, nhưng vẫn chưa khắc phục được. Do nước sông Krông Ana dâng cao, nước chảy xiết ồ ạt tràn vào cánh đồng nên chưa thể đắp lại được đoạn đê bị vỡ, nguy cơ vỡ thêm nhiều đoạn đê khác”, ông Hùng nói.
Một số hình ảnh sự cố vỡ đê xảy ra sáng nay tại xã Quảng Điền, huyện Krông Ân (Đắk Lắk):
Gần chục mét đê bao tại xã Quang Điên bi vơ.
Hơn 1.000 ha lúa sắp thu hoạch bị ngập úng.
Hàng trăm người được huy động khắc phục sự cố.
Đến hiện tại, sự cố vỡ đê vẫn chưa được khắc phục, thậm chí nhiều đoạn có nguy cơ vỡ tiếp.
Hiện nay, nhiều đoạn tuyến đê bao này đã xuống cấp, nguy cơ sạt lở.
Theo VTC
Cà Mau kiến nghị Trung ương hỗ trợ 1.400 tỷ đồng di dời dân cư vùng thiên tai
Nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của 646 hộ dân ở vùng có nguy cơ sạt lở nguy hiểm, tỉnh Cà Mau kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ 1.400 tỷ đồng để bố trí di dời dân cư vùng thiên tai vào các cụm, tuyến dân cư mới giai đoạn 2016-2020 và lộ trình tới năm 2025.
Lực lượng dân quân tự vệ tham gia giúp người dân khắc phục hậu quả trong vụ sạt lở trên địa bàn huyện Năm Căn vào ngày 10/6. Ảnh: Huỳnh Thế Anh/TTXVN
Trước mắt, tỉnh kiến nghị hỗ trợ 140 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác cho địa phương triển khai khẩn cấp dự án đầu tư hạ tầng tái định cư, di dời 646 hộ dân đang sinh sống ở vùng thiên tai (ven sông, ven biển, vùng có nguy cơ sạt lở cao) vào khu vực tái định cư đảm bảo an toàn gắn với việc bố trí sản xuất; qua đó giúp các hộ dân ổn định cuộc sống, sản xuất lâu dài.
Theo đó, Cà Mau đã xây dựng 4 dự án bố trí, sắp xếp dân cư, bao gồm: Dự án bố trí dân cư cho 52 hộ dân vùng thiên tai khóm 1 và 2, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn có tổng mức đầu tư 32 tỷ đồng; Dự án bố trí dân cư cho 270 hộ dân vùng thiên tai ấp Rạch Tàu Đông, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển có tổng mức đầu tư 58 tỷ đồng; Dự án bố trí ổn định dân cư cho 108 hộ dân vùng thiên tai ấp Nhà Luận, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tổng mức đầu tư 18 tỷ đồng và Dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư cho 216 hộ dân ở khu vực chợ Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tổng mức đầu tư 32 tỷ đồng.
Bốn danh mục công trình nêu trên đã được UBND tỉnh Cà Mau báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương tại Tờ trình số 167/TTr-UBND ngày 21/12/2018.
Cà Mau là tỉnh có 3 mặt giáp biển, nhiều cửa sông lớn thông ra biển nên thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai. Đơn cử trong những ngày đầu tháng 8/2019, mưa to, dông lốc, thủy triều dâng cao... đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản, diện tích sản xuất, nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh, với tổng thiệt hại ước tính lên đến trên 32 tỷ đồng. Trong đó, có gần 1.000 căn nhà bị sập và tốc mái, 1.845 căn nhà và 2.540m đường giao thông, 470m bờ bao vuông tôm, nhiều tàu cá bị chìm trên vùng biển... Thiệt hại về tài sản ước tính lên đến trên 32 tỷ đồng.
Do vậy, UBND tỉnh đã đề xuất, kiến nghị Trung ương hỗ trợ vốn khẩn cấp để bố trí di dời và tái định cư cho người dân vùng thiên tai. Đây là một trong những giải pháp chủ động ứng phó, góp phần làm giảm thấp nhất thiệt hại cho người dân ở vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai.
Theo Kim Há (TTXVN)
Sơn La: Khốn khổ, có nhà không dám ở ra ở lều lệt bệt bùn đất Những trận mưa kéo dài do ảnh hưởng cơn bão số 3 vừa qua tại các tỉnh miền núi Tây Bắc, khiến cho cuộc sống của 21 hộ dân ở bản Nọng Lót (xã Mường Sai, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) bị đe dọa bởi nguy cơ lở núi luôn rình rập, có thể vùi lấp cả bản bất cứ lúc nào....