Bí thư Nên: TP.HCM đang đi trong cơn bão và phải vượt qua
“Ta không có con đường nào để chọn lựa nữa mà phải chiến đấu từng ngày, từng giờ.
Ta đang đi trong cơn bão và phải vượt qua, không còn cách nào khác”, Bí thư Nguyễn Văn Nên nói.
Tại cuộc họp kéo dài hơn 5 giờ của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM để bàn về các biện pháp thực hiện Nghị quyết 86, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phân tích cụ thể những hạn chế trong công tác chống dịch thời gian qua và đặt ra nhiệm vụ giai đoạn tới.
“Công việc của chúng ta rất cấp bách, rất nghiêm trọng và sứ mệnh của chúng ta rất nặng nề nên cần tập trung thời gian bàn cho kỹ, nghe cho thấu đáo, thống nhất cao mới có thể triển khai thực hiện có hiệu quả”, ông Nên nói.
Tại sao TP.HCM tự tin hơn trong chống dịch?
Sau hơn 4 giờ lắng nghe ý kiến phát biểu của các địa phương, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng đây là tín hiệu tích cực, cho thấy lãnh đạo các quận, huyện, TP tự tin thực hiện kế hoạch đã đề ra và có phương án thực hiện cụ thể tại cơ sở. Bí thư Nên phân tích sự tự tin này xuất phát từ một số yếu tố cụ thể.
Thứ nhất, thành phố đã trải qua hơn 2 tháng giãn cách xã hội, có kinh nghiệm và trưởng thành hơn, càng làm càng chắc chắn, có niềm tin trong từng việc mình làm. Ông Nên kể lại khi ông nghe báo cáo kết quả giải phẫu người tử vong do Covid-19 thì virus đánh vào 2 đường – phổi và mạch máu. Hiện, thành phố đã có thuốc kháng viêm và kháng đông, trực tiếp điều trị hai vấn đề này.
“Ta lúng túng ngay từ chỗ không có thuốc trị nên mất tự tin. Nay ta có túi thuốc, có hướng dẫn điều trị, chắc chắn nhiều người vượt qua bệnh này”, Bí thư chia sẻ.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: HMC.
Thứ hai, hệ thống điều trị ngày càng được cải thiện, đến nay có 70.000-80.000 giường bệnh ở 3 tầng điều trị. Ông đề nghị khắc phục tình trạng bệnh nhân khó khăn trong tìm cơ sở điều trị.
Cuối cùng, Bí thư đánh giá cộng đồng xã hội cả trong và ngoài nước ủng hộ, cả Trung ương và địa phương hỗ trợ từ cái nhỏ tới cái lớn. Đây là chỗ dựa rất quan trọng để thành phố vượt qua khó khăn, tự tin chiến đấu.
Tổ chức đưa bà con về quê đàng hoàng
Bí thư nhận định Nghị quyết 86 là mệnh lệnh hành động cho lãnh đạo và nhân dân thành phố. Bí thư khẳng định muốn có một ngày “không Covid-19″ thì thành phố phải tự vượt qua bằng sức của mình.
“Ta không có con đường nào để chọn lựa nữa mà phải chiến đấu từng ngày, từng giờ. Ta đang đi trong cơn bão và phải vượt qua, không còn cách nào khác. Đó cũng là mong mỏi tột độ của Đảng bộ, nhân dân thành phố”, ông chia sẻ.
Về các nhiệm vụ thời gian tới, Bí thư quán triệt việc đầu tiên là thực hiện triệt để Chỉ thị 16. Muốn khắc phục phải huy động được người dân đứng ra tự quản, không gì bằng ý thức tự giác của từng người, từng gia đình, khu phố, con hẻm.
“Có dư luận là tại sao gần đây dân ra đường nhiều quá. Đề nghị người nào được ra đường phải có ký hiệu để biết người đó được phép”, ông nói.
Về xét nghiệm, Bí thư Nên cho biết thành phố đã qua 3 giai đoạn xét nghiệm. Trước đây, thành phố tập trung xét nghiệm truy vết, đưa ra chỉ tiêu từ 20/6 đến 10/7 xét nghiệm khoảng 500.000 mẫu/ngày. Nhưng đó chỉ là mong muốn, thực tế không làm được.
