Bí thư Thăng: “Không để giá nước sạch cao như hiện nay”
Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Đinh La Thăng, cho biết trong thời gian tới TP sẽ làm việc với Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH Một thành viên ( Sawaco) để tìm cách giảm giá nước sạch cho người dân.
Chiều 4-2, tại buổi kiểm tra các công trình chống ngập do triều khu vực TP.HCM có xét tới biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) do Công ty Trung Nam làm chủ đầu tư, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã dành thời gian nói về giá nước sạch trên địa bàn TP.
Bí thư Thăng cho rằng, dứt khoát không để giá thành nước cao như hiện nay, càng không thể chấp nhận chuyện thất thoát nước được tính vào giá thành.
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng chỉ đạo rà soát lại giá nước sạch chiều 4-2. Ảnh: Tá Lâm
Video đang HOT
Bí thư Thăng cũng yêu cầu Sở Tài chính rà soát lại để báo cáo cụ thể về cơ cấu giá thành nước sạch, không để người dân phải trả tiền thất thoát mà do yếu kém trong công tác quản lý mà nhà nước phải chịu. Thất thoát nước ở mức gần 30% là còn cao, phải giảm hơn nữa.
Ông Đinh La Thăng cũng yêu cầu UBND TP chỉ đạo Sawaco phải hiện đại hóa công tác đo đếm, tiến tới không phải dùng nhân viên gõ cửa từng nhà để đọc chỉ số nước mà phải đọc qua mạng. Ngay cả người dân cũng có thể dùng thiết bị di động, internet để kiểm tra, kiểm soát lượng nước mình sử dụng qua đồng hồ.
Theo Sawaco, với lượng thất thoát như hiện nay, mỗi ngày TP.HCM mất hơn 565.000 m3 nước.
Hiện nay giá nước cao nhất là 16.900 đồng/m3 (đối tương kinh doanh dịch vụ), giá nước thấp nhất là 5.300 đồng (trong định mức đối tượng sinh hoạt, giá nước trên chưa tính VAT và phí nước thải). Giá nước này áp dụng từ năm 2013 đến nay.
Theo Tá Lâm ( Pháp luật TP.HCM)
TP HCM đưa vào sử dụng nhà máy nước 1.200 tỷ đồng
Với công suất 300.000 m3 mỗi ngày, nhà máy nước Tân Hiệp 2 được khánh thành sẽ giúp tăng cường thêm nguồn nước sạch cho người dân TP HCM.
Ngày 22/11, sau hai năm xây dựng, nhà máy nước Tân Hiệp (huyện Hóc Môn) được khánh thành và đưa vào vận hành với công suất 300.000 m mỗi ngày. Đây là dự án cấp nước quy mô lớn ở TP HCM do Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) hợp tác cùng hai doanh nghiệp khác, với tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức xã hội hóa.
Nhà máy nước Tân Hiệp 2 có công suất thiết kế 300.000 m3 mỗi ngày. Ảnh: CII
Dự án có hai hạng mục chính gồm tuyến ống nước thô bằng thép dài 9 km và nhà máy xử lý nước. Nhà máy được trang bị máy móc, thiết bị công nghệ chính cung cấp bởi các nhà sản xuất từ Mỹ, Đức, Nhật Bản. Nguồn cấp nước chính của nhà máy được lấy từ nước mặt sông Sài Gòn và trạm Bơm nước thô Hòa Phú.
Nhà máy Tân Hiệp 2 đi vào hoạt động sẽ tăng công suất cấp nước thành phố đạt 2,1 triệu m3 mỗi ngày, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, đảm bảo chỉ tiêu 100% hộ dân được sử dụng nước sạch của HĐND thành phố.
Lãnh đạo TP HCM tham quan phòng kiểm nghiệm nước của nhà máy Tân Hiệp 2. Ảnh: ĐB
Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa đánh giá, việc khánh thành và đưa vào sử dụng nhà máy nước Tân Hiệp 2 tạo điều kiện cung cấp nước ổn định, đảm bảo chất lượng cho người dân thành phố, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng TP HCM hiện đại.
Ông Khoa yêu cầu nhà máy nước Tân Hiệp 2 cần đảm bảo vận hành ổn định, ngày càng nâng cao chất lượng nước, chú trọng việc bảo dưỡng, bảo trì và kiểm tra chất lượng nước, đảm bảo nguồn nước sạch đến người dân.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Hàng nghìn nhà ở trung tâm Sài Gòn bị cúp nước do vỡ ống dẫn Ống D1200 mm trên đường Lê Lợi (quận 1) bị vỡ trong quá trình di dời, phục vụ thi công dự án đường sắt Bến Thành - Suối Tiên khiến quận 1, 3 và 5 bị cúp nước. Theo Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) khoảng 5h ngày 24/10, khi thi công đào thăm dò, chuẩn bị di dời ống dẫn...