Bí thư huyện lên tiếng việc giới thiệu con gái làm Phó Bí thư Huyện đoàn
Bí thư Huyện ủy và người đứng đầu Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã lên tiếng về việc nữ cán bộ Huyện đoàn đã quá tuổi nhưng vẫn được giới thiệu bầu vào Ban chấp hành Huyện đoàn.
Việc giới thiệu bầu vào Ban chấp hành Huyện đoàn không sai?
Liên quan đến việc chị Trương Thị M.T. được bố đẻ là ông Trương Văn Lịch, Bí thư Huyện ủy Bá Thước (Thanh Hóa) ký văn bản giới thiệu ứng cử để bầu bổ sung Phó Bí thư Huyện đoàn Bá Thước khi đã quá tuổi, phóng viên Dân trí đã có những trao đổi làm rõ.
Chị Trương Thị. M.T được giới thiệu ứng cử bầu bổ sung Phó Bí thư Huyện đoàn Bá Thước, nhiệm kỳ 2012-2017 của Huyện ủy Bá Thước khi đã quá tuổi.
Ông Trương Văn Lịch khẳng định việc chị T. con gái ông được bầu vào Ban chấp hành Huyện đoàn Bá Thước là không sai với quy định của Trung ương, của cấp trên.
Ông Lịch viện dẫn, theo điểm 4, Điều 7, Quyết định số 289, ngày 8/2/2010 của Ban Bí thư về việc ban hành Quy chế cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (gọi tắt là QĐ 289), có thể quá từ 1 – 2 tuổi, tùy tình hình thực tế ở địa phương.
Ông Lịch giải thích thêm: “Điều 10 (QĐ 289) nói tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ Đoàn cấp huyện, tham gia Ban chấp hành lần đầu thì tuổi đời không quá 30 tuổi, thì cô này (chị Trương Thị M.T.) sinh ngày 18/10/1986, tháng 12/2016 bổ nhiệm thì quá 2 tháng. Nhưng tra cứu Điều 7 của QĐ 289 thì trong trường hợp cụ thể có thể tăng lên 1 – 2 tuổi”.
Ông Lê Văn Trung, Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa cũng khẳng định: “Việc đó (việc chị T. được bầu vào Ban chấp hành Huyện đoàn Bá Thước – PV) là không sai”.
Theo ông Trung, hiện nay cả tỉnh đang thiếu cán bộ Đoàn. Điểm 2, Điều 10 (QĐ 289) là tiêu chuẩn chung, trong trường hợp cụ thể vận dụng điểm 4, Điều 7 (QĐ 289).
Ông Trung khẳng định thêm: “Đối với tất cả trường hợp như chị T., bổ nhiệm lần đầu, vận dụng điểm 4, Điều 7, QĐ 289. Cho nên kể cả bầu chị T. vào thời điểm năm 2018 vẫn đủ điều kiện”.
Tuy nhiên, trong QĐ 289 quy định về tiêu chuẩn cán bộ Đoàn cấp huyện, ghi rất rõ là: “Tham gia Ban chấp hành lần đầu không quá 30 tuổi và giữ chức vụ không quá 35 tuổi”. Đây là tiêu chuẩn quan trọng để các địa phương quy hoạch, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đúng độ tuổi, tránh tình trạng “già hóa” cán bộ Đoàn.
Cần nhắc lại một lần nữa, điểm 2, Điều 10, QĐ 289 là quy định tiêu chuẩn cán bộ Đoàn cấp huyện tham gia Ban chấp hành lần đầu. Và trường hợp chị Trương Thị M.T. là lần đầu được giới thiệu vào Ban chấp hành Huyện đoàn Bá Thước.
Video đang HOT
Còn tại điểm 4, Điều 7, QĐ 289 về tiêu chuẩn chung, ghi rõ: “Có sức khoẻ tốt; ngoại hình phù hợp với công tác thanh vận; tuổi cán bộ đoàn được quy định theo cương vị được giao và có thể hơn từ 1 đến 2 tuổi để phù hợp với yêu cầu công tác cụ thể”. Cần hiểu rõ rằng, đây là quy định tiêu chuẩn chung của cán bộ Đoàn, chứ không phải quy định riêng cho cán bộ Đoàn cấp huyện khi tham gia vào Ban chấp hành lần đầu.
Huyện ủy Bá Thước, nơi chị Thu công tác.
Liên quan đến việc, ngày 13/12/2016, Huyện ủy Bá Thước có công văn về việc xin tiếp nhận cán bộ công chức và trong cùng ngày Tỉnh đoàn có công văn về việc thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự bổ sung Ủy viên Ban chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Phó Bí thư Huyện đoàn Bá Thước khóa XVII, nhiệm kỳ 2012-2017, ông Trung lý giải: “Huyện xuống làm việc trực tiếp, đó là văn bản thỏa thuận thống nhất, làm quy trình. Về mặt nghiệp vụ, Tỉnh đoàn hướng dẫn cho Ban chấp hành Huyện đoàn”.
