Bí thư Thành ủy Hà Nội đi xe buýt
Sáng qua, 12-3, tuyến xe buýt số 48 (đoạn Cầu Vĩnh Tuy – Trần Khánh Dư) xuất hiện một vị khách đặc biệt. Đó là ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ông lên xe ở điểm chờ gần khu vực đê Nguyễn Khoái, đi qua 5 điểm đỗ, chừng hơn 20 phút và xuống ở điểm Trần Khánh Dư.
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị xem vé tháng đi xe buýt của hành khách
Phải làm sao để người dân yêu xe buýt
Khi Bí thư Thành ủy lên xe buýt, xe đã khá đông hành khách, hầu như không còn chỗ trống. Ông chọn vị trí đứng gần cửa xuống phía cuối xe và bắt đầu trò chuyện với những hành khách đứng cạnh. Bí thư Thành ủy hỏi họ đủ thứ chuyện về thời tiết, nơi ở, chỗ làm việc, vì sao chọn xe buýt là phương tiện đi lại trong thành phố, có đi thường xuyên (dùng vé tháng) hay đi vé lượt, họ đánh giá như thế nào về an ninh, an toàn trên xe buýt… Bí thư Thành ủy quan tâm nhiều tới nhìn nhận của hành khách về chất lượng dịch vụ trên xe buýt, mức độ thân thiện của nhân viên, giá vé và mong muốn của người dân khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng này. Chỉ trong thời gian chừng 20 phút, Bí thư Thành ủy đã kịp “bắt chuyện” với 3 hành khách trên xe.
Những thông tin thu thập được trong 3 cuộc trao đổi nhanh trên xe buýt đã được Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị nêu ra ngay trong cuộc làm việc sau đó với Tổng Công ty vận tải Hà Nội ( Transerco): “Tôi hỏi nữ hành khách trên xe buýt sáng nay rằng, trong suốt 8 năm cô ấy đi xe buýt, có từng bị trộm cắp hay rạch túi không? Cô ấy nói “không”. Tôi lại hỏi đã từng nhìn thấy người khác bị như vậy chưa? Cô ấy cũng đáp chưa. Một người đi xe buýt suốt 8 năm mà không bị trộm cắp và cũng không nhìn thấy ai bị trộm cắp thì quá tốt. Tất nhiên, với hơn 466 triệu lượt hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở Hà Nội mỗi năm, thế nào cũng có lúc này, lúc khác nhưng rõ ràng, đó chỉ là những trường hợp đơn lẻ, cá biệt. Có thể nói, lực lượng CATP Hà Nội đã làm rất tốt, nhưng chúng ta vẫn cần cố gắng làm tốt hơn nữa…”.
Ghi nhận hình ảnh xe buýt Hà Nội đã thân thiện hơn rất nhiều trong những năm gần đây, Bí thư Thành ủy cho rằng, Transerco đã có đóng góp lớn vào giải quyết vấn đề giao thông – vốn luôn nóng bỏng của TP Hà Nội. Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị nói: “Thủ đô văn minh, hiện đại thì phương tiện công cộng phải là chủ yếu. Xe buýt không chỉ dành cho người thu nhập thấp mà phải làm sao để những người có tiền mua xe cá nhân cũng cảm thấy đi phương tiện công cộng có lợi hơn. Khi đó, họ sẽ chọn xe buýt thay vì xe cá nhân. TP chủ trương từng bước hạn chế xe cá nhân. Phải như vậy xe buýt mới phát triển chứ đường sá chen chúc như hiện nay thì muốn tăng thêm xe buýt cũng không có chỗ mà đi…”.
Bí thư Thành ủy giao nhiệm vụ: “Người dân rất mong chờ chất lượng dịch vụ xe buýt tăng lên. Đây chính là khâu hấp dẫn người dân đến với xe buýt. Phải làm sao để thương hiệu Transerco được người dân yêu mến, gắn bó và tôn trọng!”.
