Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo rà soát người nhập cảnh vào TPHCM
Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, người nước ngoài nhập cảnh vào TPHCM với số lượng lớn. Vì vậy, TPHCM cần tập trung kiểm soát chặt nguồn lây từ người nhập cảnh vào và ngăn chặn quyết liệt người nhập cảnh trái phép.
Chiều 3/8, tại cuộc họp giao ban trực tuyến Ban phòng chống dịch bệnh COVID-19 TPHCM, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo trong tháng 8/2020, tập trung rà soát người nhập cảnh vào TPHCM. Đến ngày 15/8, có báo cáo lãnh đạo TPHCM kết quả rà soát lần thứ nhất và 30/8 báo cáo kết quả rà soát lần thứ 2; kịp thời nắm bắt, chấn chỉnh những sai phạm.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh Trung tâm Báo chí
Trên cơ sở lưu ý những nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các sở ngành cập nhật và triển khai thực hiện Bộ tiêu chí an toàn trên các lĩnh vực.
Người dân TPHCM không tụ tập quá 30 người ngoài cơ quan, công sở, bệnh viện và trường học; ngành y tế chủ động chuẩn bị phương án cách ly, sẵn sàng tình huống có 50 người nhiễm và điều trị, 10.000 người phải cách ly.
TPHCM yêu cầu người dân ra đường phải đeo khẩu trang phòng dịch. Ảnh Văn Minh
Thời gian tới, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, công tác truyền thông cần tăng cường và đẩy mạnh tuyên truyền phương châm chủ động phòng ngừa dịch bệnh, biện pháp hàng đầu là đeo khẩu trang khi ra đường và đến nơi đông người, thực hiện kiểm tra và nhắc nhở việc đeo khẩu trang; người nào từ vùng dịch về phải tự giác cách ly.
Đồng thời, vận động người dân phát hiện và cách ly người từ vùng dịch về; báo ngay với chính quyền cơ sở, cơ quan chức năng khi có người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào TPHCM.
TPHCM mở rộng khu cách ly quân sự
Để đảm bảo năng lực và tổ chức tốt công tác cách ly y tế, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo sẵn sàng mở rộng cơ sở cách ly tại Sư đoàn 317 (huyện Hóc Môn) thêm 200 – 400 giường.
Tổ chức thêm cơ sở cách ly tập trung tại Trường Quân sự quân khu 7 (Quận 12) với khoảng 500 – 1000 giường) trong trường hợp ứng phó khẩn cấp.
Lãnh đạo THPCM tham dự cuộc họp giao ban trực tuyến Ban phòng chống dịch bệnh COVID-19 TPHCM. Ảnh Trung tâm Báo chí
Video đang HOT
Ngoài ra các quận huyện tăng công suất cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn để tổ chức cách ly người tiếp xúc gần với ca bệnh được phát hiện. Triển khai khu cách ly của Bệnh viện Điều trị COVID-19 Cần Giờ (300 giường) để cách ly điều trị cho người nghi ngờ mắc bệnh.
Song song với ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu đó tổ chức cách ly y tế, xét nghiệm kiểm tra cho người nhập cảnh trái phép tại Khu cách ly thuộc Trường Thiếu sinh quân – Bộ Tư lệnh Thành phố (huyện Củ Chi). Các khách sạn đã được TPHCM chỉ định làm nơi cách ly có thu phí cho chuyên gia triển khai hoạt động cách ly theo từng đợt, mỗi đợt có 3-4 khách sạn đưa vào vận hành.
Người nước ngoài nhập cảnh trái phép gia tăng
Liên quan đến tình hình người nước ngoài nhập cảnh trái phép, chiều 3/8, báo cáo tại cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM, thiếu tướng Trần Đức Tài, Phó Giám đốc Công an TPHCM cho biết, số người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào TPHCM có xu hướng gia tăng trong những ngày gần đây.
Đến nay TPHCM phát hiện 114 trường hợp (trong đó có 1 người Campuchia, 3 người Đài Loan, còn lại người Trung Quốc) nhập cảnh trái phép. Giám đốc Công an TPHCM đã đề nghị Viện Kiểm sát và Tòa án phối hợp thu thập chứng cứ, sớm khởi tố vụ án, đưa ra xét xử.
