Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường : Mở đường cao tốc Đắk Lắk Khánh Hòa là chủ trương đột phá
Ông Bùi Văn Cường cho rằng, mở đường cao tốc Đắk Lắk – Khánh Hòa là chủ trương đột phá để tạo đà phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà.
Sáng 9/11, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk – Bùi Văn Cường có buổi làm việc với Sở Giao thông Vận tải tỉnh này về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2019; định hướng công tác năm 2020; quy hoạch phát triển giao thông.
Tại buổi làm việc, ông Đỗ Quang Trà – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải kiến nghị tỉnh cần đề xuất với với Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính quan tâm hỗ trợ nguồn vốn phát triển hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn…Trong đó, tỉnh cần đề xuất mở tuyến cao tốc để di chuyển từ Khánh Hòa đi Đắk Lắk và ngược lại.
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk – Bùi Văn Cường phát biểu tại buổi làm việc với Sở Giao thông Vận tải.
“ Nhiều phương tiện di chuyển quốc lộ 26 từ TP Buôn Ma Thuột xuống TP Nha Trang phải mất hơn 4 tiếng do đường đèo ngoằn ngoèo, cách trở. Nếu có đường cao tốc thì thời gian rút lại còn chưa đầy 2 tiếng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chính con đường cao tốc này sẽ giúp thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Chính vì vậy, tôi đề nghị Tỉnh ủy Đắk Lắk nghiên cứu về phương án xây dựng tuyến cao tốc Đắk Lắk – Khánh Hòa”, ông Trà nói.
Sau khi nghe ông Trà nói, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường đồng ý với ý kiến trên của lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải.
Bí thư Bùi Văn Cường nhấn mạnh: “ Mở rộng đường giao thông và có cao tốc chính là chủ trương mang tính đột phá. Đường cao tốc nối liền 2 tỉnh Khánh Hòa – Đắk Lắk là đúng đắn. Tuy nhiên, để làm được những bước đột phá như trên, UBND tỉnh cần sớm có văn bản mời các chuyên gia tư vấn giúp địa phương về tổng mức đầu tư, chiều dài tuyến cao tốc.
Đường cao tốc hình thành sẽ kéo du khách từ Khánh Hòa lên Tây Nguyên, từ đó giúp ngành du lịch phát triển. Ngoài ra, kinh tế – xã hội của Đắk Lắk cũng sẽ thay đổi nếu có tuyến cao tốc này“.
THANH HẢI
Theo vtc.vn
Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường : Vụ bà Ái Sa xử lý không có vùng cấm
Bên hành lang Quốc hội, PV Dân Việt có trao đổi nhanh với Đại biểu Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk xung quanh vụ việc xử lý trách nhiệm trong vụ "nữ trưởng phòng mượn bằng" Trần Thị Ngọc Ái Sa.
Ông Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk (ảnh N.Y).
Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường khẳng định việc xử lý sai phạm của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa vừa qua là nghiêm túc. PV đặt câu hỏi "việc xem xét, xử lý những cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc đưa bà Ái Sa vào Đảng; quy hoạch, bổ nhiệm bà Ái Sa lên chức trưởng phòng" Tỉnh ủy đã có chỉ đạo gì?. Ông Bùi Văn Cường cho biết, việc đó đang được Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk làm.
Trả lời câu hỏi: Từ vụ việc sai phạm của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, Đắk Lắk có tiến hành rà soát lại công tác cán bộ để tránh xảy ra những trường hợp tương tự, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường nói: "Trong chỉ đạo tỉnh đã có 4 văn bản để yêu cầu các sở ban ngành, các huyện tiến hành rà soát theo chỉ đạo của Trung ương, nếu phát hiện trường hợp nào sai phạm sẽ xử lý theo quy định. Còn riêng trường hợp ở Văn phòng Tỉnh ủy (liên quan sai phạm của bà Ái Sa), Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đang vào cuộc để xem xét quy trình, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình kết nạp Đảng, đề bạt, cất nhắc bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, phát hiện sai phạm ở đâu xử lý đó, không có vùng cấm, không có ngoại lệ".
Trước đó, vào ngày 21/10, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định thi hành kỷ luật bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy) bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Tiếp đến ngày 23/10, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành quyết định buộc thôi việc đối với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thường gọi Trần Thị Ngọc Thảo, tên trong hộ khẩu Trần Thị Ngọc Thêm).
Việc xử lý trách nhiệm của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa được cho là "không có vùng cấm"
Trước nữa, từ đơn tố cáo nặc danh, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xác định bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (Thảo) đã dùng bằng cấp 3 của chị gái để học tập, làm việc.
Ban đầu, bà Sa (Thảo) đã dùng bằng cấp 3 của chị mình để xin vào làm tại Công ty xuất nhập khẩu 2/9 (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Sau đó, bà Sa (Thảo) tiếp tục dùng tấm bằng này học Trung cấp Kế toán.
Từ năm 2005 đến 2009, bà Sa (Thảo) làm kế toán tại Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk. Quá trình làm việc tại nhà khách, bà Sa (Thảo) học đại học từ xa (thuộc Đại học Đà Nẵng) và lấy bằng cử nhân kế toán. Năm 2007, bà Sa (Thảo) được bổ nhiệm làm kế toán trưởng Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Đến tháng 10/2009, bà Sa (Thảo) được điều động về làm kế toán tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk. Đến năm 2015, bà được bổ nhiệm làm Phó phòng Quản trị, rồi sau đó là Trưởng phòng. Sau khi có đơn tố cáo, cơ quan chức năng đã vào cuộc và bà Sa (Thảo) đã thừa nhận toàn việc sai phạm.
Theo danviet
Bộ trưởng Trần Hồng Hà muốn chuyển ghế QH cho đại biểu chuyên trách Thảo luận tại tổ về dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức QH sáng nay, Bộ trưởng TN-MT nhấn mạnh, đã đến lúc xem lại số lượng ĐB chuyên trách. "Bây giờ nhiều việc hỏi Bộ trưởng là Bộ trưởng không nắm được đâu, trả lời không cẩn thận bị dân phê bình. Thực ra thẩm quyền...