Video đang HOT
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị trò chuyện với hành khách và nhân viên soát vé trên xe buýt
Đề xuất tăng giá vé xe buýt
Đó là một nội dung quan trọng khác được đề cập tới trong cuộc làm việc giữa Bí thư Thành ủy và lãnh đạo Transerco. Tổng Giám đốc Transerco Nguyễn Phi Thường cho biết, trước áp lực tăng giá của các yếu tố đầu vào, việc điều chỉnh giá vé xe buýt là không thể tránh khỏi. Hiện nay, liên ngành đã có phương án tăng giá vé xe buýt theo lộ trình và ở mức chấp nhận được so với thu nhập của người dân. Đại diện Sở Tài chính Hà Nội thông tin thêm, liên ngành đề xuất tăng giá vé từ 5.000 đồng/lượt lên 7.000 đồng/lượt. Bên cạnh điều chỉnh giá vé, liên ngành đã tính toán chính sách hỗ trợ cho người nghèo, sinh viên. Sở Tài chính cho rằng, TP nên xây dựng lộ trình điều chỉnh giá cho từng năm.
Về vấn đề này, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị nhấn mạnh: “TP luôn khuyến khích người dân đi xe buýt. Hà Nội không thu một đồng lãi nào từ xe buýt, điều chỉnh giá vé chỉ làm giảm mức chi hỗ trợ của TP (bù lỗ – PV) hàng năm cho xe buýt mà thôi.” Bí thư Thành ủy phân tích: “TP yêu cầu tính toán điều chỉnh giá vé phải phù hợp điều kiện kinh tế, thu nhập của người dân, không giật cục. Giá vé sẽ nâng dần lên để có điều kiện tiếp tục mở rộng số người được hưởng dịch vụ xe buýt. Để những bà con, chẳng hạn ở Ba Vì, được đi xe buýt, mỗi người cũng nên đóng góp nhiều hơn một chút để TP mở những tuyến buýt mới phục vụ người dân ở vùng xa…”.
Theo Tổng Giám đốc Transerco Nguyễn Phi Thường, trong năm 2013, dù gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng vận chuyển hành khách xe buýt của Transerco vẫn giữ được ổn định, với trên 410 triệu lượt hành khách.
Theo ANTD
Bộ trưởng vi hành: Cầu Vĩnh Tuy ra sao?
13 ngày sau khi Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng vi hành vết nứt trụ cầu Vĩnh Tuy, đoàn kiểm định độc lập vẫn đang tiến hành công việc của mình.
Chiều 26/2/2014, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã xuống trực tiếp bãi sông Hồng đoạn cầu Vĩnh Tuy bắc qua để kiểm tra hiện trạng vết nứt trụ cầu H22. Tại đây, Bộ trưởng Dũng đã có chỉ đạo:
"Phải thuê một tư vấn độc lập để đánh giá lại nguyên nhân gây nứt và theo dõi quá trình diễn biến vết nứt này. Phải kết luận được có đảm bảo an toàn hay không và phải kết luận được tuổi thọ của công trình".
Sau khi có chỉ đạo của Bộ trưởng, Sở GTVT Hà Nội đã ký hợp đồng với công ty Tư vấn, triển khai công nghệ và xây dựng giao thông (Đại học GTVT) để làm nhà kiểm định độc lập cho những trụ cầu này.
Chiều ngày 10/3/2014, trao đổi với anh Nguyễn Tuấn Bình, chuyên gia của đoàn kiểm định chất lượng, anh Bình cho biết:
"Ngày 9/3 chúng tôi mới nhận được ý kiến của Cục giám định chất lượng công trình (Bộ Xây dựng - PV) về đề cương được gửi đi trước đó, do đó ngày hôm nay (10/3) mới chỉnh lại đề cương cho phù hợp. Đồng thời ngoài hiện trường, chúng tôi cũng chỉ thực hiện những công tác mang tính chuẩn bị do đề cương vẫn chưa chính thức được duyệt."
Hiện trường vết nứt trụ cầu H22. (Ảnh: Minh Tú)
Trước đó, tại trụ cầu H22, một giàn giáo được dựng lên từ chân trụ cầu cho tới gầm cầu, nhưng đến chiều ngày 10/3, khi phóng viên tới hiện trường đã không còn giàn giáo này.
Chuyên gia Nguyễn Tuấn Bình cho biết: "Giàn giáo này có mục đích giúp chúng tôi vẽ lại một cách chính xác vết nứt trên thân trụ cầu. Từ việc mô tả chính xác những vết nứt này sẽ góp phần xác định nguyên nhân dẫn đến vết nứt. Sau khi kết thúc công đoạn này, giàn giáo cũng được gỡ bỏ".
