Bí thư Nguyễn Văn Nên: ‘Không thể tiếp tục kéo dài giãn cách nghiêm ngặt’
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng TP không thể tiếp tục kéo dài giãn cách nghiêm ngặt mà cần phải mở cửa dần.
Lường trước những vấn đề phát sinh khi bình thường mới để kiểm soát nhưng phải đảm bảo các quyền sinh hoạt của người dân.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên – Ảnh: NGỌC HIỂN
Chiều 23-9, đoàn công tác của TP.HCM do Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên làm trưởng đoàn đã tham dự hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn TP Thủ Đức từ ngày 16 đến ngày 22-9.
TP Thủ Đức cơ bản kiểm soát được dịch
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiếu – bí thư Thành ủy TP Thủ Đức – cho biết địa phương này đang xây dựng các kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi kinh tế theo các giai đoạn cụ thể. Xác định lộ trình, lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên để từng bước nới lỏng, thí điểm khởi công lại các công trình dự án…
Theo bà Lê Thị Hồng Nga – phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca mắc mới của TP Thủ Đức liên tục giảm trong 3 tuần gần đây. Tỉ lệ mẫu dương tính qua xét nghiệm cũng giảm. Đối chiếu với các tiêu chí, TP Thủ Đức đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Nên – bí thư Thành ủy TP.HCM – đưa ý kiến đồng tình với kế hoạch từng bước mở cửa nền kinh tế của TP Thủ Đức.
“Chúng ta không thể tiếp tục kéo dài giãn cách nghiêm ngặt mà cần phải từng bước mở dần, thích ứng an toàn để kinh tế phục hồi và các hoạt động xã hội dần trở lại bình thường”, ông Nên nói.
Bí thư Thành ủy TP.HCM yêu cầu TP Thủ Đức xây dựng chiến lược bài bản trong giai đoạn bình thường mới. Tương tự, trong chiến lược an sinh xã hội thì phải tính đến việc làm, chỗ ở cho công nhân, người lao động.
Lường trước vấn đề phát sinh khi bình thường mới
Khi công nhân lao động có việc làm thì gánh nặng an sinh sẽ giảm nhưng việc mở cửa các hoạt động phải đảm bảo an toàn với dịch bệnh. TP Thủ Đức phải rà soát các khu vực nhà ở chật hẹp và có kế hoạch kêu gọi đầu tư.
Video đang HOT
Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng đến nay có một số hạn chế như việc kiểm soát đi lại. Hiện nay, dù số lượng người được ra đường rất ít nhưng việc dừng xe quét mã QR vẫn gây ùn ứ. Khi TP bình thường mới, số người ra đường cao gấp nhiều lần mà vẫn thực hiện giải pháp này để kiểm tra “thẻ xanh COVID” là không ổn.
Ông Nên đề nghị TP Thủ Đức đưa ra những sáng kiến và thử nghiệm mô hình quản lý phù hợp cho giai đoạn bình thường mới, từ đó có thể nhân rộng ra toàn TP. Các ngành, các cấp phải lường trước những tình huống phát sinh khi mở cửa trở lại để kiểm soát, không tạo ra ùn ứ nhưng vẫn đảm bảo các quyền đi lại, hoạt động giao thương, sinh hoạt của người dân.
Không để học sinh bỏ học vì khó khăn
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ phát biểu tại hội nghị – Ảnh: hcmcpv.org.vn
Cùng ngày, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ cũng tham dự hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch trong 7 ngày, từ 16-9 đến 22-9 của huyện Củ Chi.
Tại đây, Chủ tịch HĐND TP đề nghị huyện Củ Chi tiếp tục chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sát với tình hình thực tiễn, kiểm soát lây nhiễm cùng với các hoạt động từng bước mở cửa, phục hồi kinh tế, với nguyên tắc “an toàn tới đâu thì mở cửa tới đó; mở cửa thì phải giữ vững an toàn”.