Từ 10/7, thành phố chuyển sang giai đoạn mới vì F0 tăng quá cao, không kiềm chế được nên kéo theo nhiều F1. Tuy nhiên, giai đoạn này quản lý không tốt, xử lý không tròn, phát sinh nhiều cái rắc rối. Khi đó, thành phố được tham mưu rằng 70-80% F0 không có triệu chứng. Nếu không phân tách các F0 theo triệu chứng mà cứ thu dung, quản không hết sẽ dẫn tới lây nhiễm chéo. Do đó, các quận, huyện, TP mở ra trung tâm thu dung để quản lý và tập trung lo cho người có triệu chứng.
Hơn 2 tuần qua, thành phố chuyển sang tập trung xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm. Tuy nhiên, thực tế xét nghiệm không phản ánh đầy đủ tình hình. Thành phố còn 30 ngày thực hiện Chỉ thị 16 để kiểm soát được dịch. Muốn vậy, phải đếm được F0, đồng nghĩa với cần chiến lược mới trong xét nghiệm.
Bí thư Nguyễn Văn Nên yêu cầu thành phố thống nhất trong công tác điều trị. Ảnh: Duy Hiệu.
Bí thư dẫn chứng hệ thống y tế của thành phố có khoảng 500 cơ sở khám và điều trị, nay thành phố mới phát huy phân nửa. Ông đề nghị đưa vào hoạt động các cơ sở điều trị có năng lực, con người, phương tiện. Mỗi bệnh viện tiếp nhận vài ba chục người cũng “chia lửa” rất lớn. Đây là nguồn lực và thành phố phải tận dụng tối đa.
Về vaccine, ông Nên cho biết thành phố chưa chủ động được nguồn vaccine nên có nguồn nào dùng nguồn đó. Mua được vaccine nào thì lập tức thông tin cho người dân, đẩy nhanh tiêm vaccine. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh người tiêm rồi cũng không được chủ quan bởi vẫn còn khả năng nhiễm bệnh. Bí thư nhắc nhở gần đây có tình trạng tập trung đông người tại điểm tiêm và yêu cầu xử lý, không để lây nhiễm.
Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM cho biết Chính phủ và cả nước “sốt ruột” về việc người dân các tỉnh rời bỏ thành phố. Ông đề nghị các địa phương tiêm vaccine, xét nghiệm cho người dân, sau đó liên hệ với các địa phương để tổ chức đưa bà con về đàng hoàng.
Cuối cùng, Bí thư nhắc nhở công tác truyền thông phải minh bạch, kịp thời, đi về một phía. Ban chỉ đạo phải phân công công việc cụ thể, có con người, giao nhiệm vụ rõ ràng. Các vấn đề đã thống nhất cần được văn bản hóa để mỗi lãnh đạo đơn vị phải có trách nhiệm thực hiện, tuyên truyền.
Gói an sinh cần sớm triển khai, tháo gỡ vướng mắc, không để xảy ra tình trạng không biết hỏi ai. Lãnh đạo chỉ đạo, điều hành, khi có chủ trương dù lớn hay nhỏ cũng phải văn bản hóa để thực hiện, có người theo dõi, uốn nắn.
Bí thư nhấn mạnh dù đã lên kế hoạch nhưng khi triển khai có thể phát sinh nhiều vấn đề trong thực tiễn. Khi đó, các địa phương cần nhạy bén, sáng tạo để ứng phó, nếu cần thì báo cáo với người có thẩm quyền để giải quyết.
TP.HCM 3 tuần hạn chế người ra đường sau 18h. Sau 3 tuần TP.HCM yêu cầu người dân hạn chế ra đường từ 18h đến 6h hôm sau, nhiều đại lộ, tuyến đường vắng vẻ, không bóng người.
Ông Phan Văn Mãi: Giãn cách thêm 1 tháng để từng bước đưa TP.HCM về bình thường mới
Hiện nay nguy cơ tái bùng phát mạnh hơn, khốc liệt hơn nếu TP.HCM mất cảnh giác, chủ quan. Vì vậy sẽ phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm 1 tháng nữa để từng bước đưa TP.HCM trở về trạng thái bình thường mới.
Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi - Ảnh: THẢO LÊ
Sáng 15-8, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi tham dự lễ phát động "Phát huy sức mạnh toàn dân tham gia phòng, chống dịch COVID-19" và ra mắt trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn do dịch COVID-19".
