Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường : Vụ bà Ái Sa xử lý không có vùng cấm
Bên hành lang Quốc hội, PV Dân Việt có trao đổi nhanh với Đại biểu Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk xung quanh vụ việc xử lý trách nhiệm trong vụ “nữ trưởng phòng mượn bằng” Trần Thị Ngọc Ái Sa.
Ông Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk (ảnh N.Y).
Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường khẳng định việc xử lý sai phạm của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa vừa qua là nghiêm túc. PV đặt câu hỏi “việc xem xét, xử lý những cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc đưa bà Ái Sa vào Đảng; quy hoạch, bổ nhiệm bà Ái Sa lên chức trưởng phòng” Tỉnh ủy đã có chỉ đạo gì?. Ông Bùi Văn Cường cho biết, việc đó đang được Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk làm.
Trả lời câu hỏi: Từ vụ việc sai phạm của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, Đắk Lắk có tiến hành rà soát lại công tác cán bộ để tránh xảy ra những trường hợp tương tự, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường nói: “Trong chỉ đạo tỉnh đã có 4 văn bản để yêu cầu các sở ban ngành, các huyện tiến hành rà soát theo chỉ đạo của Trung ương, nếu phát hiện trường hợp nào sai phạm sẽ xử lý theo quy định. Còn riêng trường hợp ở Văn phòng Tỉnh ủy (liên quan sai phạm của bà Ái Sa), Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đang vào cuộc để xem xét quy trình, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình kết nạp Đảng, đề bạt, cất nhắc bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, phát hiện sai phạm ở đâu xử lý đó, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
Trước đó, vào ngày 21/10, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định thi hành kỷ luật bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Quản trị – Văn phòng Tỉnh ủy) bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Tiếp đến ngày 23/10, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành quyết định buộc thôi việc đối với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thường gọi Trần Thị Ngọc Thảo, tên trong hộ khẩu Trần Thị Ngọc Thêm).
Việc xử lý trách nhiệm của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa được cho là “không có vùng cấm”
Trước nữa, từ đơn tố cáo nặc danh, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xác định bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (Thảo) đã dùng bằng cấp 3 của chị gái để học tập, làm việc.
Ban đầu, bà Sa (Thảo) đã dùng bằng cấp 3 của chị mình để xin vào làm tại Công ty xuất nhập khẩu 2/9 (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Sau đó, bà Sa (Thảo) tiếp tục dùng tấm bằng này học Trung cấp Kế toán.
Từ năm 2005 đến 2009, bà Sa (Thảo) làm kế toán tại Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk. Quá trình làm việc tại nhà khách, bà Sa (Thảo) học đại học từ xa (thuộc Đại học Đà Nẵng) và lấy bằng cử nhân kế toán. Năm 2007, bà Sa (Thảo) được bổ nhiệm làm kế toán trưởng Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Đến tháng 10/2009, bà Sa (Thảo) được điều động về làm kế toán tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk. Đến năm 2015, bà được bổ nhiệm làm Phó phòng Quản trị, rồi sau đó là Trưởng phòng. Sau khi có đơn tố cáo, cơ quan chức năng đã vào cuộc và bà Sa (Thảo) đã thừa nhận toàn việc sai phạm.
Theo danviet
Vì sao nữ trưởng phòng Tỉnh uỷ mượn bằng tiến thân khai tên là Ngọc Thảo?
Ngoài việc tiết lộ nữ trưởng phòng Hành chính - Quản trị có tên thật là Ngọc Thêm, đại diện Tỉnh ủy Đắk Lắk còn lý giải nguồn gốc cái tên Ngọc Thảo.
Việc bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, Trưởng phòng Hành chính - Quản trị, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk được phát hiện có tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo, rồi sau đó lại có thông tin Trần Thị Ngọc Thêm mới là tên thật khiến những người theo dõi câu chuyện này ngày càng cảm thấy rối rắm. Vậy rốt cục nữ trưởng phòng này tên gì? Nếu Ngọc Thêm mới là tên thật thì cái tên Ngọc Thảo từ đâu mà ra?
Nguồn tin của phóng viên từ Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk xác nhận, bà Ái Sa viết trong hồ sơ sinh hoạt Đảng tên thật là Thảo và có 11 anh em, bao gồm bà Trần Thị Ngọc Ánh, đảng viên, công tác tại một trường mầm non ở phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Công văn số 3106-CV/VPTU đề nghị "Phối hợp thông tin việc xử lý vi phạm đối với cán bộ Đảng viên".
Vị này thông tin thêm, trong quá trình xác minh lý lịch bà Ái Sa, chi bộ Phòng Hành chính - Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xác minh dựa trên chi bộ của bà Ngọc Ánh, chứ không đến xác minh ở Đảng ủy nơi bố mẹ bà Ái Sa sinh sống nên mới dẫn đến sai sót.