Chia sẻ về nguyên nhân ban đầu của vết nứt, đại diện đoàn kiểm định chia sẻ, hiện vẫn đang trong giai đoạn thu thập hồ sơ, phải kiểm tra lại trình tự quá trình thiết kế, thi công, bảo dưỡng, quản lý, quá trình hình thành vết nứt... do đó, mọi kết luận lúc này đều là vội vàng.
Tại hiện trường, dưới vết nứt chính kéo dài 10m của trụ cầu H22 có một hố đào sâu xuống gần 2 m. Lý giải cho hố sâu này, anh Nguyễn Tuấn Bình cho biết: "Chúng tôi đào hố này để nghiên cứu xem vết nứt này có phát triển sâu xuống đáy bể bên dưới không. Vì chúng ta chỉ nhìn được vết nứt trên mặt đất, còn sâu dưới lòng đất thì không phát hiện được. Hiện tại, anh em vẫn đang đo vẽ tính toán vết nứt, do đó chưa thể có ngay kết quả."
Cận cảnh lõi thép của trụ cầu do đơn vị kiểm định khoan bê tông để kiểm tra. (Ảnh: Minh Tú)
Ngoài ra, xung quanh những vết nứt trên trụ H22 còn rất nhiều lỗ tròn, được phủ một chất liệu có độ kết dính, màu đen hoặc xanh, chuyên gia Bình lý giải: "Chất liệu này là mỡ, và những lỗ tròn đó phục vụ cho việc sử dụng máy siêu âm, kiểm tra xem độ ăn sâu của vết nứt, và cốt thép bên trong có bị vết nứt ảnh hưởng hay không. Ngoài việc sử dụng máy, chúng tôi cũng khoan vết nứt để kiểm tra cốt thép bằng phương pháp trực quan".
"Việc sử dụng phương pháp trực quan (quan sát bằng mắt) để tăng tính minh bạch, khách quan cho công việc kiểm định. Bởi lẽ, với một trụ cầu, hay công trình nào sử dụng bê tông cốt thép, các vết nứt sẽ không nguy hiểm nếu như lõi thép bên trong không bị ảnh hưởng, ăn mòn hay han gỉ" - anh Nguyễn Tuấn Bình chia sẻ.
Trước đó, giáo sư Nguyễn Văn Nhậm (trường Đại học GTVT) cho biết dự kiến công việc kiểm định sẽ kết thúc vào giữa tháng 3/2014.
Giáo sư Nghiêm Văn Dĩnh, giám đốc công ty Tư vấn, triển khai công nghệ và xây dựng giao thông khẳng định: "Trường Đại học GTVT có đầy đủ chuyên gia, trang thiết bị để kiểm định những vết nứt này một cách chính xác nhất".
Vết nứt đáng lo ngại! Trao đổi với báo Đất Việt ngày 25/2/2014, một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực công trình cầu, đường xin được giấu tên cho biết: "Nếu như nứt tiếp các trụ cầu, thì bản thân cây cầu đã có quy luật rồi. Nếu tình cờ một trụ thì còn có thể nói do co ngót bê tông, do quá trình thi công, hoặc do kết cấu móng hay thế này thế khác. Nhưng cả ba trụ cùng nứt thì cần phải xem xét một cách hết sức cẩn thận." "Nếu như vết nứt này không phát triển tiếp thì còn có biện pháp để xử lý được, nhưng nếu nó phát triển tiếp và lan truyền theo quy luật, thì lúc đó, biện pháp để khắc phục sẽ là rất khó khăn" - vị chuyên gia này nhận định. Hiện tại, trụ H22 có một vết nứt chính dài khoảng 10m, xung quanh còn những vết nứt khác. Ngoài ra, các trụ H23, H24 cũng xuất hiện một số vết nứt tương tự nhưng ngắn hơn.
Theo ĐVO
Phát hiện xác nam thanh niên nổi dưới cầu Vĩnh Tuy Xác một nam thanh niên khoảng ngoài 30 tuổi vừa được người dân phát hiện nổi trên sông Hồng, đoạn dưới gầm cầu Vĩnh Tuy, Hà Nội. Nạn nhân được người dân đi đánh cá phát hiện vào khoảng 10h30 ngày 4/3 khi đang nổi trên sông Hồng, đoạn dưới gầm cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội). Cơ quan chức năng khám nghiệm tử...