Bí thư Thăng thị sát nhà “ổ chuột” ven kênh
Nhà “ổ chuột” ven kênh rạch từ lâu là nỗi nhức nhối của TP HCM trong việc giải quyết ô nhiễm, chỉnh trang bộ mặt đô thị.
Nhà “ổ chuột” ven kênh rạch từ lâu là nỗi nhức nhối của TP HCM trong việc giải quyết ô nhiễm, chỉnh trang bộ mặt đô thị.
Đúng 7 giờ sáng 23/5, Đoàn công tác của Thành ủy TP HCM do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Đinh La Thăng dẫn đầu cùng các lãnh đạo sở, ban, ngành TP đã có chuyến thị sát nhà ổ chuột ven kênh rạch.
Đoàn công tác do Bí thư Thành TP HCM ủy Đinh La Thăng dẫn đầu đi thị sát trên kênh Đôi – Tẻ.
Sau khi dùng ca nô chạy dọc con kênh Đôi – Tẻ từ quận 6 qua quận 8 nắm tình hình, Bí thư Đinh La Thăng đã vào nhà dân dọc con kênh Tẻ trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8) để hỏi thăm về tâm tư, nguyện vọng của người dân.
Video đang HOT
Liên quan đến việc giải quyết dứt điểm nhà “ổ chuột” trên kênh Đôi – Tẻ, như Báo Người Lao Động đã thông tin, hiện chính quyền TP đang có kế hoạch giải tỏa gần 6.000 căn nhà lụp xụp ven kênh rạch Đôi – Tẻ, để đưa con kênh này trở nên xanh, sạch, đẹp thông dự án Cải thiện môi trường nước TP giai đoạn 3.
Ông Lương Minh Phúc, Trưởng Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông – đô thị TP – đơn vị chủ đầu tư, cho biết dự án có diện tích 1.600 ha, nằm phía Nam và cũng là đoạn cuối trong lưu vực kênh Tàu Hũ – Bến Nghé – kênh Đôi – Tẻ, qua địa bàn các quận 4, 7, 8 và huyện Bình Chánh. Các hạng mục chính của dự án gồm di dời và tái định cư cho 5.800 hộ dân và 29 cơ quan, xây dựng hệ thống thu gom nước thải lưu vực Nam Sài Gòn gồm 10 km tuyến cống nhánh và 33 km tuyến cống nhánh, xây nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt công suất 100.000-170.000 m3/ngày… Tổng kinh phí thực hiện ước khoảng 13.560 tỉ đồng, trong đó 4.860 tỉ đồng từ vốn ngân sách phục vụ công tác bồi thường, tái định cư, số còn lại đề nghị JICA xem xét hỗ trợ để phục vụ cho công tác xây lắp.
Liên quan đến việc di dời 5.800 căn nhà trên kênh Đôi – Tẻ, ông Lương Minh Phúc cho rằng rút kinh nghiệm từ những dự án trước đây, người dân bị di dời không muốn tái định cư quá xa, muốn ở gần nơi ở cũ để đời sống, sinh hoạt, học tập ít bị biến động. Theo đó, các đơn vị liên quan đã có kế hoạch làm bằng được việc này. Bởi mục tiêu lớn nhất vẫn là lợi ích của người dân, người dân thấy hài lòng, có cuộc sống mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Riêng ông Mori Mutsaya, Trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam, nhận định Cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 3 là một dự án hoàn toàn khả thi và phù hợp để JICA hỗ trợ nguồn vốn. “Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để JICA quyết định là chất lượng của phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng. Không chỉ đơn thuần là đưa người dân từ nơi này đến nơi khác mà phải bảo đảm được chất lượng cuộc sống của họ sau đó. Những người dân đóng thuế yêu cầu JICA phải có trách nhiệm kiểm soát được hiệu quả đồng vốn cho vay” – ông Mori Mutsaya nhấn mạnh và đưa ra đề nghị: Vì thế đối với 5.800 hộ dân phải di dời, JICA đề nghị phải phỏng vấn từng hộ dân và JICA sẽ cung cấp những hướng dẫn mới về việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cũng đã từng khẳng định: TP nhận thức rất rõ về tầm quan trọng từ sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai các dự án chỉnh trang đô thị nên luôn lắng nghe ý kiến từ người dân. “Chủ trương của TP là người dân tái định cư phải có cuộc sống tốt hơn hoặc bằng so với nơi ở cũ” – ông Phong nhấn mạnh.
Theo Người Lao Động
Lãnh đạo Đà Nẵng cam kết hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư
Chiều 18/5, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã đến thăm 2 nhà máy trên địa bàn quận Liên Chiểu là Công ty TNHH TCIE Việt Nam và Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh mong muốn nắm bắt được khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tại buổi gặp gỡ, Bí thư Xuân Anh một lần nữa khẳng định Đà Nẵng sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ nhà đầu tư hết sức khi đến đầu tư và hoạt động tại thành phố Đà Nẵng.
Tại Công ty TNHH TCIE Việt Nam (công ty thành viên của Tập đoàn Tan Chong của Malaysia, chuyên sản xuất, lắp ráp và kinh doanh xe ô tô nhãn hiệu Nissan), Bí thư Nguyễn Xuân Anh cho biết mục đích của chuyến thăm là muốn nắm bắt những tâm tư nguyện vọng của công ty, những khó khăn trong hoạt động sản xuất cũng như biết được công ty có được các cấp ngành của TP Đà Nẵng hỗ trợ hay không, có dự định mở rộng sản xuất hay không. Ông Xuân Anh chia sẻ, bản thân rất phấn khởi khi nghe công ty đưa ra kế hoạch đóng góp khoảng 500 tỉ đồng cho ngân sách trong năm 2016.
Ông Ho Wah Juan - Chủ tịch Công ty TCIE Việt Nam, cho biết hoạt động sản xuất của công ty đã luôn được các cấp ngành của thành phố quan tâm tạo nhiều kiện. Ông Ho Wah Juan thông tin, Tan Chong là một tập đoàn lớn, có tất cả 4 công ty ở các nước với khoảng 15.000 nhân viên. Khi đến TP Đà Nẵng đầu tư, công ty TCIE đã mua 4 lô dất với diện tích hơn 127.000 m2. Điều đó thể hiện lãnh đạo công ty muốn đầu tư lâu dài ở Đà Nẵng, muốn trở thành một phần của Đà Nẵng. Ông Ho Wah Juan cũng nói thêm, công ty TCIE Việt Nam bắt đầu sản xuất vào tháng 6/2013, mặc dù chưa sản xuất nhiều nhưng cũng đóng góp vào ngân sách TP Đà Nẵng khoảng 800 tỉ đồng. Hiện nay, dù công ty vẫn đang bị lỗ nhưng sẽ quyết tâm bám trụ. Ông Ho Wah Juan cho biết, hiện nay vốn điều lệ của công ty ở TP Đà Nẵng cũng đã tăng lên 60 triệu triệu USD, gấp 10 lần so với ban đầu.
Lãnh đạo công ty TCIE cho hay vừa qua, thực hiện chiến lược phát triển, mở rộng sản xuất, công ty đã làm việc với Bộ Công thương để xin cấp phép được nhập thiết bị lắp ráp xe thì gặp một số vướng mắc về cơ chế. Ông Ho Wah Juan kiến nghị và mong muốn được chính quyền TP Đà Nẵng hỗ trợ góp thêm tiếng nói trong việc này. "Nếu tăng công suất thì sẽ đóng góp được nhiều hơn nữa. Chúng tôi hy vọng sẽ trở thành một "Thaco Đà Nẵng", ông Ho Wah Juan chia sẻ.
Trong buổi chiều, Bí thư Nguyễn Xuân Anh cũng đã đến thăm Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát.
Tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát ông Trần Đình Long cho biết hết sức vui mừng khi được lãnh đạo thành phố quan tâm đến thăm. Ông Long cho hay Tập đoàn có nhiều công ty ở nhiều địa phương nhưng không ở đâu "tuyệt vời" như TP Đà Nẵng. Ông Long cho biết vướng mắc lớn nhất của công ty chính là việc xin phép được mở rộng thêm 1,5 ha đất để sản xuất thì đã được TP Đà Nẵng chấp thuận vào buổi sáng cùng ngày.
Lãnh đạo Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát cũng thông tin thêm cho biết, trong năm 2015, công ty đạt doanh thu hơn 1.300 tỉ đồng, riêng quý I-2016 là khoảng 400 tỉ đồng, kế hoạch năm 2016 sẽ đạt 1.700 tỉ đồng. Hiện nay, số lượng công nhân ban đầu từ 50-60 người nay đã tăng lên hơn 500 người.
Cũng tại buổi gặp gỡ, Bí thư Nguyễn Xuân Anh cam kết cá nhân ông và lãnh đạo TP Đà Nẵng sẽ hỗ trợ cho nhà đầu tư đồng thời nhấn mạnh công ty hoạt động phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, cố gắng hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
"Thị sát" hạn, mặn ở ĐBSCL, Phó TTK LHQ sốt sắng hành động Trải nghiệm điều tai nghe mắt thấy ở Bến Tre về đời sống của người dân khó khăn vì hạn, mặn nghiêm trọng, Phó Tổng thư ký dự định mang câu chuyện đề cập tại hội nghị thượng đỉnh về nhân đạo ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) cuối tháng này. Phó Tổng thư ký LHQ Jan Eliasson nói với báo giới tại TP.HCM...