Lý giải vì sao nữ trưởng phòng Hành chính - Quản trị có tên thật Trần Thị Ngọc Thêm (theo tường trình của chị gái bà là nữ hộ sinh Trần Thị Ngọc Ái Sa) nhưng lại viết trong hồ sơ sinh hoạt Đảng là Trần Thị Ngọc Thảo, nguồn tin từ Văn phòng Tỉnh ủy cho biết: Tên Thêm là tên lúc nhỏ gia đình đặt, gọi là tên cúng cơm. Tuy nhiên, từ nhỏ đến lớn và cả hiện nay, mọi người trong gia đình đều gọi bà này là Thảo.
Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, vụ gian dối về nhân thân, bằng cấp của bà Ái Sa (Ngọc Thảo) đang được các cơ quan chức năng thẩm tra, xác minh và không bao che. Văn phòng Tỉnh ủy không cho người phụ nữ này thôi việc và sẽ xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định.
Bà Thảo lấy bằng cấp của chị là Trần Thị Ái Sa để làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Để làm rõ hơn nhân thân của nữ trưởng phòng này, phóng viên đã tìm đến phường 2, thành phố Đà Lạt, theo đơn tố cáo nặc danh là nơi bố mẹ bà Ái Sa từng sinh sống. Ông Nguyễn Cảnh Phương - Bí thư chi bộ tổ dân phố 9, phường 2, xác nhận ông bà này từng ở đây. Tuy nhiên, bố bà Ái Sa đã mất, còn mẹ đã chuyển đi nơi khác.
Ngoài ra, cách đây 3 năm, chi bộ từng ký giấy xác nhận lý lịch cho ông Trần Phi Dũng (sinh năm 1966, Đảng viên) là anh trai bà Ái Sa, làm việc tại Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng. "Nhưng giờ thì ông ấy chuyển công tác nên chắc sinh hoạt chi bộ khác. Tôi chưa bao giờ ký xác nhận cho người nào có tên là Ái Sa cả", ông Phương nói.
Do bà Ái Sa từng có tên trong sổ hộ khẩu của bố mẹ là ông Trần Phi Hảo và Trần Thị Ngọc Yến, địa chỉ số nhà 82, đường Hoàng Diệu, phường 5, thành phố Đà Lạt, phóng viên đã liên hệ làm việc với ông Nguyễn Đức Cường - Bí thư Đảng ủy phường 5. Ông này khẳng định: " Qua xác minh, địa chỉ trên không có người nào tên như thế. Đảng ủy phường này chưa bao giờ ký giấy xác nhận lý lịch vào Đảng cho ai tên Trần Thị Ngọc Ái Sa".
Video: Bí thư chi bộ tổ dân phố 9, phường 2, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng trao đổi với phóng viên
Về phía trách nhiệm của tổ chức, dư luận đang thắc mắc tại sao bà Ái Sa làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy từ năm 2011 đến 2019, qua mấy đời lãnh đạo đơn vị này mà vẫn không bị phát hiện sai phạm. Ông Trần Phú - nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, cho biết, ông đảm nhiệm vị trí này từ năm 2004 đến tháng 9/2010.
Từ tháng 10/2010 đến tháng 12/2015, ông Bùi Văn Bang làm Bí thư Đảng ủy kiêm Chánh Văn phòng Tỉnh ủy. Từ năm 2016, vị trí này do ông Bạch Văn Mạnh đảm nhiệm. Ông Mạnh chuyển sang làm Giám đốc Sở Nội vụ từ ngày 1/10/2019.
Về quy trình kết nạp Đảng của bà Ái Sa, ông Phú nói thêm, bà Sa phải được bí thư chi bộ giới thiệu. Ông Trần Xuân Bảy (hiện làm Giám đốc Nhà khách tỉnh Đắk Lắk), chính là Bí thư chi bộ Hành chính - Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy thời kỳ này.
" Việc thẩm tra hồ sơ, lý lịch phải làm từ cơ sở, bao gồm chi bộ, Đảng ủy Văn phòng rồi sau đó mới báo cáo kết quả về Đảng ủy khối xem xét, chuẩn y, kết nạp", ông Phú chia sẻ và khẳng định: " Để giới thiệu kết nạp đảng viên đối với bà Ái Sa, theo trình tự, cơ sở là chi bộ Phòng Hành chính - Quản trị, tiếp đó qua Đảng ủy cơ quan giới thiệu, sau đó Đảng ủy khối mới ra quyết định kết nạp".
Ông Bùi Văn Cường - Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk - cho biết: " Tỉnh ủy sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không có trường hợp ngoại lệ. Bà Trần Ngọc Ái Sa là cán bộ do Văn phòng Tỉnh ủy quản lý nên hiện nay, Văn phòng Tỉnh ủy đang thực hiện quy trình xử lý bà Sa".
HỮU DANH
Theo VTC
Thông tin bất ngờ '3 trong 1' về nữ trưởng phòng Ái Sa ở Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguồn tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk tiết lộ, 3 tên gọi Trần Thị Ngọc Thêm, Trần Thị Ngọc Thảo hay Trần Thị Ngọc Ái Sa... đều là một. Nguồn tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk tối 8/10 cho biết, liên quan đến quy trình xác minh lý lịch kết nạp Đảng đối với bà Trần Thị Ngọc Ái...