Bí thư Sóc Sơn lên tiếng việc phá công trình Việt phủ Thành Chương
“Đương nhiên phải thực thi pháp luật nhưng những gì là giá trị văn hóa thì nói thật khi phá nó đi thì không thể làm lại được, không thể lấy lại được cho nên mình cần tìm một cơ chế nào đó để có thể phối hợp xem xét cho hợp pháp …”, Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn Nguyễn Xuân Phương nói về công trình Việt phủ Thành Chương.
Chiều 4.12, trao đổi với báo chí bên lề hàng lang kỳ họp thứ 7, HĐND TP.Hà Nội, Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn Nguyễn Xuân Phương đã chia sẻ về việc xử lý những sai phạm liên quan đến đất rừng của địa phương.
Đối với công trình Việt phủ Thành Chương, Bí thư Huyện ủy Sóc cho rằng, hiện huyện đang chờ kết luận cuối cùng của của thanh tra để có hướng xử lý.
Trả lời về việc ông từng có ý kiến cho rằng “phá công trình Việt phủ Thành Chương thì rất lãng phí” và nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của dư luận, ông Nguyễn Xuân Phương thừa nhận có việc trên và cho rằng “mình không thể vô cảm, phải có sự nhìn nhận còn việc phá đơn giản, chỉ cần chiếc máy xúc vào vài tiếng là xong”.
Theo Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn, Việt phủ Thành Chương là công trình văn hóa Việt cổ hiếm ít nơi nào có. Ảnh: Bảo An
Theo Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn, Việt phủ Thành Chương là công trình văn hóa Việt cổ hiếm nơi nào có, ở đây có những con chó đá có tuổi đời mấy trăm năm, nhiều khách du lịch nhất là quốc tế đã đến đây, coi như một “tour du lịch” giới thiệu văn hóa Việt cổ.
“Nếu nói phá thì mình là người vô cảm, thế nhưng cũng phải trên cơ sở pháp luật. Nếu sau này, mình thấy văn hóa đó cần phải lưu giữ thì nên tạo ra cơ chế hợp pháp, bản thân người ta làm cũng cảm thấy yên tâm chứ không 5 – 7 năm lại lôi ra một lần, lại thanh tra các thứ …
Video đang HOT
Việc này, không những mệt chính quyền mà bản thân người làm cũng sẽ thấy không yên tâm. Tuy nhiên, phải khẳng định, bộ sưu tầm của ông Chương cực kỳ hiếm, ở Việt Nam chỉ còn duy nhất ở đó chứ không còn nhiều. Chính vì vậy, tôi nói câu chuyện phá rất phí là như thế”, ông Phương nói thêm.
Ông Phương cho hay, ông đã đến và dẫn một số đoàn khách vào thăm Việt phủ Thành Chương, trước đây được vào cửa tự do nhưng gần đây có bán vé nhằm bù đắp các chi phí bảo dưỡng, duy tu.
“Việt phủ Thành Chương chỉ mang giá trị tinh thần, nằm trong chuỗi văn hóa tâm linh từ đền Gióng, tượng đài rồi xuống tới Việt phủ Thành Chương nó thành một cái vệt ở trên ấy. Chúng tôi đang mong muốn xây dựng tour du lịch tâm linh ở khu vực đó mới phong phú, mọi người mới về được, chứ Sóc Sơn rất gần Hà Nội chẳng ai ở đêm ở đó cả nên có xây khách sạn cũng chẳng ai ở”, ông Phương bày tỏ.
Đặc biệt, ông Phương cho rằng, nếu các bên ngồi lại được với nhau bàn bạc đi theo phương án mua lại cũng là tốt. “Vì quay trở lại câu chuyện mà tôi từng nói ở đó có nhiều hiện vật quý giá, có nhiều cái tôi lên ngạc nhiên vì chưa từng nhìn thấy ở đâu có. Những cái đó là lý do tôi cảm thấy tiếc, lãng phí nếu bỏ…
Mong qua việc thanh tra toàn diện, các cấp chính quyền có sự nhìn nhận, xử lý phù hợp và nếu có sai phạm, buộc phải xử lý thì có thể tạo ra cơ chế như về đất hợp pháp để người ta chuyển về, yên tâm làm. Còn chắc chắc huyện sẽ chờ kết luận cuối cùng của thanh tra và nghiêm túc thực hiện”, ông Phương nói.
Theo Danviet
Vụ "xẻ thịt" đất rừng Sóc Sơn: Hà Nội thừa nhận xử lý chưa triệt để
Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Hoài Nam thừa nhận vụ vi phạm đất đai ở Sóc Sơn diễn ra trong thời gian dài mà chưa bị xử lý một cách triệt để.
Liên quan đến những sai phạm trong việc quản lý đất rừng xảy ra trên địa bàn huyện Sóc Sơn, tại buổi họp báo chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7 HĐND TP Hà Nội khóa XV, chiều 29.11, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Hoài Nam thừa nhận việc đôn đốc xử lý vi phạm có chậm trễ.