818 người tiếp xúc với các ca bệnh
Giám sát, điều tra người tiếp xúc và có liên quan đến 8 ca bệnh mới: Qua điều tra dịch tễ, đến nay đã tiếp cận được 818 người tiếp xúc gần hoặc có liên quan đến các ca bệnh (296 người tiếp xúc gần, 553 người có liên quan), tổ chức cách ly tập trung cho 282 người và cách ly tại nhà cho 536 người.
Có 792 người đã được lấy mẫu xét nghiệm, hiện đã có 357 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính (218 người tiếp xúc gần, 139 người có liên quan), còn 435 người đang chờ kết quả.
Liên quan đến ông giám đốc người Nhật mắc COVID-19 khi trở về Nhật, TPHCM đã cách ly và lấy mẫu xét nghiệm 28 trường hợp tiếp xúc với ông này.
Chủ tịch Đà Nẵng: Thành phố đã tính tới phương án cách ly tại nhà
Tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với một số địa phương, Chủ tịch TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ nói thành phố đã tính đến phương án cách ly tại nhà để dập dịch.
Phát biểu tại điểm cầu TP.HCM, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ, cả nước đang đứng trước tình thế hết sức đặc biệt. Việt Nam đã bước vào giai đoạn mới, làn sóng thứ hai. 37/63 tỉnh có ca lây nhiễm, trên 50% địa phương có dịch nhưng tổng thể đất nước vẫn an toàn.
Nhận định về nguy cơ, ông Nhân phân tích hiện không có đủ thông tin dự báo nhưng từ đồ thị dịch bệnh, dự báo trong khoảng thời gian từ ngày 23-30/8 nguy cơ cao, nếu không có giải pháp quyết liệt sẽ đạt ngưỡng 10 người nhiễm/1 triệu dân, tức là cả nước sẽ có 970 người đang điều trị trong BV, hiện nay chỉ có 216 ca.
"Nếu không làm quyết liệt, sau thời gian vàng 30 ngày sắp tới, nước ta sẽ vào diện cả quốc gia có dịch", ông Nhân đánh giá.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: TTXVN
Bí thư Nhân đặt vấn đề, Đà Nẵng có 120 người đang điều trị, phải có mục tiêu như thế nào? TP.HCM và Hà Nội có nguy cơ lớn, riêng TP.HCM từ 1-27/7 khi dừng bay, có 140.000 người về từ Đà Nẵng.
Lãnh đạo TP.HCM kiến nghị, cần có nhiệm vụ đặc biệt cho Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh giáp ranh Đà Nẵng là Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk.
Bình quân 1 triệu người Đà Nẵng có hơn 100 người nhiễm, gấp 10 lần chỉ số dịch mà thế giới công bố. Ông Nhân cho rằng: "Cần xác định Đà Nẵng là trung tâm dịch đặc biệt nguy hiểm, mức độ rất cao, nhất là khi Bộ Y tế đã thông tin dịch diễn ra 4-5 chu kỳ từ đầu tháng 7".
Ông Nhân đề nghị, từ kinh nghiệm quốc tế, cụ thể ở Vũ Hán, Đà Nẵng phải áp dụng biện pháp cao nhất để ngăn chặn dịch.
Ở Vũ Hán, khi xảy ra dịch ở mức cao nhất, họ yêu cầu tất cả gia đình ở nhà, 1 ngày 1 người đi chợ 1 lần, phát phiếu chỉ người đó được ra khỏi nhà. Sau một thời gian họ không cho đi chợ nữa, mà chuyển sang giao nhận thực phẩm tại nhà.
Vấn đề thứ hai là năng lực cách ly cũng phải tính toán, vì từ kinh nghiệm của TP.HCM cứ 1 người nhiễm thì phải cách ly 280 người liên quan, nếu áp dụng số này cho Đà Nẵng có 100 người nhiễm thì cần 28.000 chỗ cách ly. "Rõ ràng không thể có chỗ cách ly cho 28.000 người, Đà Nẵng đang cho xây dựng BV dã chiến ở trung tâm thể thao với 1.000 chỗ nhưng với số người 28.000 thì điểm cách ly đó rất nhỏ bé. Từ đó, phải coi cách ly ở gia đình là quan trọng nhất, đề nghị Bộ Y tế có nghiên cứu, hướng dẫn về cách ly gia đình", ông Nhân cho biết.
