Bí thư Nguyễn Xuân Anh: “Chưa bao giờ có chuyện đặt phong bì lên bàn mà tôi ok”
“Tôi ok là ok về chủ trương, thấy được là tôi ok. Chưa bao giờ có chuyện đặt phong bì lên bàn mà tôi ok”, Bí thư Nguyễn Xuân Anh nói với các doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Xuân Anh: Tôi muốn đòi hỏi của cuộc sống phải có câu trả lờiBí thư Nguyễn Xuân Anh “đòi nợ” Công an Đà NẵngBí thư Đà Nẵng: “Tội phạm ma túy không có nhân nhượng, áp dụng mức xử phạt cao”Bí thư Đà Nẵng: “Nếu phát hiện tôi có một lô đất nào thì tôi sẽ từ chức”
Trong buổi gặp gỡ, đối thoại với đại diện khoảng 200 doanh nghiệp vào ngày 24/6, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã rất gay gắt trước ý kiến có một số cán bộ sách nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh cho rằng, để khách quan chọn lựa dự án cho doanh nghiệp đầu tư, thành phố công khai và luôn cho 2 doanh nghiệp trình bày phương án của mình.
Nếu phương án của doanh nghiệp nào tốt hơn thì sẽ được chọn. Còn anh nào khả năng yếu hơn thì đành phải chấp nhận bị loại. Tất cả các doanh nghiệp sẽ được cạnh tranh bình đẳng như nhau.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh phát biểu tại buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng vào ngày 24/6. Ảnh: Hoàng Tuấn
Đặc biệt, ông Nguyễn Xuân Anh còn hiểu nỗi vất vả cho các doanh nghiệp khi phát sinh các “chi phí” khác khi muốn đầu tư một dự án nào đó. Ông chia sẻ:
“Còn về chi phí không chính thức cái này rất nhạy cảm. Tôi ngồi suy nghĩ doanh nghiệp tới gặp lãnh đạo đưa phong bì, phong bao này kia rất tốn kém. Các đồng chí nếu tới gặp tôi và anh Thơ (Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng – PV) thì không phải lo việc này (không phải lo phong bì – PV).
Cá nhân tôi thì doanh nghiệp nào muốn gặp tôi cũng gặp cả, gặp trong thời gian cho phép. Mà gặp nếu tôi cảm nhận được việc đó (xin làm dự án gì đó – PV) hợp lý, được thì tôi ok.
Nhưng để triển khai thì phải chuyển cho UBND TP, các sở ban ngành họ tham mưu nữa. Tôi ok là ok về chủ trương, thấy được là tôi ok. Chưa bao giờ có chuyện đặt phong bì lên bàn mà tôi ok”.
Nói rồi, Bí thư Nguyễn Xuân Anh nhìn xuống hội trường và hỏi đại diện các lãnh đạo doanh nghiệp: “Ở đây có ai đã từng gặp tôi mà đưa phong bì tới đặt lên bàn thì tôi mới ok chưa?”, tất cả mọi người đều im lặng, không ai phản ứng.
Video đang HOT
Đại diện khoảng 200 doanh nghiệp tại buổi đối thoại. Ảnh: Hoàng Tuấn
Ông Nguyễn Xuân Anh tâm sự, người dân Á Đông mình thường “này nọ” cả. Đôi khi doanh nghiệp làm được, có một số lợi nhuận rồi thì họ đi cảm ơn các anh em ban ngành. Cái chuyện đó là tình cảm thì tôi không quan tâm. Đó là chuyện của doanh nghiệp, mình không được ép người ta này kia…
“Tôi đã không ít lần mời lên văn phòng tôi, kể cả chuyên viên, mời ngồi trước mặt tôi, tôi nói thẳng là “Một lần nữa là không xong với tôi. Đem tiền về trả cho người ta (doanh nghiệp – PV).
Có vài triệu bạc chứ có lớn lao chi đâu, mà nó gây khó chịu…Các doanh nghiệp họ làm ăn họ đã dạn dày rồi, họ hiểu việc ở mức độ nào, hài hòa thế nào…
Vì thế, lãnh đạo các sở ban ngành hết sức quan tâm vấn đề này. Kể cả việc tham mưu không đúng nữa. Tôi đã chuyển một người từ trưởng phòng xuống phó phòng và chuyển người đó không được phụ trách lĩnh vực đó nữa.
Các doanh nghiệp tin tưởng rằng là lãnh đạo ở trên không khoan nhượng vấn đề này, tầm bậy tầm bạ thế là không có được.
Còn có những việc gì đó mà các đồng chí trao đổi với các lãnh đạo Sở mà không được thì trao đổi với tôi. Tôi hứa là sẽ xử lý dứt điểm, triệt để. Được thì nói được, không thì nói không”, Bí thư Nguyễn Xuân Anh nói.