Một điều đáng chú ý khi QĐ 289 là căn cứ quan trọng về Quy chế cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhưng trong công văn số 439-CV/TĐTN-BTC, ngày 13/12/2016 của Tỉnh đoàn Thanh Hóa gửi Ban Thường vụ Huyện ủy Bá Thước lại không nêu căn cứ vào QĐ 289 của Ban Bí thư?
Về vấn đề này, ông Lê Văn Trung vòng vo: “Cái này theo phân cấp, chứ chưa có căn cứ, vì đã có nhân sự cụ thể đâu mà căn cứ 289 (QĐ 289)? Vì 289 là tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể của cán bộ Đoàn”.
“Không phải người ta lấy vì con gái của Bí thư”!
Liên quan đến câu hỏi về việc dư luận cho rằng, có sự ưu ái đối với con gái mình, ông Lịch phân trần: “Trường hợp con gái tôi hay trường hợp ai cũng vậy thôi, nó là bình thường. Vì chúng tôi trong Thường vụ, Thường trực không tính con gái của ai cả. Tổ chức tham mưu, tìm người, tiêu chuẩn giới thiệu lên, chứ không phải người ta lấy vì con gái của Bí thư”.
Ông Trương Văn Lịch, Bí thư Huyện ủy Bá Thước (Ảnh bathuoc.gov.vn)
Ông Lịch cho rằng, trong thực tế cán bộ Đoàn cấp huyện Bá Thước nói riêng và tỉnh Thanh Hóa hiện nay đang thiếu, cho nên quy định về tuổi rất khó. Hơn nữa không có biên chế vì 5 năm nay tỉnh Thanh Hóa không tổ chức thi tuyển công chức. Còn những người đang trong công chức thì đã quá tuổi.
Liên quan đến câu hỏi Ban tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa đã trả lời công văn số 219-CV/HU, ngày 13/12/2016 về việc xin tiếp nhận cán bộ công chức của Huyện ủy Bá Thước hay chưa? ông Lịch cho biết: Do chị Trương Thị M.T. không thuộc diện Ban tổ chức Tỉnh ủy quản lý nên đơn vị này không trả lời. Còn huyện Bá Thước tiếp nhận chị Trương Thị M.T. – cán bộ, Bí thư Chi đoàn Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Bá Thước về công tác tại cơ quan Dân Đảng để thực hiện quy trình bầu bổ sung Phó Bí thư Huyện đoàn là theo phân cấp quản lý về tổ chức bộ máy, cán bộ của tỉnh Thanh Hóa.
Nói về lý do theo quy định không phải xin ý kiến, nhưng Huyện ủy Bá Thước vẫn có công văn gửi Ban tổ chức Tỉnh ủy, ông Lịch cho biết: “Do anh em tham mưu liên quan đến vấn đề cán bộ của cơ quan thôi”.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề trên đến bạn đọc.
Trần Lê
Bảy câu không nên nói với con gái
Nói rằng "Dạo này trông con hơi béo" có thể khiến các bé gái tự ti về ngoại hình, nhịn ăn để có được vóc dáng đẹp.
1. Đây không phải việc của con gái
Khi phân loại công việc dành cho con trai, con gái, bố mẹ có thể vô tình hủy hoại ước mơ nghề nghiệp hoặc sở thích của các con. Thay vào đó, hãy thúc đẩy con gái theo đuổi ước mơ bằng cách kể chuyện về các nữ phi hành gia, nữ võ sĩ, nữ cảnh sát.
Từ những hoạt động trong gia đình, cha mẹ có thể tạo cơ hội để các bé gái thử nghiệm nhiều công việc. Những ông bố có thể dạy con cách sửa bóng đèn hoặc chơi thể thao. Những bà mẹ dạy con nấu ăn, giặt giũ hay làm việc nhà nhưng không nên mặc định rằng đây là những công việc dành cho phụ nữ. Khi tìm hiểu công việc của cả hai giới, các em sẽ nâng cao khả năng độc lập, tìm và thúc đẩy đam mê. Điều này cũng giúp các bé gái hiểu rõ hơn về bình đẳng giới.
2. Dạo này trông con hơi béo
Những câu nói mang tính phán xét ngoại hình như "trông béo, gầy, đen, nhợt nhạt" hay nhắc nhở tưởng chừng giá trị như "con ăn thêm đi", hay "con đừng ăn nhiều quá" có thể tác động tâm lý lên các cô gái. Hãy để lời khuyên xuất phát từ chính lợi ích sức khỏe của trẻ thay vì đi theo hình mẫu nào đó trên truyền hình.