"Đúng là có việc thực hiện khắc phục sai phạm chưa đến nơi đến chốn, chưa quyết liệt" - ông Nam nói.
Theo Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.Hà Nội, năm 2006, chính ban Pháp chế giám sát và phát hiện ra vi phạm tại Sóc Sơn, sau đó thanh tra vào cuộc, cách hơn 10 cán bộ cấp xã và lãnh đạo huyện Sóc Sơn.
Hàng loạt công trình xây dựng trên đất rừng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: Thành An
"Sau đó, Thanh tra Chính phủ vào và yêu cầu khởi tố, thì hàng loạt lãnh đạo xã đã đi tù. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai kết luận thanh tra thì có chậm. Do đó, hiện TP đang đợi kết luận của Thanh tra TP, không chỉ rà soát các vi phạm cũ mà kể cả vi phạm mới để có hướng xử lý" - ông Nam nói.
Bên cạnh đó, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.Hà Nội cho biết, việc vi phạm đất đai không chỉ xảy ra ở Sóc Sơn, mà HĐND TP đã thường xuyên giám sát và có kết quả, cả ở Ba Vì và một số địa điểm khác.
Tại Ba Vì, HĐND TP.Hà Nội đã đi giám sát và cũng phát hiện sai phạm. Trong báo cáo số 37 của HĐND năm 2018 cũng đã liệt kê 161 sai phạm liên quan đến các dự án vi phạm luật Đất đai, sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất rừng...
Trước đó, như Dân Việt đưa tin, trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị Ban chấp hành đảng bộ TP.Hà Nội, ngày 28.11, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Hà Nội cho biết, rên địa bàn huyện Sóc Sơn có hơn 4.000 ha rừng phòng hộ, trong đó huyện quản lý hơn 2.000 ha, Ban quản lý rừng thuộc Sở NN-PTNN) quản lý 2.000 ha.
Những sai phạm ở thôn Lâm Trường (xã Minh Phú) tập trung chủ yếu trên diện tích đất rừng thuộc trách nhiệm quản lý của Trung tâm phát triên Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng.
Qua làm việc với huyện Sóc Sơn và Ban quản lý rừng Sóc Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội nhận thấy, trươc đây la đất thuôc lâm trường va có trường hợp dân đến khai thác vùng kinh tế mới; dân ở trước, rừng có sau; sau đo co quy hoạch rừng thì các hộ này nằm trong rừng.
Hiện nhiều trường hợp hồ sơ giao đất và UBND xã cấp sổ đỏ và đất rừng không đúng quy định. "Người dân được giao đất để trồng rừng chứ không phải để ở, thế mới dẫn đến vấn đề những trường hợp cấp sổ đỏ vào đất rừng là sai. Ban quản lý rừng phải lập hồ sơ vi phạm", Giám đốc Sở NN-PTNN Hà Nội nói.
Trước đó, UBND xã Minh Phú đã ban hành quyết định về việc cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng. Theo đó, giao cho ông Nguyễn Đức Tâm - Phó Chủ tịch UBND xã, ông Dương Văn Thức - Trưởng Công an xã phối hợp, tổ quản lý trật tự xây dựng đô thị xã và các cơ quan liên quan khác tổ chức thi hành quyết định trong thời hạn 30 ngày. Sau đó, xã đã gửi quyết định này đến các hộ gia đình có trong danh sách công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng.
Tại phiên họp giao ban công tác UBND TP diễn ra sáng 30.10, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu đối với 27 công trình vi phạm mới ở rừng đặc dụng, Sở NN&PTNT và huyện phải tổ chức cưỡng chế vi phạm.
Với các công trình vi phạm trước đó, cần thực hiện đúng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. "Sau khi Thanh tra TP thực hiện xong thanh tra toàn diện sẽ xem xét cụ thể trách nhiệm và xử lý nghiêm, bất kể là ai", ông Chung chỉ đạo.
Ngày 22.10, Thanh tra TP.Hà Nội đã chính thức công bố quyết định thanh tra toàn diện quá trình sử dụng đất rừng trên địa bàn hai xã Minh Phú và Minh Trí trong giai đoạn từ năm 2008-2018 và thực hiện kết luận Thanh tra Chính phủ năm 2006.
Theo Danviet
'Xẻ thịt' đất rừng Sóc Sơn: Nghỉ hưu cũng bị xử lý "Khi có kết luận đầy đủ của thanh tra thì huyện sẽ xử lý, kể cả những trường hợp đã nghỉ hưu", ông Phạm Xuân Phương, Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn (Hà Nội) khẳng định xung quanh việc thực hiện kết luận thanh tra vi phạm đất đai tại hai xã Minh Trí, Minh Phú. Cử tri liên tục bị ngắt lời...