Nói rồi, ông Xuân Anh ví dụ trường hợp xin visa bên Mỹ, rất là khó nhưng mà họ nói được thì 2-3 ngày họ mang tới, còn không được thì họ nói luôn.
“Mình nghĩ mình phải ở “đẳng cấp” như thế, nhưng còn so sánh với các cơ quan, địa phương cả nước thì lúc nào mình cũng dẫn đầu.
Nhưng các đồng chí thấy rằng trong sâu thẳm mình thấy vẫn còn nhiều điều để nói. Chưa chắc ai cũng hài lòng cả, vì thế mình phải cố gắng nhiều hơn nữa”, Bí thư Nguyễn Xuân anh nhắn nhủ tới các lãnh đạo sở ban ngành khi giải quyết thủ tục cho các doanh nghiệp.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh: “Tôi ok là ok về chủ trương, thấy được là tôi ok. Chưa bao giờ có chuyện đặt phong bì lên bàn mà tôi ok”. Ảnh: Hoàng Tuấn
Đặc biệt, Bí thư Nguyễn Xuân Anh nói sẽ không khoan nhượng bất cứ sai phạm nào và hỏi: “Ở đây có các đồng chí nào như vậy không? Tốt nhất nên xem lại mình, vì chúng tôi sẽ xử lý hết khung. Thậm chí truy cứu cơ quan liên quan, các đơn vị dung túng.
Nếu các đồng chí sai phạm, cửa nhà tôi và anh Thơ sẽ đóng chặt, không có chỗ cho các cán bộ công chức làm sai tới chạy tội. Còn các giám đốc sở cũng xem xét lại mình, nếu lỡ có sai thì nhanh chóng tự rút kinh nghiệm, còn không thời gian tới cũng bị sờ tới…”.
Hướng mắt nhìn về đại diện gần 200 doanh nghiệp tại buổi gặp gỡ, đối thoại, Bí thư Nguyễn Xuân Anh chậm rãi nói:
“Các doanh nghiệp thấy chỗ nào có biểu hiện không đúng thì cứ phản ánh. Phản ánh mới có giải pháp đúng đắn được, đấu tranh là không khoan nhượng.
Các anh phải phản ánh thì lãnh đạo chúng tôi mới biết, mới giúp được. Nếu không phản ánh thì làm sao lãnh đạo biết để mà giúp”.
HOÀNG TUẤN
Theo giaoduc
"2 năm vẫn không vay được vốn 67": Nhân viên tín dụng thiếu chuyên nghiệp!
Báo NTNN/Dân Việt ra ngày 24.6 phản ánh việc một ngư dân ở Quảng Ngãi mất gần 2 năm tìm hiểu, làm thủ tục vay vốn đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67 nhưng vẫn không được ngân hàng cho vay... Theo các chuyên gia kinh tế và ngân hàng, trong vụ việc này có sự thiếu chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi.
Ngư dân Nguyễn Anh Tuấn, ở thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An, TP.Quảng Ngãi, bị Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi từ chối hồ sơ vay vốn đóng tàu cá vỏ thép, hành nghề lưới rê theo Nghị định số 67/2014 với lý do dự án của anh Tuấn không khả thi, không đủ năng lực trả nợ vay cho ngân hàng.
Tàu cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn chuẩn bị xuất bến. Ảnh: Nhật Anh
Theo tìm hiểu của phóng viên, một trong những điều kiện tiên quyết để được vay vốn theo Nghị định 67, đó là người vay vốn phải là người đang kinh doanh nghề cá có hiệu quả. Điều này, chắc chắn cán bộ tín dụng nào của những ngân hàng cho vay đóng tàu theo Nghị định 67 cũng biết và nhớ.
Vì vậy, với trường hợp ngư dân Tuấn, khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, cán bộ tín dụng của ngân hàng nói chung, Vietcombank nói riêng sẽ phải tìm hiểu những thông tin ban đầu bằng cách hỏi trực tiếp để tư vấn cho khách hàng. Ngư dân Tuấn trước đây có làm nghề đánh bắt bằng hình thức giã cào, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có làm ăn không hiệu quả nên bán phương tiện chuyển sang làm nghề khác. Và ngư dân Tuấn chưa có kinh nghiệm trong việc đánh bắt hình thức này.
Nếu chuyên nghiệp, ngay khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi có thể hỏi ngư dân Tuấn về những thông tin ban đầu và tư vấn cho khách hàng. Thế nhưng phải mất 2 năm, Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi mới đưa ra đánh giá này và từ chối cho ngư dân Tuấn vay.
