Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: ‘Cần công bố hết dịch COVID-19′
Việc công bố hết dịch COVID-19 phải dựa vào ba tiêu chí và Việt Nam đã đạt được các tiêu chí này.
ĐB Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành uỷ TP HCM sáng 15-6 tại Quốc hội đã dành toàn bộ thời gian phát biểu của mình để đề cập chủ đề Việt Nam phục hồi kinh tế hậu COVID-19.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho rằng cần lập trình quá trình mở lại nền kinh tế, chủ động bảo vệ năng lực sản xuất kinh doanh trong nước, phát huy động lực kép và sức mạnh Việt Nam để phát triển kinh tế, ổn định xã hội.
ĐB Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP HCM phát biểu tại Quốc hội sáng 15-6. Ảnh: QH
PLO lược ghi lại phát biểu của ông:
Ngày 1-1, có người nhiễm virus đầu tiên chết ở Trung Quốc. Ngày 25-1 có 1000 người nhiễm ở Trung Quốc và ngày 28-1 có 100 người chết.
Lúc đó thế giới chưa biết đặt tên virus là gì
Đến ngày 1-2, Trung Quốc có 12.000 người nhiễm, 1000 người chết. WHO công bố virus corona là nguy cơ dịch toàn cầu nhưng khuyến cáo chưa phải hạn chế đi lại giữa các quốc gia.
Đến tháng 3-2020, các nước EU, Singapore vẫn tranh luận có cần đeo khẩu trang hay không và cuối cùng cho rằng chưa cần đeo. Ngày 11-3, WHO công bố đại dịch toàn cầu, lúc đó có 117 nước có ca nhiễm với 118.000 người nhiễm, 4.240 người chết.
Tức bình quân một nước có 1.000 người nhiễm vào thời điểm dịch toàn cầu và có 37 người chết. Thời điểm này, Tổng thống Mỹ cũng coi dịch không phải là vấn đề quan trọng với Mỹ. Như vậy trong 3 tháng đầu năm 2020, thế giới trải qua giai đoạn “1 chưa” và “3 không”, đó là “chưa biết và không cần đeo khẩu trang, không cần hạn chế đi lại giữa các nước, không cần hạn chế đi lại, tiếp xúc, đóng trường học trong mỗi quốc gia”.
Dịch bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 2, tháng 3; EU vào các tháng 3-5, Bắc Mỹ trong tháng 5-6… còn “chưa biết Châu Phi khi nào có dịch lớn”.
Sau 6 tháng dịch toàn cầu, có thể rút ra 4 nhận thức về quy luật lây nhiễm và phát triển dịch. Đó là phải đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc, rửa tay sát trùng và phải thực hiện cách ly triệt để.
Video đang HOT
Giai đoạn 1 lây nhiễm tăng chậm, 30 ngày mới có 100 người nhiễm và các quốc gia không sợ. Giai đoạn 2 từ 1.000 đến 32.000 người nhiễm chỉ trong 15- 30 ngày, các quốc gia sợ.
Hiện nay thế giới trạng thái nhiễm và có dịch có thể chia các quốc gia thành 4 loại.
Các nước ở giai đoạn 2 tăng tốc lây nhiễm và như Mỹ, Nga, Brazil, Ấn Độ… và chưa chuyển giai đoạn. Nhóm 2 là các nước ở giai đoạn 3, tức có ca nhiễm tăng cao đạt đỉnh và giảm dần như Đức, Pháp, Ý… nhưng chưa an toàn. Nhóm 3 là các nước đạt an toàn, bình quân dưới 10 người nhiễm/1 triệu dân như Lào, Campuchia. Nhóm 4 là những nước chưa bao giờ đạt ngưỡng 1.000 ca nhiễm/1 triệu dân, tức an toàn từ đầu như Việt Nam, Myanmar.
Việt Nam cần làm gì?
Ngay từ tháng 1-2020, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo từ bài học của phòng chống dịch SARs là giám sát chặt diễn biến dịch ở Trung Quốc để có biện pháp phòng ngừa. Sau tháng 2 chúng ta thảo luận có đi học lại hay không. Lúc đó Bộ GD&ĐT không có chỉ đạo đi học lại, các địa phương tự quyết định. Ngày 31-1 TP.HCM quyết định cho nghỉ học, nhưng nghỉ bao lâu chưa rõ. TP.HCM quyết định nghỉ hết tháng 2 và kiến nghị nghỉ hết tháng 3.
