Bí thư tỉnh Quảng Bình chỉ đạo làm rõ vụ “cả họ làm quan”
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình vừa có văn bản chỉ đạo Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh uỷ khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ việc “ cả họ làm quan” ở huyện Quảng Trạch.
Ngày 9.4, ông Hoàng Đăng Quang, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình vừa có văn bản yêu cầu UBKT Tỉnh uỷ khẩn trương kiểm tra, xác minh việc nhiều người nhà của Bí thư Huyện uỷ Quảng Trạch được nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong khối Đảng, bộ máy chính quyền, trường học của huyện này.
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình yêu cầu Văn phòng Tỉnh uỷ truyền đạt ý kiến chỉ đạo để UBKT Tỉnh uỷ nắm bắt và thực hiện nghiêm túc.
Trụ sở UBND huyện Quảng Trạch, nơi làm việc của ông Đậu Minh Ngọc.
Trưa cùng ngày, ông Đinh Công Hải, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ Quảng Bình cho biết: “Sáng nay (9.4) tôi đi họp nên vẫn chưa nắm bắt được thông tin liên quan tới vụ việc”.
Trước đó tại Quảng Bình, dư luận rất xôn xao về thông tin này. Họ cho rằng ông Ngọc trong thời gian làm Chủ tịch UBND huyện (2005 – 2015) đã “ưu ái” cho nhiều người nhà, cùng nhiều người quen nắm giữ các chức vụ quan trọng trong huyện. Trong đó có: Ông Dương Thanh Hải (con chú ruột vợ ông Ngọc) được bổ nhiệm làm Giám đốc Ban Quản lý (BQL) các công trình công cộng huyện; bà Võ Thị Phương Như (cháu ruột ông Ngọc) được chuyển từ doanh nghiệp về làm kế toán huyện; ông Phạm Minh Hùng, chồng bà Như được điều động giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Phù Hóa, ông này nằm trong diện luân chuyển cán bộ khi chưa là Huyện ủy viên; bà Dương Thị Nhung (em vợ ông Ngọc) từ kế toán trường chuyển về làm chuyên viên Phòng Tài chính huyện; ông Phạm Trọng Hòa, chồng bà Nhung cũng là cán bộ tại Ban Quản lý ODA huyện Quảng Trạch.
Riêng, con rể ông Ngọc là Phạm Thanh Hải, mới đây được điều chuyển từ một doanh nghiệp về làm công chức tại UBKT Huyện ủy. Ông Hải bị nhiều người hoài nghi trong việc “lách luật” tuyển dụng.
Đặc biệt, tại Phòng Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) huyện Quảng Trạch có tất cả 10 cán bộ biên chế, trong đó, 4 lãnh đạo thì có tới 3 người được bổ nhiệm làm Phó Trưởng phòng. Những cán bộ kia đều là người nhà ông Ngọc và vợ vị này.
Cụ thể gồm có: Bà Nguyễn Thị Bình lấy con chú ruột vợ ông Ngọc; ông Trần Hiếu Nghĩa, chồng bà Nguyễn Thị Thúy Hằng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Phù Hóa, là cháu gọi ông Ngọc bằng cậu; ông Dương Ngọc Tú, Phó Trưởng phòng cũng là bà con bên vợ ông Ngọc.
Video đang HOT
Ông Đậu Minh Ngọc, Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch được cho là “nâng đỡ” nhiều người nhà vào giữ các chức vụ quan trọng trong huyện.
Không chỉ có người thân, còn nhiều “hàng xóm” và họ hàng với ông Ngọc cũng giữ các chức vụ quan trọng như: Võ Xuân Nghi, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện; ông Nguyễn Thanh Hiền, Giám đốc Đài Phát thanh huyện; Vũ Thị Mai, Phó Chủ tịch HĐND huyện (cháu ông Ngọc); bà Nguyễn Thuận Minh, Phó Trưởng phòng Tư pháp; bà Phạm Thị Thanh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện; ông Dương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện; ông Phạm Quang Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện…
Riêng trên địa bàn huyện Quảng Trạch có đến 18 người làm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường học, đều cùng thôn Thanh Bình, xã Quảng Xuân, quê của Bí thư Đậu Minh Ngọc, họ đều có họ hàng với vợ chồng ông Ngọc.
