Bí thư Hoàng Trung Hải: HN đang lên kịch bản đối phó với thảm hoạ
Sáng 30.10, bên hành lang Quốc hội, ông Hoàng Trung Hải – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.Hà Nội – có chia sẻ với báo chí trước việc thành phố chuẩn bị phương án để đối phó với các rủi ro có thể trở thành thảm hoạ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải. (Ảnh: Đàm Duy)
Thưa Bí thư, được biết, tuần trước ông có chủ trì một cuộc họp của Thành uỷ nghe các sở, ngành báo cáo về các rủi ro có thể trở thành thảm hoạ của thành phố, ông có thể cho biết vì sao lại chuẩn bị nội dung này?
- TP.Hà Nội là một đô thị lớn, đến năm 2030 dự kiến đạt tới 13 triệu dân. Một đô thị lớn như thế thì các rủi ro có thể rất lớn, lãnh đạo thành phố phải tính, chuẩn bị, thậm chí phổ biến cho người dân để trường hợp khi sự việc xảy ra không bị động. Hiện nay mới dự báo, tính trước, xây dựng các phương án đối phó. Mục tiêu của thành phố là để các cơ quan vào cuộc, nhận thức được, từ đó xây dựng các phương án, phổ biến cho người dân thậm chí phải diễn tập để ứng phó
Vậy Hà Nội nhận diện các rủi ro có thể thành thảm hoạ đó là gì, thưa ông?
- Các sở, ban ngành của thành phố cũng nhận diện nhiều rủi ro có thể trở thành thảm họa. Trước chúng tôi có họp, thống nhất lại giao cho các cơ quan chuẩn bị lại vì các nhận thức rất khác nhau. Trên cơ sở tập thể phân tích, xem cái gì được gọi là thảm hoạ. Bởi vì đây là lần đầu tiên “đầu bài” đưa ra nên còn nhiều cách hiểu khác nhau. Trước hết, cần phải hiểu như thế nào là thảm hoạ. Kết quả cuộc họp tuần trước là để các cơ quan, đơn vị chuẩn bị lại, viết lại, rồi tới đây sẽ nghe lại…
Tình trạng ngập lụt, ùn tắc giao thông, hoả hoạn, vệ sinh môi trường xảy ra trong thời gian qua có được coi là nguy cơ dẫn đến thảm hoạ không, thưa ông?
Video đang HOT
- TP.Hà Nội cũng đề xuất những vấn đề đó, nhưng thực tế thấy chưa cần thiết. Ví dụ như đê điều bao giờ cũng có rủi ro, nhưng đối với Hà Nội lại là những vấn đề khác. Cụ thể là toàn bộ hệ thống đê điều Hà Nội cũng thiết kế để bảo vệ cho Hà Nội với tần suất 500 năm. Nếu nó vượt tần suất đấy thì lúc đó mới là thảm hoạ. Chứ vỡ đê Bùi 2 (Chương Mỹ), hay vỡ chỗ nọ, chỗ kia thì không được coi là thảm hoạ… Lúc đó mình định nghĩa là thảm hoạ thì lại là nâng vấn đề lên một cách không cần thiết.
Hà Nội đang thiết kế chống ngập cho cơn mưa cường độ 310mm trong hai ngày. Giờ vượt số đấy thì có được coi là thảm hoạ không? Hay là phải đặt vấn đề khác đi là nếu tình hình mưa cao hơn trận mưa của năm 2008 thì có được gọi là thảm hoạ không? Năm 2008 là ngập toàn bộ Hà Nội, cả nội thành lẫn ngoại thành, suýt nữa thì ngập cả trạm bơm Yên Sở nữa. Nếu chúng ta dự báo, nó vượt mức đó coi là thảm hoạ thì phải có giải pháp, để đầu tư tiếp một hệ thống thoát nước mà nó đáp ứng được trên 400mm, chứ không phải 310mm nữa…
Hiện nay chúng tôi cũng đang nghiên cứu, cho nên xác định cái gì là thảm hoạ phải chính xác.
Theo Danviet
Chung cư vi phạm phòng cháy: "Xử phạt hành chính thì họ cười ngay!"
Ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - cho biết, thành phố sẽ làm quyết liệt, không để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, phòng cháy chữa cháy. Còn khi đã xảy ra tình trạng cháy nổ ở công trình vi phạm thì phải xử lý hình sự.
