Bí thư Thăng: “Không thể cứ khoe mình lớn nhất Việt Nam”
“Các doanh nghiệp trước khi hội nhập quốc tế nên xem mình có đủ sức cạnh tranh được trong khu vực và trên thế giới hay không? Chứ không thể cứ khoe mãi là mình lớn nhất Việt Nam được”.
Đó là phát biểu của Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng trong Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM với trên 150 doanh nghiệp về kế hoạch thực hiện nghị quyết số 35/NQ-CP năm 2016 của Chính phủ để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do UBND TP.HCM tổ chức sáng nay, 3.7.
Bí thư Thăng cho rằng khi hội nhập quốc tế thì các doanh nghiệp không thể cứ khoe mãi là mình lớn nhất Việt Nam được.
Theo ông Thăng, mục tiêu đến năm 2020 TP.HCM sẽ có 500.000 doanh nghiệp. Thành phố luôn luôn chia sẻ và đồng hành, phục vụ vô điều kiện để các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển. Để phục vụ được những yêu cầu của doanh nghiệp một các tốt nhất thì cần thêm thời gian để bộ máy hoạt động một các trơn tru nhất. Nghị quyết số 35/NQ-CP năm 2016 của Chính phủ ban hành ra là để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
“Các sở ban ngành của TP.HCM cần nỗ lực để làm sao phục vụ doanh nghiệp một cách tốt nhất, có như vậy thì mục tiêu của thành phố đến năm 2020 có 500 ngàn doanh nghiệp mới đạt và nghị quyết 35 của Chính phủ mới hoàn thành”, Bí thư Thăng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Toàn cảnh buổi làm việc sáng nay.
Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM cũng cho biết trong nghị quyết của Bộ Chính trị nêu rõ đối với vấn đề gì mà thực tiễn của thành phố phát sinh mà trong luật chưa có thì cho thành phố thí điểm, còn những vấn đề trong luật đã có mà không còn phù hợp với thực tiễn của thành phố thì cũng cho thí điểm. Trong buổi làm việc giữa TP.HCM với Thủ tướng Chính phủ vừa rồi thì Thủ tướng cơ bản đồng ý với những đề xuất của TP.HCM.
“Các doanh nghiệp trước khi hội nhập quốc tế thì nên xem mình có cạnh tranh được trong khu vực và trên thế giới hay không chứ không thể cứ khoe mãi là mình to nhất Việt Nam được. Mình phải so sánh rộng hơn, tất nhiên là có nhiều cách so sánh nhưng mình phải vươn xa hơn. Có như vậy TP.HCM mới trở thành trung tâm kinh tế tài chính, giáo dục, khoa học kỹ thuật của Việt Nam và khu vực”, Bí thư Thăng nói.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, đại diện hiệp hội nhựa, cao su TP.HCM mục tiêu thành lập 500 doanh nghiệp đến năm 2020 khó thực hiện.
Còn ông Nguyễn Quốc Anh, đại diện hiệp hội nhựa, cao su TP.HCM cho rằng mục tiêu thành lập 500 doanh nghiệp đến năm 2020 khó thực hiện. Thành phố có 10 triệu dân, khoảng 2 triệu hộ, cứ 4 hộ thì có 1 gia đình kinh doanh. Ông Anh cũng dẫn báo cáo của VCCI cho rằng doanh nghiệp ngày càng li ti, không chịu lớn, cách tốt nhất là làm thế nào để các doanh nghiệp mình đang có hiện nay hoạt động tốt chứ không nên lấy số lượng.
Kết thúc buổi làm việc, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho hay hiện thành phố có 12 triệu dân và khoảng 250.000 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp hoạt động là 170.000. “Theo tính toán ở những quốc gia phát triển, cứ 20 người dân thì có một doanh nghiệp, vậy số lượng doanh nghiệp ở thành phố còn chưa tương xứng nên TP.HCM đã đưa ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt được 500.000 doanh nghiệp, trong đó có bao nhiêu doanh nghiệp lớn đủ sức khẳng định thương hiệu trong nước và vươn ra khu vực”, Chủ tịch TP đặt câu hỏi.
Ông Phong lấy ví dụ ở Việt Nam hiện nay Co.opmart là nhà bán lẻ lớn nhất. Liệu đến năm 2020 có đủ sức vươn tầm ra khu vực không? Trong khi Lotte khi mới vào Việt Nam họ đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 50 trung tâm bán lẻ. “Họ có chiến lược rất rõ ràng nên đề nghị các doanh nghiệp cũng nên có kế hoạch phát triển cụ thể”, Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị.
Theo Danviet
Bí thư Thăng: TP HCM sẽ có 500.000 doanh nghiệp
Mục tiêu phát triển số lượng DN này được đưa ra tại Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TP HCM với DN. Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho rằng, thành phố quyết tâm thì sẽ làm được.
Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM, hiện nay thành phố có 12 triệu dân và khoảng 250.000 doanh nghiệp (DN), trong đó số hoạt động là 170.000. Theo tính toán, ở những quốc gia phát triển thì cứ 20 người dân thì có một DN, vậy số lượng DN ở thành phố còn chưa tương xứng nên UBND TP HCM đã đưa ra mục tiêu đến năm 2020 phải đạt được 500.000 DN. Trong số này sẽ phải có một đó có một đội ngũ những DN lớn, đủ sức khẳng định thương hiệu trong nước và vươn ra khu vực, thế giới.
Tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố và cộng đồng DN sáng nay, không ít DN cùng Hiệp hội ngành nghề không đồng tình với mục tiêu này. Phần lớn cho rằng đây là một mục tiêu viễn vông và không sát với thực tế.
Trong khi lãnh đạo thành phố kiên định với con số phát triển 500.000 DN đến năm 2020 thì các DN cho rằng, không nhất thiết phải có nhiều DN mà cần hỗ trợ năng lực cho DN. Ảnh: N.Hữu
Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Nhựa TP HCM cho rằng, mục tiêu thành lập 500.000 DN năm 2020 là vấn đề rất mơ hồ, không hợp lý.
"Thống kê từ VCCI thì hiện tại chúng ta không chỉ có DN vừa và nhỏ mà còn có rất nhiều DN li ti. Trong khi đó kinh doanh đòi hỏi DN ngày phải lớn lên, theo quan điểm của tôi, chúng ta không nên phát triển số lượng các DN mà phải cần phải hợp lại để DN quy mô hơn mới mong vươn tầm được", ông Quốc Anh kiến nghị.
Đồng quan điểm này, nhiều đơn vị khác cũng cho rằng không nhất thiết chạy theo mục tiêu thành lập DN mà nên hỗ trợ phát triển các DN đầu ngành. Từ đó chọn ra những đơn vị tiêu biểu để hỗ trợ họ tốt và vững mạnh hơn. Nếu tính theo tỷ lệ 20 người dân trên một DN thì có thể 4 hộ gia đình lại có một hộ kinh doanh là quá nhiều và không hợp lý
Phản hồi những ý kiến trên, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho rằng, mục tiêu thành lập 500.000 DN từ nay cho đến năm 2020 là hoàn toàn thực tế, không phải là mơ hồ viễn vông. Theo Nghị quyết 35, mục tiêu chung cả nước là thành lập 1 triệu DN đến năm 2020. TP HCM phải thể hiện đúng vai trò đầu tàu khi đảm nhiệm một nửa chỉ tiêu này.
"Nếu kiên định và quyết tâm thì chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Một DN vừa phát biểu cho rằng sẽ đưa mục tiêu nâng doanh thu từ 500 triệu USD hiện nay lên hơn 800 triệu USD vào năm 2020 thì có viễn vông không? DN quyết tâm, thành phố quyết tâm thì sẽ làm được thôi", bí thư Đinh La Thăng khẳng định.
Ngoài thảo luận về mục tiêu phát triển DN đến năm 2020, cũng có không ít ý kiến phản ánh liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 35. Trong đó những vấn đề về cải cách hành chính và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cũng được đề cập để TP HCM giải quyết dứt điểm.
Ông Nguyễn Văn Bé, Phó chủ tịch Hiệp hội DN khu chế xuất- khu công nghiệp cho biết: "DN cần vốn, lao động, mặt bằng và tiếp thị, nhưng cần hơn bao giờ hết là môi trường kinh doanh, xóa bỏ hệ thống pháp lý vô lý, giấy phép con. Khi đăng ký giấy phép ở Sở Kế hoạch và Đầu tư thì rất dễ, tuy nhiên sau đó lại là một hành trình trần ai. Thủ tục hành chính lê thê nhưng mô hình một cửa hiệu quả nhiều nơi lại quá tệ".
Đại diện Hiệp hội nhựa TP HCM lại cho rằng, Nghị quyết 35 nói rất nhiều về việc quan tâm DN vừa và nhỏ, nhưng thành phố vẫn chưa quan tâm đúng tới vấn đề này. Thành phố vẫn chưa hỗ trợ DN
Theo NTD
Thủ đoạn "bóp chết" siêu thị Lotte Mart của bà Giám đốc Sở TN-MT Một dự án Trung tâm thương mại trị giá hơn 700 tỷ đồng có nguy cơ bị... ĐẬP BỎ vì chủ đầu tư và Sở TN-MT chưa thống nhất được phương án giải quyết thủ tục thuê đất. Khi được hỏi về đề xuất "đập bỏ" của mình, nữ giám đốc Sở thản nhiên tuyên bố: "Tôi không sai. Mọi việc đều đúng...