Liên quan tới sự việc này, ông Đậu Minh Ngọc phân trần: “Tôi là con trai độc nhất trong nhà, không có anh chị em ruột. Bác tôi không có con, người chú có 3 người con gái. Và tất cả việc bổ nhiệm đều đúng quy trình”.
“Những người trong danh sách đó, họ cho rằng đó là người nhà nhưng thực ra chỉ là người làng, người xóm, một số chỉ là bà con sơ sơ thôi, chứ không phải ruột thịt thân thiết gì với tôi. Còn con rể của tôi chỉ là cán bộ UBKT Huyện uỷ thôi”, ông Đậu Minh Ngọc nói.
Theo Hải Long (Người Đưa Tin)
Ngắm vườn sim dại thu 2 triệu đồng/ngày của gã "điên" ở Quảng Bình
Sau báo Dân Việt đưa tin về mô hình trồng sim dại của anh Phan Thanh Nhàn ở xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ngay vụ đầu tiên đã có thu nhập 2 triệu/ngày, nhiều nông dân đã gọi điện, trực tiếp đến vườn sim của anh Nhàn để thăm quan, học cách trồng...
Trao đổi với phóng viên Dân Việt sáng 28.7, anh Phan Thanh Nhàn, người được nhiều người đánh giá là "điên" khi làm một việc ngược đời là phá vườn keo để đưa cây sim hoang dại về trồng, cho biết: "Sau khi biết được thông tin anh Nhàn trồng sim dại và bước đầu có những thành công, nhiều người đã gọi điện tìm hiểu thông tin, trong đó có nhiều người đã trực tiếp đến vườn sim thăm quan, hỏi cách trồng, kinh nghiệm để về làm".
Thu hoạch sim ở vườn sim anh Nhàn (ảnh Phan Phương)
"Tôi không giấu nghề và rất sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm với mọi người. Thực ra, trước khi trồng sim bản thân tôi là một người đứng ra thu mua sim ở vùng Quảng Bình, Quảng Trị và Hà Tĩnh cho một người bạn ở TP.Hồ Chí Minh để làm nguyên liệu sản xuất rượu vang"- anh Nhàn nói.
Theo anh Nhàn, những năm trước, mỗi vụ sim anh mua hàng trăm tấn của bà con khắp vùng đi hái sim dại về. Gần đây, lượng sim lượng thu mua được ngày càng giảm, không đáp ứng được nhu cầu. Nguyên nhân là do hiện đất đồi hoang hóa ngày càng bị thu hẹp, người dân đã khai hoang hết để trồng rừng và các loại cây trồng khác nên cây sim đã không còn đất để sống.
Cận cảnh vườn sim mới trồng một năm những trịu quả của nhà anh Nhàn
"Bây giờ nếu nhiều người trồng được sim, nguồn nguyên liệu sẻ dồi dào hơn để chúng tôi thu mua. Chúng tôi đã hứa với những người đến đây thăm quan, học tập, nếu các anh, các bác trồng được sim, chúng tôi sẻ cam kết bao tiêu sản phẩm cho..."- anh Nhàn nói.
Vườn sim anh Nhàn ngày mới trồng cách đây 1 năm và đã bắt đầu cho quả.
Anh Nhàn cho biết: "Thực ra, trồng sim không hề khó, nhưng hiện cây sim chưa có người ươm giống, nguồn giống chủ yếu được đào bứng ngoài tự nhiên nên hơi tốn công, tốn của (để trồng hơn ha sim, khoảng 2 vạn gốc, anh Nhàn phải đầu tư ban đầu số tiền hơn 200 triệu đồng)".