Bà Lệ cũng lưu ý huyện cần rà soát, lập danh sách và tổ chức thẩm định, phê duyệt danh sách người dân gặp khó khăn thật sự để hỗ trợ đợt 3, với nguyên tắc chi đủ, chi đúng, không bỏ sót, không trùng lắp, không phân biệt thường trú, tạm trú, lưu trú.
Đồng thời, quan tâm chăm lo hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần cho các em học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các em bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, các em mồ côi có cha mẹ mất vì dịch. Kêu gọi, huy động các nguồn lực xã hội cùng chăm lo hỗ trợ máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến; không để bất cứ một em nào phải bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn. Chủ động điều chỉnh kế hoạch năm học cho phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.
Bí thư TP.HCM: Có thể cuối tháng 9 mới kiểm soát được dịch
Bí thư Nguyễn Văn Nên nhìn nhận TP.HCM có thể không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát dịch trước ngày 15/9.
Thành phố cần thêm khoảng 2 tuần để làm việc này.
"Có thể TP.HCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9", Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thẳng thắn nhìn nhận tình hình tại hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM để cho ý kiến về kế hoạch chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế chiều tối 11/9.
Tính đến nay, TP.HCM đã trải qua 103 ngày giãn cách với những bước đi, mục tiêu, giải pháp theo hướng ngày càng nâng lên, ngày càng tăng cường, siết chặt. Ông Nên đánh giá đến nay, chỉ vài quận, huyện đạt tiêu chí kiểm soát dịch bệnh, các địa phương còn lại vẫn phải tiếp tục cố gắng. TP.HCM sẽ chọn địa phương làm thí điểm để nới lỏng dần, từ đó rút kinh nghiệm cho thành phố.
Không nôn nóng, an toàn là trên hết
Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết đối chiếu với Quyết định số 3979 của Bộ Y tế, TP.HCM chỉ có một số địa phương cơ bản đáp ứng tiêu chí kiểm soát dịch bệnh. Đa số phải tiếp tục phấn đấu thêm một thời gian nữa.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới có thể nói rằng khó "quét sạch F0" với biến chủng Delta trong một thời gian nhất định trên địa bàn lớn, có đặc điểm phức tạp như TP.HCM. Trong khi đó, việc áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt không thể kéo dài quá sức chịu đựng của người dân và nền kinh tế. Quan điểm này mới so với trước đây và TP.HCM sẽ báo cáo Trung ương để xin ý kiến.
Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh việc giãn cách hoặc nới lỏng ở mức độ nào phụ thuộc vào chuyển biến tình hình dịch bệnh và nguy cơ của từng khu vực, từng địa bàn.
"Phương châm chung của TP.HCM phải an toàn trên hết. An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn", ông Nên quán triệt.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: Thu Hằng.
Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM khẳng định kế hoạch của thành phố không thể tách rời mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với tình hình chung của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước. Thành phố tuyệt đối không chủ quan, không nôn nóng, triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn.
"Điều này có thể hiểu đơn giản những ngày đầu phòng chống dịch, TP.HCM thực hiện Chỉ thị 15 toàn thành phố và Chỉ thị 16 có trọng tâm, trọng điểm. Còn bây giờ thực hiện mở ngược lại, thực hiện Chỉ thị 16 toàn thành phố và thực hiện Chỉ thị 15 có trọng tâm, trọng điểm. Nơi nào an toàn thì nới lỏng dần", ông chỉ rõ.
Bí thư yêu cầu trước hết phải chọn địa phương làm thí điểm để TP.HCM rút kinh nghiệm thực hiện sau này.
Có thể không hoàn thành mục tiêu kiểm soát dịch trước 15/9
Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM yêu cầu phải bám sát những trụ cột chính trong phòng chống dịch. Thành phố từng bước khôi phục hoạt động bình thường mới ở từng lĩnh vực.
