Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang: Trước không bảo giá lợn lên 40.000 được, nay bảo xuống 70.000 đồng/kg, dân khó nghe
“Trước đây, giá lợn giảm có lúc còn 20.000 đồng/kg, chúng ta không bảo lên 40.000 đồng/kg được, bây giờ giá lợn lên 90.000 đồng/kg, lại bảo phải xuống 70.000 đồng/kg, người dân họ cũng khó mà chia sẻ”.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Bùi Văn Hải chia sẻ như trên tại buổi làm việc với Bộ NNPTNT về tình hình tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (diễn ra vào ngày 26/4). Ông Hải cho rằng: “Trước kia, giá lợn hơi có lúc giảm chỉ còn 20.000 đồng/kg nhưng chúng ta không bảo lên được 40.000 đồng/kg, thậm chí có lúc người dân còn phải đổ lợn xuống sông. Nếu bảo lên được 40.000 đồng/kg, thì người dân đã yên tâm sản xuất. Còn bây giờ, giá lợn lên 90.000 đồng/kg, chúng ta bảo phải giảm xuống 70.000 đồng/kg, người dân họ có chia sẻ được không, ta có bảo họ được không?”.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Bùi Văn Hải.
Đánh giá về báo cáo tình hình tái đàn lợn của UBND tỉnh Bắc Giang, ông Hải cho biết: “Lúc cao nhất, Bắc Giang có 1,2 triệu con lợn, bây giờ báo cáo là còn hơn 900.000 con sau dịch và trong suốt 6 tháng qua đã nuôi tăng lên được trên 279.000 con. Nhưng tôi hỏi, bảo là tái đàn, thì tái ở đâu, nuôi ở chỗ nào ra được 279.000 con, chứ không thể nói chung chung được. Thực tế, hộ nào đã bị dịch thì không nuôi được nữa, vì không còn gì mà nuôi, còn hộ nuôi được thì nuôi ở chỗ nào”.
Cũng nói về báo cáo này, ông Hải tiếp tục nhận xét, chúng ta báo cáo lên đang còn 67.000 con lợn nái và sẽ phất đấu lên 1 triệu con lợn thịt, tôi nói với 67.000 con lợn nái đó mà đưa lên 1 triệu đầu lợn thịt là không thể. Chúng ta phải chấp nhận 1 năm nữa, mới trở về số đầu lợn có 1,1-1,2 triệu con. “Lợn con phải trông vào lợn nái chứ, chỉ có 67.000 con, thì đẻ ra được bao nhiêu đầu lợn con, mỗi con đẻ được 10 hay 20 con. Bắc Giang ngay từ đầu đã giao Sở NNPTNT có chính sách bảo vệ đàn lợn nái, khi có dịch, chúng tôi đã xác định mất lợn bột thì không sao, nhưng mất lợn nái sau này là mất hết, chúng ta không thể đi sang tỉnh khác để mua lợn nái được”- ông Hải cho biết.
Do đó, theo ông Hải, bây giờ chủ trương của chúng ta là tập trung vào tái đàn, thì ưu tiên số 1 phải là tập trung vào tái đàn lợn nái, thì mới có lợn con. Nói về chuyện người dân có găm lợn hay không, ông Hải khẳng định: “Tại sao bảo găm lợn, tôi cho là không có chuyện đó đâu, bây giờ giá 80.000-90.000 đồng/kg, không ai găm làm gì, giá 80.000 đồng/kg đã có thể bán được rồi. Có điều, thay vì bán con lợn lúc đạt trọng lượng 70-80kg, thì người ta sẽ để nuôi thêm 1 tháng nữa, bởi trong 1 tháng đó, mỗi con lợn có thể tăng tới 30kg và lãi là ở giai đoạn sau đó”.
Về khả năng tái đàn lợn trong dân, ông Hải cho rằng: “Hiện nay, rất nhiều hộ có nhu cầu mua lợn về gây giống, nhưng không mua được lợn nái hoặc có mua giá cũng rất đắt, tới gần 10 triệu/con lợn con để gây giống. Với những hộ không còn con nào, thì không dám mua về để nuôi, chỉ có những hộ chăn nuôi lớn mới dám nuôi. Thực tế, qua 2 năm rồi, tổng đàn nái bị mất rất nhiều. Do đó, sau dịch tả lợn châu Phi và dịch Covid-19 này, chúng ta cần phải điều chỉnh lại phát triển chăn nuôi, điều chỉnh chính sách quản lý nhà nước về chăn nuôi an toàn, nhất là quản lý về thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và trang trại chăn nuôi lớn một cách bền vững”.
Video đang HOT
Việc tái đàn lợn của bà con nông dân hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, trong đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua, toàn tỉnh đã phải tiêu hủy tới trên 276.000 con lợn, tương đương trên 14.700 tấn lợn với số tiền đề nghị hỗ trợ gần 400 tỷ đồng và đến nay, tỉnh đã ứng trước kinh phí hỗ trợ 100% cho các hộ chăn nuôi có nhu cầu tái đàn.