Bàn về quy trình tiếp nhận hồ sơ, ông Võ Văn Chân- Trưởng ban Khách hàng cá nhân, Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), cho biết trong quy trình của ngân hàng không có quy định là phải hỏi khách hàng. Tuy nhiên, khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng phải thẩm định hồ sơ bằng nhiều cách, trong đó có việc nên hỏi khách hàng về những thông tin ban đầu.
"Việc tiếp nhận hồ sơ và hỏi ngay từ đầu là tùy theo trình độ khả năng chuyên nghiệp của từng cán bộ tín dụng. Đây là tính chuyên nghiệp, trình độ, kinh nghiệp của từng cán bộ tín dụng chứ không nằm trong quy trình của ngân hàng" - ông Chân cho biết.
Việc tiếp nhận hồ sơ và hỏi ngay từ đầu là tùy theo trình độ khả năng chuyên nghiệp của từng cán bộ tín dụng. Đây là tính chuyên nghiệp, trình độ, kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng chứ không nằm trong quy trình của ngân hàng". Ông Võ Văn Chân
Đối với ngư dân Tuấn, việc có được vay vốn hay không trong thời điểm này có lẽ không còn quan trọng nữa, nhưng sự thiếu chuyên nghiệp của nhân viên tín dụng Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi khiến cho ông ấm ức và hình ảnh, uy tín của ngân hàng cũng vì thế mà giảm sút.
Được biết Vietcombank đã có bước chuyển mình kịp thời khi "nhắm" tới thị trường bán lẻ và định hướng tầm nhìn đến năm 2020 sẽ trở thành ngân hàng số 1 về bán lẻ trên thị trường Việt Nam. Như vậy, một yếu tố quan trọng để thành công, đó là tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ khách hàng. Đặt giả thiết, nếu những khách hàng khác cũng bị rơi vào tình huống tương tự như ngư dân Tuấn, vậy thương hiệu và uy tín của Vietcombank sẽ thế nào?
Rộng hơn, ngân hàng Việt Nam đang hội nhập một cách sâu rộng, trước mắt là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sắp tới là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP). Nếu không có sự chuyên nghiệp, bắt đầu tư cung cách phục vụ, các ngân hàng Việt nói chung và Vietcombank nói riêng sẽ có thể chịu thua trên chính "sân nhà" của mình.
Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NNPTNT: Tạo điều kiện hết sức để ngư dân vay vốn Bộ NNPTNT chỉ ban hành chính sách và xử lý những vướng mắc về mặt chính sách chung. Các trường hợp cụ thể ở địa phương, các địa phương cần chủ động giải quyết, nếu cấp địa phương có vướng mắc, lúng túng không xử lý được thì cần có công văn gửi Bộ NNPTNT. Trong thời gian qua, Bộ NNPTNT đã bám sát việc thực hiện vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67, bất cứ trường hợp cụ thể nào nếu địa phương gặp vướng mắc và báo cáo lên Bộ, chúng tôi đều nhanh chóng tháo gỡ, có hướng xử lý kịp thời. Đã có rất nhiều trường hợp khi địa phương báo cáo Bộ, Bộ đã nhanh chóng xử lý. Đối với trường hợp này, chủ tàu cần kiến nghị tỉnh, nếu tỉnh không giải quyết được thì gửi báo cáo ra Bộ NNPTNT, chúng tôi sẽ xem xét và nhanh chóng xử lý dứt điểm. Quan điểm của Bộ NNPTNT là tạo điều kiện hết sức có thể để những ngư dân đủ điều kiện vay vốn đóng tàu có thể sớm hoàn thiện thủ tục để có thể đóng tàu và đi vào hoạt động dánh bắt có hiệu quả nhất. Ông Trần Văn Tần - Trưởng phòng Phòng Tín dụng NNNT - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tùy thuộc thẩm định của ngân hàng Việc cho vay đóng tàu là do tổ chức tín dụng toàn quyền quyết định. Câu chuyện khó vay vốn ở đây là do các ngân hàng thẩm định. Những khách hàng được vay vốn theo Nghị định 67 trước hết là phải có trong danh sách của UBND tỉnh, sau đó là ngân hàng thẩm định. Nếu ngân hàng thấy có hiệu quả thì mới cho vay. Việc cho vay Nghị định 67, có ngân hàng tích cực, có ngân hàng không tích cực vì cho vay đóng tàu tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mà nhận định rủi ro của mỗi ngân hàng một khác, nên tùy từng ngân hàng mà đặt ra những quy định chặt chẽ khác nhau.
Đình Thắng - Minh Huệ (ghi)
The Danviet
Muốn cải thiện môi trường kinh doanh, phải truy trách nhiệm đến cùng Quan điểm trên được TS Nguyễn Đình Cung- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh tại hội nghị triển khai Nghị quyết 19/2016/NĐ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, diễn ra sáng nay (18-5). Sẽ truy đến cùng trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương không thực hiện quyết liệt Nghị quyết...