Tuy nhiên khi cây sim đã trồng sống thì rất dễ chăm sóc, chỉ bón phân nhẹ, tưới nước là đã cho ra trái to, đều và mật sim nhiều. Hàng năm cứ ung dung thu hoạch mà tốn rất ít công chăm sóc, bởi khi cây sim già cỗi, trái ít, chỉ cần cắt nhánh, sim sẽ vươn chồi trở lại thành một gốc sim sung mãn và cho trái sum suê.
Đặc biệt, ở dải đất miền Trung, với các cây trồng khác như keo, cao su... người dân lo ngay ngáy vì sợ bão quật gãy thì cây sim chắc chắn sẽ không hề hấn gì vì nó là cây bụi thấp.
Và vườn sim hiện tại của anh Nhàn.
Ông Hoàng Văn Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết, ông vừa dẫn đoàn gồm nhiều nông dân ở các xã vùng gò đồi của huyện như Nam Trạch, Phú Định, Phúc Trạch...ra thăm quan, học tập mô hình trồng sim của anh Nhàn; nhiều người trong đoàn đã tỏ ra thích thú với mô hình mới lạ của anh Nhàn.
"Sau khi thăm quan, tìm hiểu mô hình của anh Nhàn về, hiện có một hộ dân ở xã Nam Trạch đã triển khai trồng 2 ha. Trong khi đó, ở xã Phúc Trạch đã thành lập 2 tổ hợp tác ở thôn Phúc Khê và Chày Lập để khoanh nuôi, trồng sim theo mô hình của anh Nhàn" - ông Hùng chia sẻ.
Nhiều người rất thích thú khi thăm quan vườn sim nhà anh Nhàn
Trong khi đó, Sở NNPTNT Quảng Bình cũng vừa phối hợp Ban Quản lý Dự án phát triển bền vững vì người nghèo Quảng Bình và một doanh nghiệp ở Phú Quốc ký kết hỗ trợ kỹ thuật và thu mua quả sim trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Công ty TNHH Sim Sơn tại Phú Quốc (Kiên Giang) đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác liên kết khoanh nuôi, khai thác và tiêu thụ sản phẩm sim quả số lượng lới với các tổ hợp tác trồng sim trong thời gian ba năm.
Theo đó, Công sẽ hỗ trợ về kỹ thuật, cử cán bộ giám sát quá trình sản xuất, khai thác sim theo quy trình; đồng thời thu mua 100% sản lượng sim trong năm thứ nhất và ổn định trong các năm tiếp theo với giá cam kết bằng hoặc cao hơn giá thị trường. Đây là một nguồn đầu ra lớn và ổn định với những hộ trồng sim như anh Nhàn...
Vườn sim dại nhà anh Nhàn giờ đã trĩu quả, nhiều người đã đổ xô về đây để tìm hiểu mô hình của anh
Theo các bác sĩ đông y, cây sim rừng là một loại thuốc quý, quen thuộc trong nhiều bài thuốc dân gian. Ngoài ra hiện nay, sim rừng được làm nguyên liệu để chiết xuất nhiều sản phẩm như trà, rượu, mật, sirô... người ta còn chiết xuất phần tinh chất từ thân cây sim để chế biến thành các loại mỹ phẩm như nước hoa, xà phòng... Ngoài ra, các bộ phận của cây sim rừng, từ thân, lá, rễ đến quả, hoa còn là những vị thuốc tốt đối với sức khỏe. Theo một nghiên cứu gần đây, sản phẩm từ sim rừng có thể giúp cải thiện khả năng "gối chăn" của các đấng mày râu.
Theo Danviet
Vườn sim dại của gã "điên" thu 2 triệu đồng/ngày có gì lạ? Sau báo Dân Việt đưa tin về mô hình trồng sim dại của anh Phan Thanh Nhàn ở xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ngay vụ đầu tiên đã có thu nhập 2 triệu/ngày, nhiều nông dân đã gọi điện, trực tiếp đến vườn sim của anh Nhàn để thăm quan, học cách trồng... Trao đổi với phóng viên Dân...