Bí thư Phạm Thị Thanh Trà nói về sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Yên Bái
Trong 3 năm (từ năm 2015 – tháng 6/2018), việc thực hiện tinh giản biên chế đã giúp tỉnh Yên Bái tiết kiệm kinh phí khoảng 925 tỷ đồng.
Nhận thức rõ được lợi ích cũng như tính cấp thiết của Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19 của Hội nghị TW 6 khóa XII, trong những năm qua, tỉnh Yên Bái là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cho biết: Tỉnh Yên Bái xác định công tác sắp xếp, tổ chức, tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cán bộ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, công tác sắp xếp, tổ chức cần được thực hiện đồng bộ, công khai, dân chủ, minh bạch, thận trọng, nhân văn, không cầu toàn, nóng vội, trên nguyên tắc “dễ làm trước, khó làm sau”, “làm thí điểm trước, nhân rộng sau”.
Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái (ngoài cùng bên trái) kiểm tra thực hiện các Nghị quyết của cấp trên tại cơ sở.
Trước khi thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (tính đến 30.4.2015), tỉnh Yên Bái có 37 sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh với 353 phòng, ban, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; 357 đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; 835 cơ quan chuyên môn, tổ chức, đơn vị sự nghiệp cấp huyện. Đây là một bộ máy cồng kềnh, hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Do đó, tỉnh Yên Bái xác định cần phải thực hiện triệt để Nghị quyết của Trung ương.
Người dân đến giao dịch tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Yên Bái.
Với việc tập trung đi trước một bước, đến tháng 10.2018, tỉnh Yên Bái đã thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, thu gọn được 383 đầu mối và tổ chức bên trong các cơ quan, đơn vị, bằng 23,95% so với tổng số đầu mối tổ chức, cơ quan, đơn vị năm 2015.
Trong 3 năm (từ năm 2015 – tháng 6/2018), việc thực hiện tinh giản biên chế đã giúp tỉnh Yên Bái tiết kiệm kinh phí khoảng 925 tỷ đồng. Kết quả của việc thực hiện Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19 đã góp phần từng bước cơ cấu hợp lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh, phát huy hiệu quả công tác.
Video đang HOT
“Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện kiên trì, nghiêm túc việc tinh giản biên chế công chức, viên chức theo kế hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm không làm tăng tổng biên chế của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh, cân đối, bố trí đầy đủ nguồn lực dể thực hiện,” bà Phạm Thị Thanh Trà khẳng định.
Nguồn kinh phí tiết kiệm đã được đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, xây dựng nông thôn mới. Ảnh Trường Mầm Non xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được xây mới.
Trạm Tấu là một trong những huyện của tỉnh Yên Bái thực hiện tốt và có hiệu quả công tác sắp xếp, tổ chức, tinh gọn bộ máy. Đến nay, huyện Trạm Tấu đã tiến hành hợp nhất chức danh Ủy viên Ban thường vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, kiêm Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện, thành lập “Cơ quan tham mưu, giúp việc chung khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội” và tiến hành hợp nhất 3 cơ quan Văn phòng, bao gồm: Văn phòng cấp ủy với văn phòng HĐND – UBND huyện thành một.
Đặc biệt, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Trạm Tấu – đơn vị sáp nhập từ Đài TT-TH huyện và Trung tâm Văn hóa huyện là đơn vị đầu tiên của huyện Trạm Tấu thực hiện hóa Nghị quyết 39 năm 2015 của Bộ Chính trị. Với sự sáp nhập này, đến nay mọi hoạt động của trung tâm vẫn đảm bảo yêu cầu đề ra. Những xáo trộn ban đầu về cơ cấu tổ chức đã dần được khắc phục.
Cán bộ Trung tân TT&VH Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái trao đổi nghiệp vụ công tác.
Ông Đỗ Chí Công, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Trạm Tấu, Yên Bái cho biết: “Sự hợp nhất đã giúp cơ quan giảm 7 biên chế do nghỉ hưu và bố trí công việc khác, 23 biên chế còn lại căn cứ vào nhiệm vụ chuyên môn tương đồng tổ chức thành 4 tổ, hỗ trợ cùng tham gia phục vụ các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện”.
Lộc Chầm – phóng viên Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Trạm Tấu chia sẻ: “Việc sáp nhập cơ quan không ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Ngày mới sáp nhập, tư tưởng anh em có đôi chút dao động do đã quen với môi trường công tác cũ. Tuy nhiên, sau khi 2 cơ quan sáp nhập được một thời gian ngắn, anh em trong tổ phóng viên vẫn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền tốt vì công việc vẫn như vậy, không có gì thay đổi,”.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 5/11: Trung Quốc cần nhập khẩu lợn hơi, tham tán thương mại bày "kế"
Theo ghi nhận từ các chủ trang trại, giá heo hơi hôm nay (lợn hơi) ngày 5/11 tại các tỉnh miền Bắc chững giá, trong khi miền Nam vẫn duy trì mức cao nhất cả nước, dao động từ 49.000-51.000 đồng/kg.
Tin vui đối với người chăn nuôi lợn là hôm qua, tại huyện Hải Hậu (Nam Định) đã diễn ra lễ khánh thành tổ hợp sản xuất và chế biến thịt lợn theo công nghệ quốc tế Nhà máy Biển Đông DHS có quy mô lớn nhất miền Bắc, với công suất mổ 300 con lợn/giờ.