Vấn đề thứ 2 thảo luận là cách ly người lây nhiễm thế nào? Ngày 8-2 TP.HCM quyết định cách ly tất cả người lây nhiễm từ F0 đến F2. Bình quân 1 người F0 TP.HCM cách ly 280 người. Toàn quốc tới 31-3 công bố cách ly triệt để, sử dụng quân đội tham gia.
Ở Việt Nam có đeo khẩu trang hay không ta cũng thảo luận, vì nếu đeo đầy đủ sẽ không đủ khẩu trang. Sau đó, tới 16-3 TP.HCM quyết định đi đặt khẩu trang cho đủ. Toàn quốc đeo khẩu trang từ 1-4. Ngày 22-3 TP.HCM hạn chế đi lại, những thứ không cần thiết thì không triển khai.
Tóm lại, do chỉ đạo chung sớm, kịp thời, chúng ta đã kiểm soát rất tốt. Tổng số người nhiễm ở Việt Nam chưa bao giờ đạt 1.000 người. Đến nay là 332 người, thấp hơn nhiều mốc 1.000 so với lúc thế giới công bố dịch.
Bây giờ ta nên làm gì?
Chúng ta có quan hệ kinh tế với nhiều nước nhưng chỉ có 17 nước có quan hệ đối tác quan trọng nhất. 17 nước này quyết định 90% đầu tư nước ngoài, 80% thương mại quốc tế và 80% khách du lịch đến Việt Nam nên đề nghị cần giám sát và lập trình mở cửa với 17 nước này theo lộ trình, thoả thuận 2 bên.
Từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, 10/17 nước này sẽ không còn dịch ở tiêu chí dưới 10.000 người đang điều trị trên 1 triệu dân, trong đó có: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Đức, Úc… Như vậy ta cần phân công cụ thể lập lộ trình mở cửa với 10 nước này.
7 nước khác chưa đến độ an toàn như Ấn Độ, Mỹ, Singapore… Ta phải theo dõi để khi họ có điều kiện thì thiết lập ngay. Ta có dự báo cần quan tâm là đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm nay nhiều khả năng giảm 30% so với năm ngoái, thương mại quốc tế giảm 18% và du lịch giảm 50%. Ta cần có điều chỉnh phù hợp.
Giải pháp nào
Với kết quả chống dịch của Việt Nam, cần công bố hết dịch ở trong nước với 3 tiêu chí. Một là tỷ lệ người nhiễm trên 1 triệu dân không quá 5 người (hiện ta chỉ có 3,1 người nhiễm/1 triệu dân); hai là tỷ lệ người đang điều trị không quá 1 người trên 1 triệu dân (hiện chỉ có 0,2 người); và thứ ba là không có người chết. Trên cơ sở đó, chúng tôi kiến nghị 9 giải pháp tiếp theo, kiến nghị sẽ gửi tới các ĐBQH sau.
Tóm lại, chúng ta cần có lộ trình mở cửa từng bước, có mức độ với các nước để có thể vừa khai thác thị trường đầu tư nước ngoài, đồng thời khuyến khích khai thác thị trường và đầu tư trong nước, phát huy 3 sức mạnh của Việt Nam là: văn hoá, chính trị và kinh tế.
Sơn La: Trang trại "thập cẩm", trồng cây gì cũng nhiều trái, nuôi con gì cũng mát tay
Nhờ phát triển kinh tế theo mô hình VAC (vườn - ao - chuồng), bà Cà Thị Trinh ở bản Nang Phai (xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) có doanh thu ổn định 200 triệu đồng mỗi năm.
Trong trang trại, bà Trinh đào ao thả cá, làm chuồng nuôi bò rồi trồng nhãn, trồng táo
Đó là mô hình VAC của bà Cà Thị Trinh ở bản Nang Phai (xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La). Một trong những mô hình VAC được đánh giá cao khi mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định.
Dẫn chúng tôi tham quan mô hình VAC của gia đình, bà Trinh phấn khởi bảo: "Nhờ mô hình VAC, mỗi năm gia đình thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi lãi khoảng 100 triệu đồng".
Mô hình VAC của bà Trinh các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hỗ trợ cho nhau như trồng ngô, trồng chuối lấy thân, lấy lá làm thức ăn xanh cho đàn bò sinh sản. Phân bò được xử lý quay trở lại bón cho cây trồng...