Xác định chiến lược y tế là một trong những trụ cột khi mở cửa trở lại, ông Nguyễn Văn Nên yêu cầu củng cố lại hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở và trung tâm y tế cấp quận, cấp thành phố. Đồng thời, TP.HCM cần có cơ chế, chính sách thu hút, quy tụ y tế tư nhân; kết hợp tây y với đông y, y học dân tộc tham gia phòng chống dịch.
Ông Nên chỉ đạo phải có chính sách nhà ở cấp tốc cho người dân, công nhân, người lao động trên địa bàn TP.HCM để "chia lửa", giảm tải các khu nhà trọ chật hẹp hiện nay.
Về chiến lược giáo dục đào tạo, ông Nguyễn Văn Nên nhận định học trực tuyến có bất tiện nhưng trong nguy có cơ, cần tạo môi trường thuận lợi, huy động các nguồn lực tham gia vào giáo dục - đào tạo bằng nhiều loại hình. "Đừng để trường hợp nào bị bỏ rơi, đừng để trường hợp nào không được đến trường", ông lưu ý.
Bí thư Thành ủy TP.HCM yêu cầu phải tạo điều kiện để phát huy sự tương trợ, đùm bọc, hỗ trợ của cộng đồng, của doanh nghiệp trong và ngoài nước với người dân có hoàn cảnh khó khăn.
"Người ta đi làm từ thiện mà còn xét giấy, hạch sách, làm khó làm dễ này kia thì phiền quá", ông Nên nhắc nhở.
Bí thư Nguyễn Văn Nên yêu cầu tạo điều kiên tối đa cho hoạt động thiện nguyện. Ảnh: Phạm Ngôn.
Bí thư Thành ủy yêu cầu tạo điều kiện thông thoáng cho người làm từ thiện đi lại nhẹ nhàng nhất, thuận lợi nhất, không có bất cứ phiền phức nào. Ngoài ra, ông đề nghị phải kiến tạo cơ chế để huy động và phát huy nguồn lực lớn từ xã hội, nguồn lực trong dân, nguồn lực trí thức...Thành phố cũng phải làm nhanh, có hiệu quả chiến lược về khoa học công nghệ.
Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh từng chiến lược phải chú ý tính khả thi, lộ trình, đặc biệt quan tâm gắn chiến lược này với chiến lược khác, nhất là y tế và công nghệ.
"Không phải chiến lược riêng mà phải liên kết với nhau để có khả thi cao, mới phục vụ cho bình thường mới được", ông nói. Để chuẩn bị "bộ chiến lược mang tính chất lịch sử" sắp tới, Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh các chính sách không ban hành vội vã mà phải chuẩn mực.
Bí thư Nên nhìn nhận có thể TP.HCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ, mà chỉ có một số quận, huyện hoàn thành.
Do đó, TP.HCM phải "xin thêm" một thời gian nữa, có thể tới hết tháng 9/2021 để tập trung thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết 86. Ông giao Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM thảo luận để có văn bản sớm xin ý kiến của Chính phủ.
"Chúng ta đang trong chặng đường khó khăn, phải cố gắng tập trung để vượt qua. Khi hệ thống chính trị vượt qua thì nhân dân vượt qua, vì mình là người chèo, người cầm lái. Do đó, đề nghị toàn hệ thống cố gắng vượt qua khó khăn và tự tin rằng nếu bài bản như vậy thì sẽ thành công", Bí thư Nguyễn Văn Nên kêu gọi.
TPHCM tăng giãn cách, người ở khu phong tỏa chỉ đi chợ 2 lần/tuần Theo Chỉ thị mới, người dân trong khu phong tỏa chỉ đi chợ 2 lần/tuần bằng phiếu, các khu nhà trong hẻm, đông người phải được giãn dân, các chốt kiểm soát chỉ giải quyết một số trường hợp nhất định. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về tăng cường một số biện...