Cái đẹp không có chuẩn mực chung và các cô gái không cần thiết phải sở hữu vẻ bề ngoài như người mẫu trên truyền hình. Khi vô tình áp đặt các cô gái theo khuôn mẫu chung, các em sẽ nhịn ăn để có vóc dáng đẹp, tự ti về bản thân hoặc mắc chứng trầm cảm.
Phụ huynh nên khuyến khích con ăn những món yêu thích kết hợp hướng dẫn về thực phẩm lành mạnh, thực phẩm có hại cho sức khỏe.
3. Con không thể làm được việc này
Khi trẻ chưa thử sức nhưng phụ huynh đã gạt bỏ khả năng thành công của con có thể khiến các em tổn thương lòng tự trọng, nảy sinh cảm giác tự ti hoặc chôn vùi tiềm năng ẩn giấu. Tương tự câu "Đây không phải việc của con gái", sẽ không có nhiệm vụ dành cho con trai hay công việc dành cho con gái. Nếu các cô gái muốn thử sức ở hoạt động mới, cha mẹ nên ủng hộ, khuyến khích con để tìm ra khả năng, ước mơ của bản thân. Phụ huynh có thể sử dụng câu nói này nếu có lý do cá nhân không liên quan đến vấn đề định kiến giới.
Ảnh: Shutterstock.
4. Con trông giống một thằng con trai
Nhiều phụ huynh đi theo các quy tắc giới tính do xã hội tạo ra, ví dụ con gái thích màu hồng, con trai thích màu xanh. Bởi vậy họ nghĩ rằng việc con gái cắt tóc ngắn, ăn mặc như con trai là khó coi. Thay vì ép buộc con phải ăn mặc nữ tính hay hành động dịu dàng, hãy để các bé gái làm những điều yêu thích, mặc những bộ đồ thấy thoải mái và là chính mình. Lựa chọn về ngoại hình không làm ảnh hưởng đến trí tuệ hay đạo đức của các em.
5. Con nên giữ im lặng
Buộc những bé gái giữ im lặng có thể khiến các em nghĩ rằng đây là hành động phân biệt giới tính. Từ đó các em trở nên nhút nhát, tự ti, dễ bị khuất phục bởi đàn ông hoặc những người mạnh mẽ hơn. Thay vào đó, phụ huynh hãy khuyến khích con trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình, miễn là cư xử đúng mực. Rèn luyện thói quen trình bày ý kiến cá nhân sẽ giúp các em tăng khả năng thuyết phục, kỹ năng nói trước công chúng, rất hữu ích trong tương lai.
6. Bố mẹ sẽ làm thay con
Trong mắt cha mẹ, những cô con gái luôn là công chúa và xứng đáng được nâng niu, chiều chuộng. Cũng vì vậy, họ sẵn sàng làm thay con từ việc nhà đến việc học tập ở trường hay hoạt động xã hội. Yêu thương con là hết sức bình thường, nhưng dạy con độc lập cũng là cần thiết. Con gái có thể học cách làm công việc gia đình, tự chịu trách nhiệm, phục vụ cho cuộc sống tự lập trong tương lai.
7. Con còn quá nhỏ để làm việc này
Các bé gái có khả năng lên kế hoạch nghiêm túc hơn bé trai. Khi bạn hỏi một bé trai 6 tuổi muốn làm gì khi lớn lên, em có thể ước trở thành phi hành gia hay siêu anh hùng. Tuy nhiên, câu trả lời của các bé gái sẽ là giáo viên, y tá hay diễn viên. Những câu trả lời này không có nghĩa các em thiếu trí tưởng tượng hay tham vọng mà ngược lại con gái thường suy nghĩ đến những giá trị vững bền và truyền thống.
Vì vậy cha mẹ không nên đánh giá thấp tiềm năng của bé gái. Thay vì nói "Con còn quá nhỏ để làm việc này", hãy dặn con đừng quá vội vàng. Cách tốt nhất là hỗ trợ và ủng hộ quyết tâm của con. Nói cách khác, phụ huynh có thể bảo là: "Con có thể làm được bất cứ điều gì nếu làm việc chăm chỉ và cố gắng vượt qua trở ngại".
Tú Anh
Theo Life Hack, Parenting/VNE
Bé gái theo mẹ ăn xin trên cầu Thanh Trì: "Con chỉ muốn đi học thôi" Sau vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên cầu Thanh Trì (Gia Lâm, Hà Nội) khiến chị Nguyễn Bích Thủy (SN 1986) đang dắt con gái đi bộ thì bị xe máy đâm tử vong, con gái của chị may mắn bị thương nhẹ, sau đó đã về sống với bà ngoại và cậu. Cháu bé cho biết, mình chỉ muốn được...