Bí thư Quảng Nam xin nghỉ hưu sau 5 tháng nhận chức
Ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam vừa gửi đơn xin nghỉ hưu sớm sau khi vừa đắc cử chức danh Bí thư Tỉnh ủy hồi tháng 2.2015.
Ông Lê Phước Thanh tại kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Nam vào cuối năm 2014 – Ảnh: Hoàng Sơn
Ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, vừa gửi đơn xin nghỉ hưu trước tuổi vì lý do cá nhân. Đơn xin nghỉ hưu sớm được ông gửi đến Bộ Chính trị vào hôm qua 29.7.
Tuy nhiên, đến chiều nay 30.7, trao đổi với Thanh Niên Online, một ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết tập thể Ban thường vụ chưa thảo luận vấn đề này, và khẳng định ông Thanh có quyền gửi đơn theo nguyện vọng cá nhân đến cấp trên.
Dự kiến vào phiên họp Ban thường vụ Tỉnh ủy sáng mai 31.7, vấn đề xin nghỉ hưu trước thời hạn của ông Lê Phước Thanh sẽ được đưa ra thảo luận.
Thông tin ông Lê Phước Thanh xin nghỉ hưu sớm gây chú ý tại dư luận địa phương, do ông mới đắc cử chức danh Bí thư Tỉnh ủy ngày 27.2, tại hội nghị bàn về công tác cán bộ do Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức, ông Lê Phước Thanh khi đó đang giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh đã được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2010-2015).
Video đang HOT
Ông Thanh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy để thay ông Nguyễn Đức Hải đã được Bộ Chính trị điều động giữ chức vụ Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Trong khi đó, dự kiến ngày 5.10 đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ 21 (nhiệm kỳ 2015-2020) mới diễn ra.
Trước khi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, ông Lê Phước Thanh (sinh năm 1956, quê huyện Đại Lộc) đã trải qua các chức vụ như: Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc Sở Tài chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
H.X.Huỳnh
Theo Thanhnien
Cà Mau kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước
Sáng ngày 27/4, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
Tiết mục văn nghệ chào mừng tại lễ kỷ niệm.
Đọc diễn văn lễ kỷ niệm, ông Dương Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau - cho biết, Cà Mau là vùng căn cứ địa của cách mạng miền Nam qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sau Đồng Khởi, lực lượng cách mạng tỉnh không ngừng lớn mạnh, phát động nhiều phong trào cách mạng quần chúng với khẩu hiệu: "Nông dân làm chủ nông thôn", "Nông dân làm chủ ruộng đất" được đông đảo nhân dân hưởng ứng thành phong trào cách mạng, làm thất bại "quốc sách ấp chiến lược", "khu trù mật" lập ấp, gom dân của Mỹ ngụy khắp nơi.
Sau Mậu Thân 1968, ta củng cố lực lượng, từng bước nổi dậy mở rộng vùng giải phóng, đánh bại kế hoạch "bình định lấn chiếm", "nhổ cỏ U Minh" của địch. Đặc biệt sau Hiệp định Paris, với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, Mỹ tiếp tục viện trợ cho quân ngụy, mở chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ" nhằm dốc toàn lực tái chiếm vùng kiểm soát của ta. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Cà Mau khẩn trương mọi mặt, kiên quyết trừng trị địch vi phạm Hiệp định; phong trào tiến công bằng 3 mũi giáp công diễn ra đều khắp; phong trào quần chúng nổi dậy diệt ác phá kềm phát triển mạnh mẽ. Năm 1973, các lực lượng vũ trang trong tỉnh đã chiến đấu trên 2.500 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu trên 7.000 tên địch, giải phóng cơ bản 6 xã, 186 ấp và đưa gần 70.000 dân về quê cũ.
Rạng sáng ngày 29/4/1975, quân ta tiến công từ nhiều hướng vào thị xã Cà Mau, tiêu diệt Phân chi khu Hòa Thành, diệt đồn Cái Nhúc, Phân chi khu Lộ Tẻ, đồn Ao Kho, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch trên tuyến lộ xe Cà Mau - Cái Nước và thọc sâu vào nội ô thị xã. Sáng ngày 30/4 đến ngày 1/5/1975, lực lượng vũ trang từng bước đánh chiếm các mục tiêu quan trọng và cơ quan đầu não của ngụy quân, ngụy quyền tại thị xã Cà Mau như trại giam, Tiểu khu Cao Thắng, kho vũ khí, trận địa pháo, hậu cứ Trung đoàn 32, Tòa Hành chính... Tỉnh Cà Mau hoàn toàn giải phóng.
Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau khẳng định, Đảng bộ và quân dân Cà Mau mãi ghi nhớ những tên tuổi anh hùng đã ghi vào lịch sử như Tiểu đoàn U Minh, Đội nữ pháo binh Cái Nước, anh hùng Bông Văn Dĩa, Phạm Thị Bay, Hồ Thị Kỷ, Lý Văn Lâm... Với những thành tích to lớn đó, Đảng bộ và quân dân Cà Mau vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đến nay, Cà Mau cơ bản hoàn thành việc giải quyết các chính sách sau chiến tranh, tổ chức công nhận và thực hiện chế độ chính sách ưu đãi các đối tượng có công tham gia hoạt động kháng chiến.
Bí Thư Tỉnh ủy Cà Mau Dương Thanh Bình cho biết, toàn tỉnh Cà Mau có 1.463 Mẹ Việt Nam anh hùng, 59 tập thể, 70 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 17.395 liệt sĩ, 16.408 thương bệnh binh. "Đây là những mất mát lớn lao, sự hy sinh vô cùng to lớn, góp phần cùng cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, đây cũng là niềm tự hào, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của Đảng bộ và quân dân tỉnh nhà. Trách nhiệm của chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau phải tiếp bước cha anh, quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa", Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau nhấn mạnh.
Qua 40 năm, tỉnh Cà Mau đã vượt qua khó khăn, tập trung sức người, sức của xây dựng và phát triển tỉnh nhà đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Kinh tế tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước, năm 2014 đạt 8,5%, thu ngân sách đạt 3.300 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD. Từ một tỉnh có cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nay tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế đã giảm xuống còn 36%, công nghiệp- xây dựng tăng lên 36,3% và thương mại- dịch vụ tăng lên gần 28%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,9%; thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt trên 96%; Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, nhất là về giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện hơn; TP Cà Mau trở thành đô thị loại II, các thị trấn, khu dân cư tập trung đang trên đà phát triển; Đặc biệt, có các công trình lớn của Trung ương đầu tư trên địa bàn như Khu công nghiệp khí điện đạm, đường hành lang ven biển phía Nam, đường Hồ Chí Minh nối liền Đất Mũi,...đã góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại tỉnh Cà Mau sáng ngày 27/4.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, với những thành tựu trên của Cà Mau sau 40 năm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh nhiệt liệt biểu dương những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và quân dân tỉnh Cà Mau đạt được trong thời gian qua.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh khẳng định, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi. Đây là cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước ác liệt gian khổ hy sinh nhưng vô cùng anh dũng của Đảng, nhân dân và quân đội ta. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đưa dân tộc ta vào hàng ngũ tiên phong các dân tộc và lực lượng tiến bộ trên thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, cổ vũ nhân dân thế giới đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội.
Ông Lê Hồng Anh cho biết, Cà Mau là căn cứ địa cách mạng và tại đây, Mỹ ngụy đã tập trung đánh phá ác liệt hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta với nhiều chiến dịch, chiến thuật âm mưu thâm độc. Nhưng với truyền thống yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, nhân dân Cà Mau đã đùm bọc, chở che bảo vệ an toàn căn cứ cách mạng và nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao; cán bộ chiến sĩ cách mạng xây dựng nên căn cứ lòng dân vững chắc mà kẻ thù không thể khuất phục được. Suốt chặng đường đầy khó khăn gian khổ, Đảng bộ và quân dân tỉnh Cà Mau đã đoàn kết một lòng, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn giành nhiều chiến công vang dội giải phóng tỉnh Cà Mau, góp phần cùng cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
"Lễ kỷ niệm hôm nay chúng ta cùng bày tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; chúng ta tri ân các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng, của dân tộc, các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công với nước, các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong đã không tiếc máu xương, đóng góp trí tuệ và sức lực, tính mạng, của cải cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa", Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh bày tỏ.
Thường trực Ban Bí thư cho rằng, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, kinh tế- xã hội của tỉnh Cà Mau vẫn còn không ít khó khăn. Do đó, ông Lê Hồng Anh đề nghị tỉnh Cà Mau cần phải nỗ lực quyết tâm cao, khắc phục những hạn chế yếu kém, vượt qua khó khăn thách thức, vận dụng đúng đắn và sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp vào điều kiện cụ thể của địa phương, tiếp tục đưa Cà Mau phát triển nhanh, toàn diện và bền vững hơn trong thời gian tới.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Quảng Ninh: "Đại hồng thủy" nhấn chìm 3.000 hộ dân, làm 17 người chết Trận mưa lớn lịch sử mà người dân cũng như lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh còn nhớ mãi cách đây 40 năm. Nay trận "đại hồng thủy" lặp lại, đã nhấn chìm 3 nghìn hộ dân, hàng ngàn ha hoa màu bị mất trắng, 23 người chết và mất tích...cả nước thắt lòng hướng về Quảng Ninh. Báo cáo điện thoại trực tiếp...