Giá heo hơi mới nhất: Nơi thấp nhất 43.000 đồng/kg, cao nhất 52.000 đồng/kg
Theo ghi nhận từ các chủ trang trại, giá heo hơi mới nhất tại Hưng Yên giảm thêm 1.000 đồng xuống 44.000 đồng/kg; Hải Dương hiện đang ở mức 46.000 đồng. Tại huyện Ba Vì (Hà Nội), giá lợn hơi hôm nay dao động từ 44.000-45.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi hôm nay (5/11) tại các tỉnh miền Bắc dao động từ 43.000-48.000 đồng/kg, giảm từ 5.000 - 8.000 đồng/kg so với thời điểm cao nhất trong tháng 9. Ảnh: Hải Đăng
Các tỉnh khác như Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nam... giá heo hơi đang dao động trong khoảng 45.000 - 46.000 đồng/kg. Đáng chú ý, tại Sơn La giá lợn hơi vẫn duy trì mức cao hơn so với các địa phương khác, hiện đạt 48.000 đồng/kg.
Tại TP.Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), một chủ trang trại cho biết giá lợn hơi siêu hiện đang dao động từ 43.000-44.000 đồng/kg, giảm gần 10.000 đồng/kg so với thời điểm cao nhất hồi tháng 9. Để có thể thu được lợi nhuận cao nhất, chủ trang trại này đã tự mổ lợn rồi vận chuyển về Hà Nội bán tại chợ đầu mối.
Sau khi liên tục có xu hướng giảm trong tuần trước, đến tuần này tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cũng như phía Nam, giá heo hơi hiện ít biến động. Theo đó, tại Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, thương lái thu mua heo siêu trong dân với giá từ 51.000 - 52.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá phổ biến được ghi nhận tại Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang ....
Giá heo hơi tại Bình Phước, Vĩnh Long đang ở mức 50.000 đồng/kg. Tại Sóc Trăng, Vũng Tàu giá heo hơi thấp hơn, lần lượt đạt 47.000 đồng và 49.000 đồng/kg.
Tại địa bàn Thanh Hóa, giá lợn hơi hiện dao động trong khoảng 46.000 - 47.000 đồng/kg. Một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam vẫn đạt mức 49.000 - 50.000 đồng/kg.
Trung Quốc đang có nhu cầu nhập khẩu thịt lợn, tham tán thương mại hiến "kế"
Hôm qua (4/11), tại lễ khánh thành tổ hợp sản xuất và chế biến thịt lợn theo công nghệ quốc tế Nhà máy Biển Đông DHS diễn ra tại huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định), ông Hồ Toả Cẩm - Tham tán kinh tế thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cho biết, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rất lớn với 1,4 tỷ người, chỉ tính riêng tổng sản lượng thịt lợn tiêu thụ mỗi năm đã lên tới 600 triệu con, và hiện phải nhập khẩu rất lớn.
Lợn hơi được mổ theo dây chuyền, công nghệ hiện đại tại Nhà máy Biển Đông DHS. Ảnh: B.H
"Tuy nhiên, do Việt Nam chưa thanh toán xong dịch bệnh lở mồm long móng nên chưa thể xuất khẩu thịt heo sang Trung Quốc theo đường chính ngạch. Nhưng theo số liệu chúng tôi nắm được, năm 2016 Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc khoảng 5 triệu con heo theo đường tiểu ngạch, tương đương 600.000 tấn, giá trị xuất sang hơn 1 tỉ USD" - ông Cẩm nói.
Ông Cẩm nói thêm: Chúng tôi cũng đã thường xuyên làm việc, trao đổi với Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam làm thế nào đưa sản phẩm nông sản của Việt Nam như thịt lợn sữa, trứng, rau quả sang Trung Quốc nhiều hơn. Về thịt lợn, tôi nghĩ có thể chọn giải pháp linh hoạt hơn, đó là tìm một nơi nào đó khoảng 20ha ở biên giới giữa 2 nước để thành lập một khu cách li, lợn hơi của Việt Nam đưa vào khu đó một thời gian, chuyên gia Việt Nam, Trung Quốc sẽ cùng thực hiện kiểm dịch, kiểm định nghiệm thu đạt chuẩn rồi xuất sang Trung Quốc.
"Đây là biện pháp tạm thời. Tin rằng với sự vào cuộc, sự tham gia của các doanh nghiệp như Biển Đông, De Heus, sẽ có nhiều sản phẩm thịt lợn của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường chính ngạch" - ông Cẩm nói.
Theo số liệu thống kê của Hội Chăn nuôi Việt Nam, sau giai đoạn thăng trầm của ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam từ năm 2016 đến nay, chăn nuôi nông hộ có sự sụt giảm mạnh trong khi tỉ lệ chăn nuôi trang trại có sự bứt phá mạnh mẽ, hiện chiếm 51,9% với xấp xỉ 12.000 trang trại. Trong đó, trang trại gia công cho các doanh nghiệp FDI từ 22,9% năm 2016 tăng lên 30,8% năm 2018 với 3.000 trang trại, trung bình khoảng 1.500 đầu lợn/trại.
Từ con số trên có thể thấy, khi ngành chăn nuôi lâm vào khủng hoảng từ cuối năm 2016, cả năm 2017 và quý 1/2018, mặc dù ngành chăn nuôi liên tục kêu gọi giảm đàn nái, các trang trại, doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp FDI vẫn tăng đàn, tăng nái theo lộ trình kế hoạch họ đề ra, chỉ có khu vực chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi nhỏ lẻ giảm thật bởi không chịu được lỗ hoặc trong tình trạng cạn vốn.
Theo Danviet
Hạn chế tử vong mẹ và trẻ nhờ cô đỡ thôn bản Nhận thức được những khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn bản (CĐTB) người DTTS cho các vùng khó khăn. Đây là giải pháp tạm thời nhưng rất hiệu quả trong...