Ngày 15/7, tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Hà Nội - Hoàng Trung Hải, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định - Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội nêu rõ những tồn tại ở các công trình cao tầng trên địa bàn thành phố.
Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, dù có nhiều quy định, cấp thành phố cũng yêu cầu làm quyết liệt, nhưng vẫn xảy ra tình trạng công trình vi phạm, kể cả chung cư vài chục tầng mọc lên.
Ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu tại buổi làm việc với Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội
Ông Sửu nêu rõ quan điểm của thành phố trong thời gian tới sẽ xử lý quyết liệt, không để tình trạng vi phạm trật tự xây dựng xảy ra. Thời gian tới, thành phố sẽ yêu cầu chủ tịch xã, phường, thị trấn, chủ tịch quận, huyện phải kiểm chặt chẽ hơn những vấn đề liên quan đến trật tự xây dựng, phòng cháy chữa cháy.
"Thành phố sẽ không để xảy ra tình trạng chung cư vi phạm mà không có ai chịu trách nhiệm. Còn khi đã xảy ra cháy nổ ở những công trình này thì phải xử lý hình sự", ông Sửu nói thêm.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, sắp tới thành phố sẽ ban hành các chế tài xử lý nghiêm các công trình vi phạm. Với những công trình vi phạm đang trong quá trình xây dựng chưa đưa vào sử dụng, thành phố sẽ yêu cầu không cấp điện cấp điện, cấp nước.
"Đơn vị nào ký hợp đồng bán nước, bán điện thì người đại diện pháp luật của chủ doanh nghiệp đó phải xử lý hình sự. Sở Xây dựng, Sở Công thương phải theo dõi, giám sát việc này", ông Sửu nêu rõ quan điểm của thành phố Hà Nội về việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng.
Bên cạnh đó, ông Sửu cho rằng, cũng nên xử lý những người dân vi phạm PCCC. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trước đây ông đã khuyến cáo người dân ý thức về phòng cháy.
"Nhiều khi tập huấn một số người cứ bảo là chắc gì đã cháy, cháy chắc gì đã chết. Tới đây sẽ vận động để người dân nâng cao ý thức PCCC. Còn với những người vi phạm thì phải xử lý", ông Sửu yêu cầu.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, PCCC là vấn đề rất lớn, nếu không có giải pháp cụ thể thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của một đô thị văn minh, an toàn, bình yên cho người dân.
Theo ông Hoàng Trung Hải nếu người dân, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mà không nhận thức được vấn đề thì lực lượng cảnh sát PCCC không sức nào giải quyết hết những vấn đề liên quan đến PCCC. Do vậy, ông Hải yêu cầu các đơn vị liên quan làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác PCCC.
Với những chủ đầu tư, công trình không đảm bảo PCCC, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục kiểm tra, xử phạt, đặc biệt phải làm quy trình cưỡng chế.
"Vi phạm về PCCC có thể bị đến tội hình sự bởi đe dọa tính mạng của rất nhiều người. Tôi đề nghị khẩn trương xây dựng quy trình này. Phải đảm bảo tính mạng cho người dân. Cả vạn người vào chung cư như vậy mà anh thiếu trách nhiệm", ông Hải nói.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội quy định về PCCC đã có đầy đủ nhưng chủ đầu tư không thực hiện thì lực lượng PCCC phải có quyền cưỡng chế để đảm bảo an toàn cho người dân. Ông Hải cũng yêu cầu các đơn vị liên quan sớm ra quy trình hướng dẫn chứ không để "trắng án", vi phạm rồi mà PCCC đến cũng không làm gì được.
"Xử phạt hành chính thì họ cười ngay, mấy chục triệu ăn thua gì. Một tòa nhà, một khu chung cư, kể cả đã có đủ các phương tiện PCCC theo đúng quy định mà nếu bị cháy thì thiệt hại vẫn rất lớn", Hoàng Trung Hải nói thêm.
Quang Phong
Theo Dantri
Vụ sạt lở 4 người chết ở Nha Trang: Các hộ dân được tái định cư Gần một năm sau vụ sạt lở kinh hoàng khiến 4 người chết, 6 người bị thương ở Nha Trang, các hộ dân được tái định cư đến nơi ở mới. Chiều 26.10, ông Nguyễn Sỹ Khánh, Phó chủ tịch UBND TP.Nha Trang (Khánh Hòa), cho biết đơn vị này vừa ra thông báo về việc sẽ tiến hành thu hồi đất, tái...