Nhớ lại một thời gian khó, bà Trinh kể tiếp: "Tôi sinh ra trong gia đình thuần nông, đông anh em. Đầu những năm 1980, cuộc sống thiếu thốn đủ đường. Lúc đấy, có ngô, sắn ăn là hộ khá trong bản rồi. Đến năm 1986, tôi lấy chồng. Gia đình chồng có 9 nhân khẩu. Chồng tôi lại là con cả nên ông bà cho 2 vợ chồng ra ở riêng".
Qua trò chuyện với ông Lèo Văn Hải (chồng bà Trinh), được biết: Trước đây, ông Hải đi bộ đội ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Trong quá trình làm nhiệm vụ, ông bị thương ở cột sống. Do vậy, khi ra quân trở về nhà không còn sức khỏe để giúp gia đình làm nông được. Cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
Trong khuôn viên trang trại, bà Trinh đào ao thả cá. Việc chăm sóc đàn cá, cho cá ăn vào mỗi buổi sáng là một niềm vui...
"Chồng tôi bị thương ở cột sống, mất 46% sức khỏe. Là phụ nữ, chân yếu tay mềm nên tôi chỉ lao động được một thời gian nhất định trong ngày. Thời điểm đó, bà con bản Nang Phai lên núi khai hoang trồng lúa, ngô, sắn. Có mỗi gia đình tôi là làm nương gần nhà. Nhìn vợ con vất vả, chồng tôi kêu người thân đến giúp gia đình đào ao thả cả. Từ đây, cuộc sống gia đình cũng bắt đầu khởi sắc dần", bà Trinh nhớ lại.
Những năm sau đó, tận dụng diện tích đất rộng, bà Trinh tiếp tục mở rộng diện tích ao. Bên cạnh đó, bà nuôi thêm bò, trồng thêm cây chuối, nhãn, táo, dừa.
Mô hình VAC của bà Trinh còn tạo ra lợi ích nữa là dùng phân bò ủ hoai mục để bón cho vườn táo.
Đến nay, bà Trinh có 3 ao cá rộng khoảng 8.000m2 thả hàng nghìn con cá trắm, chép, rô phi lai. Ngoài ra, bà Trinh còn nuôi thêm 10 con bò, trồng 1ha chuối tây và 200 gốc táo, nhãn ghép.
Mỗi năm, bà Trinh xuất bán 7 tạ cá ra thị trường. Với giá cá trắm 100.000 đồng/kg, cá chép 65.000 đồng/kg, cá rô phi 50.000 đồng/kg, bà Trinh thu 50 triệu đồng. Mặt khác, từ nuôi bò nhốt chuồng, trồng chuối, táo, nhãn ghép, bà Trinh còn thu 100 triệu đồng/năm. Sau khi trừ 50 triệu chi phí chăm sóc, bà Trinh "bỏ túi" 50 triệu đồng.
Mô hình VAC đã góp phần giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho gia đình bà Trinh.
Theo bà Trinh, lợi ích của mô hình VAC là tạo nên vòng tròn khép kín. Phân nuôi bò được dùng để cung cấp thức ăn cho cá và ủ hoai mục để bón cho các loại cây trồng. Nước trong ao cá dùng để tưới cho cây trồng và dùng bùn dưới ao bón tiếp cho cây trồng. Nhờ đó, gia đình giảm được rất nhiều chi phí sản xuất.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lèo Văn Ký - Bí thư Chi bộ bản Nang Phai, cho hay: "So với trồng cây ngô, sắn trên nương như trước đây, mô hình VAC như gia đình bà Trinh cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Bởi thực tế từ hiệu quả mô hình VAC này đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình bà Trinh. Mô hình phát triển kinh tế VAC của bà Trinh được ban quản lý bản đánh giá là hướng đi phù hợp để các hộ dân khác học tập và làm theo".
Phát triển Đảng ở đồng bào dân tộc Chứt - Bài cuối: Xây dựng 'cầu nối' giữa bản làng với Đảng Để thuận lợi hơn trong việc đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính quyền các cấp về với bà con, tháng 8/2017, chi bộ bản Rào Tre được thành lập. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng đây được xem là bước tiến mới trong công tác phát triển Đảng ở đồng bào dân tộc Chứt. Cán bộ Đồn Biên phòng Bản...