Đề xuất bệnh viện tư xét nghiệm Covid-19
Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ bày tỏ lo lắng: "Chúng tôi rất quan ngại, 6 ca nhiễm chưa xác định được vết tích có liên quan đến các ca trước hay không. Khi chưa xác định được vết tích 6 ca này, chúng ta có quyền nghi ngờ trong cộng đồng còn những ổ dịch khác chưa truy tìm được".
Điểm cầu tại UBND TP Đà Nẵng. Ảnh: Báo Đà Nẵng
Vì thế, chiến lược của Đà Nẵng rõ ràng là xét nghiệm, truy vết, cách ly, phong tỏa và dập dịch. TP yêu cầu củng cố các tổ giám sát Covid-19 ở cộng đồng, trở thành công cụ ở cơ sở để tăng cường giám sát và cách ly.
Ông Thơ cũng cho hay số điểm phong tỏa tăng lên: "Trưa nay, chúng tôi đã phong tỏa Bệnh viện Cẩm Lệ, nơi phát sinh 2 ca nhiễm và phong tỏa khu vực thôn Sơn Nam, xã Hòa Tiến nơi phát hiện 3 ca nhiễm với 800 dân".
Tại Bệnh viện Đà Nẵng, 100% cho nhân viên y tế đã được lấy mẫu và hôm nay công bố tăng thêm 4 ca nhiễm liên quan đến y bác sĩ. "Chúng tôi hi vọng là con số này sẽ dừng ở đây, bệnh viện đang được làm sạch để trở thành trung tâm chữa bệnh, cách ly", ông Thơ nói.
"Trong trường hợp số lượng bùng phát, tăng nhanh chúng tôi đã tính đến phương án cách ly trong cộng đồng, tức là cách ly tại nhà, nhưng quy trình này phải thực hiện một cách chặt chẽ", Chủ tịch Đà Nẵng nói. Ông Huỳnh Đức Thơ cũng cho biết, hiện Bộ Y tế chưa khuyến khích hình thức này, nhưng TP đã sẵn sàng.
Ngoài ra, Đà Nẵng đang bàn tới việc có thêm bệnh viện dã chiến thứ hai là Trung tâm Hội chợ triển lãm. Ông Thơ đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ trang thiết bị, nghiệm thu và công nhận bệnh viện dã chiến càng sớm càng tốt để điều trị.
Tại điểm cầu Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, tính đến 12h ngày 2/8, toàn thành phố đã ghi nhận 83.937 người về từ Đà Nẵng (tăng thêm 11.662).
Lãnh đạo Hà Nội tại điểm cầu UBND TP Hà Nội.
Thành phố đã xét nghiệm PCR cho 491 trường hợp, kết quả có 465/491 mẫu âm tính, 1 mẫu dương tính là bệnh nhân 447, còn lại 25 mẫu chưa có kết quả. Ngoài ra, TP Hà Nội đã rà soát được 127 trường hợp F1 liên quan đến hai ca bệnh mới, tất cả đều cho kết quả âm tính.
Hà Nội đã đón đoàn vận chuyển các bệnh nhân từ Guinea Xích đạo về an toàn, đồng thời tổ chức cách ly, điều trị ngay tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cơ sở 2.
Theo ông Chung, trong giai đoạn 1 và 2 phòng chống dịch, Hà Nội có thể xét nghiệm được 4.000 - 5.000 mẫu PCR/ngày nhưng chủ yếu mượn máy chuyên dụng của các đơn vị.
Vì thế, Chủ tịch Hà Nội đề xuất Thủ tướng giao Bộ Tài chính hướng dẫn Hà Nội có cơ chế đặt hàng các bệnh viện của TƯ và tư nhân có thể xét nghiệm PCR cho những trường hợp sốt, ho, khó thở và các bệnh nhân có nhu cầu để giảm tải cho Hà Nội.
Chủ tịch UBND TP đề nghị Bộ Y tế giúp đỡ trong việc mua đủ lượng test nhanh, bởi hiện nay số lượng test của Hà Nội không đủ cung cấp do số lượng người đăng ký đông.
"Nếu đến ngày 12/8, Hà Nội không phát hiện thêm ca nhiễm nào thì có thể nói, thành phố đã tương tối an toàn", Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.
'Có thể sống chung với virus nhưng xây dựng sai phép thì không' Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu đảng viên, tổ trưởng dân cư nào tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh (TP.HCM) đang tham gia, tiếp tay cho đầu nậu đất cần từ chức. Ngày 17/5, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đoàn công tác tới thị sát điểm nóng về xây dựng không phép, sai...