Cũng theo tỉnh Bắc Giang, sau đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua, tổng đàn nái của tỉnh bị thiệt hại lên tới 52%, hiện chỉ còn 48% so với trước dịch. Tỉnh đang có 67.200 con lợn nái, trong đó có 213 con nái ông, bà; 46.827 con nái bố, mẹ; nái hậu bị 20.160 con; lợn thịt 540.000 con.
Để chuẩn bị tái đàn lợn, tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ NNPTNT chỉ đạo các địa phương tổng điều tra, rà soát tổng đàn lợn cả nước để đảm bảo số liệu chính xác, từ đó có định hướng giúp người chăn nuôi có kế hoạch sản xuất phù hợp.
Lý giải về nguyên nhân giảm đàn lợn nái, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết: “Trong giai đoạn tháng 5,6,7 của năm 2019, người chăn nuôi đã không phối giống được hoặc phối được rất ít do lúc đó có cho đẻ ra lợn cũng không bán được, nên tốc độ phục hồi giống chậm đi một tý. Theo tính toán, phải tháng 7,8 hoặc sang đến quý III, đàn lợn thịt mới nhích dần lên được”.
Ngọc Lê
Người Bắc Giang không được đi Hà Nội, Sài Gòn
UBND tỉnh Bắc Giang ban hành văn hỏa tốc nhằm tăng cường các biện pháp quản lý nguồn lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Bắc Giang nhận định tình hình diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng, nhất là từ Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh yêu cầu đối với những người từ BV Bạch Mai (đi khám bệnh, chữa bệnh, đi thăm thân, giao dịch, học tập, công tác lái xe chở bệnh nhân đi khám, chở người đi thăm bệnh nhân,...) trở về kéo dài thời gian cách ly từ 14 ngày lên 28 ngày kể từ ngày trở về địa phương.
Tổ chức xét nghiệm đối với với các thành viên BCĐ phòng chống dịch Covid-19 các cấp, các lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống dịch
BCĐ cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cử cán bộ y tế giám sát y tế, kiểm tra thân nhiệt 2 lần/ngày (có hồ sơ quản lý từng người).
Từ ngày 9/4, yêu cầu tất cả công dân Bắc Giang không được đến các tỉnh, thành phố có dịch (Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh có ca nhiễm Covid-19). Trường hợp đặc biệt phải báo cáo BCĐ cấp huyện, TP trước khi đi, khi về phải cách ly tập trung 14 ngày, sau đó tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày.
Những người từ các địa phương có dịch về Bắc Giang ở sẽ phải cách ly tại nhà 28 ngày (nếu có hộ khẩu thường trú ở Bắc Giang), cách ly tập trung 14 ngày (nếu không có hộ khẩu thường trú).
Những người từ Hà Nội đến công tác tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp của tỉnh phải thực hiện khai báo y tế, lịch sử di chuyển 14 ngày trước khi về Bắc Giang với BQL các khu công nghiệp tỉnh và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
Nếu âm tính sẽ được BQL các khu công nghiệp cấp giấy xác nhận cho phép di chuyển từ nơi tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại (chỉ được di chuyển ở 2 địa điểm đó). Sau đó từ 7-10 ngày tiếp theo phải làm xét nghiệm Covid -19 lần 2 (kinh phí xét nghiệm do cá nhân hoặc doanh nghiệp tự chi trả).
Những người từ Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh khác có ca nhiễm Covid-19 đến tỉnh Bắc Giang thực hiện các nhiệm vụ công vụ hoặc công việc cần thiết phải liên hệ, thông báo trước cho BCĐ phòng, chống dịch của tỉnh (số máy đường dây nóng của Sở Y tế: 0967 721 919) để được sự chấp thuận và hướng dẫn các biện pháp phòng dịch theo quy định để bảo đảm không lây nhiễm dịch Covid-19 trên địa bàn.
Nhóm các đối tượng nêu trên gồm: Phóng viên báo, đài; lái xe chở hàng hóa thiết yếu, chở công nhân; chuyên gia, lắp đặt trang thiết bị y tế, chuyển giao kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế...
Tỉnh Bắc Giang cho biết việc áp dụng các biện pháp trên chắc chắn sẽ gây ra một số khó khăn, bất tiện cho người dân và doanh nghiệp nhưng là việc rất cần thiết để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong thời điểm có tính chất quyết định hiện nay.
Vì vậy, BCĐ phòng, chống dịch các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân, doanh nghiệp đồng thuận thực hiện nghiêm túc.
Đồng thời cần tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm, đảm bảo những biện pháp trên được thực hiện nghiêm túc, triệt để.
Thành Nam - Ảnh: Cổng TTĐT Bắc Giang
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng khoảng 2,52% Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng khoảng 2,52% so với cùng kỳ năm trước nhưng là mức tăng thấp nhất trong cùng kỳ 3 năm qua (năm 2017 là 3,79%, năm 2018 là 3,57%). Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá vừa chủ trì cuộc họp...