Phát biểu tại cuộc họp, ông Phan Văn Mãi cho biết tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp. Các tỉnh xung quanh TP có số ca nhiễm mới tăng nhanh những ngày gần đây. Tại TP.HCM, số ca nhiễm của TP vẫn còn cao, hệ thống điều trị quá tải, công tác tiếp nhận điều trị có lúc có nơi chưa đáp ứng kịp, tỉ lệ tử vong chưa giảm.
"Hiện nay, nguy cơ tái bùng phát mạnh hơn, khốc liệt hơn nếu chúng ta mất cảnh giác, chủ quan", ông Mãi nói.
Do đó, theo ông Mãi, việc kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15-9 như nghị quyết 86 của Chính phủ đặt ra cho TP.HCM nhiều thách thức, nhưng đây cũng là mong muốn chung của cả TP.
TP sẽ ưu tiên tối đa công tác phòng, chống dịch, đặt sức khỏe tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết.
Vì vậy sẽ phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm 1 tháng nữa để tập trung khống chế nguồn lây nhiễm, đưa số ca nhiễm về mức thấp nhất, đưa số ca bệnh về dưới công suất điều trị của hệ thống y tế. "Chỉ có như vậy mới có thể từng bước đưa TP trở về trạng thái bình thường mới", ông Mãi nói.
Để khống chế được dịch bệnh, ông Mãi kêu gọi cán bộ, chiến sĩ, đồng bào TP tiếp tục đồng lòng, chung sức và phát huy vai trò to lớn của nhân dân trong phòng, chống dịch.
TP sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để bảo đảm cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của nhân dân; đồng thời phát động phong trào "lấy sức dân chăm lo cho dân" và huy động tất cả những gì có thể từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn lực xã hội.
Sớm triển khai các gói an sinh để người nghèo, người già neo đơn, lao động tự do, mất việc làm và tất cả những người khó khăn có cuộc sống bảo đảm cơ bản cho đến khi TP chuyển sang trạng thái bình thường mới, trong đó có việc đưa vào hoạt động Trung tâm An sinh xã hội TP.
Việc bảo đảm tỉ lệ tiêm chủng vắc xin có ý nghĩa quyết định chiến lược phòng chống dịch. Theo ông Mãi, mặc dù TP đã chủ động tìm mua vắc xin từ sớm và được Chính phủ chấp thuận nhưng hiện nay vẫn rất khó khăn về nguồn cung.
Vì vậy, cần huy động và sử dụng tối đa mọi nguồn vắc xin hiện có, tiêm chủng kịp thời các loại vắc xin được Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế cấp phép để mở rộng diện bao phủ vắc xin.
Kiểm soát dịch trước ngày 15-9 là mong muốn chung của đồng bào TP.HCM
Phát biểu tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM mở rộng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhận xét, kết quả chống dịch vừa qua cho thấy TP đã đi đúng hướng trong nỗ lực kiềm chế dịch bệnh bằng kết hợp sức mạnh tổng hợp.
Dù vậy, biến chủng Delta gây ra sự lây nhiễm hết sức phức tạp. Số ca mắc mới vẫn còn cao, tỉ lệ tử vong chưa giảm. Thực tế, sau nhiều lần giãn cách xã hội và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, TP vẫn chưa chặn đứng được ca mắc mới trong cộng đồng và khu phong tỏa.
Ông Nên chỉ ra ngoài sự nguy hiểm khó lường của biến chủng Delta, đặc thù của một TP có dân số rất đông (hơn 10 triệu người), nhiều khu vực có nhà ở chật hẹp, người ở đông đúc khiến việc chống dịch có lúc gặp lúng túng...
Ông Nên nhấn mạnh thực hiện yêu cầu kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15-9 theo nghị quyết 86 cũng là mong muốn chung của đồng bào TP và cả nước.
Đây còn là trách nhiệm và thử thách rất lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Vì vậy, ông yêu cầu TP tập trung toàn lực để thực hiện có hiệu quả các biện pháp đề ra.
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Bộ tư lệnh TP.HCM sẽ đưa tro cốt người mất do COVID-19 về nhà Bộ tư lệnh TP.HCM sẽ tiếp nhận, thắp hương và chuyển giao các phần tro cốt của bệnh nhân COVID-19 tử vong đến từng gia đình một cách chu toàn nhất. Ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH Chiều 7-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho...