Bí thư Hậu Giang: Không vì nghèo mà đánh đổi môi trường với dự án
“Chúng tôi lo cho sự phát triển của quê hương, lo cho đời sống của nhân dân và cũng không để ai vi phạm đến môi trường. Hậu Giang không vì nghèo mà đánh đổi môi trường để lấy dự án”, ông Trần Công Chánh – Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang khẳng định khi làm việc với Công ty giấy Lee & Man.
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang-Trần Công Chánh (bên trái), tiếp xúc với dân sáng 13/9
Liên quan đến việc mấy ngày gần đây người dân sống cạnh nhà máy giấy Lee & Man Hậu Giang phản ánh mùi hôi lại bốc lên từ nhà máy khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng, ngày 13/9, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, ông Trần Công Chánh cùng lãnh đạo các sở ngành của tỉnh đã đến làm việc với BQL Khu Công nghiệp Sông Hậu và lãnh đạo Công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam.
Ông Trần Công Chánh cũng tiếp xúc với các hộ dân sống gần khu vực nhà máy giấy để ghi nhận ý kiến của dân.
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang yêu cầu phía nhà máy giấy rà soát, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống, khắc phục kịp thời các sự cố nếu có; tuân thủ nghiêm ngặt bảo vệ môi trường.
Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam được xây dựng tại Hậu Giang.
“Chúng tôi lo cho sự phát triển của quê hương, lo cho đời sống của nhân dân và cũng không để ai vi phạm đến môi trường. Hậu Giang không vì nghèo mà đánh đổi môi trường để lấy dự án” – ông Chánh nhấn mạnh.
Ông Trần Công Chánh cũng ghi nhận sự phán ánh của báo chí về các vấn đề liên quan đến nhà máy giấy. Tuy nhiên, ông mong muốn các phương tiện truyền thông ghi nhận và phản ánh sự việc này trung thực và có cơ sở khoa học.
Cũng trong sáng 13/9, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Patrick Chung – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam – về việc mấy ngày gần đây dân phản ánh có mùi hôi bốc lên từ phía nhà máy.
Video đang HOT
Ông Patrick Chung cho biết, sau khi tiếp nhận phản ánh của dân, phía nhà máy đã tìm hiểu mùi hôi đó từ đâu ra, mức độ như thế nào.
“Chúng tôi có một đường dây nóng trực 24/24 để nhận phản ánh của người dân. Nếu bất cứ người dân nào cảm thấy lo lắng, nghi ngại từ phía nhà máy có thể gọi cho chúng tôi ngay. Khi đó, chúng tôi sẽ cử nhân viên để ghi nhận phản ánh của họ”, ông Patrick Chung nói.
Theo ông Chung, sự cố về mùi hôi vừa qua là do nhà máy sản xuất giấy bao bì từ các nguyên liệu giấy tái chế. Khi tái chế loại giấy này, sợi giấy ngắn có chất lượng thấp được làm ướt, nghiền rồi để thành bãi, gặp trời mưa nên có mùi.
Nhà máy Giấy Lee & Man Việt Nam có toàn bộ nước thải trung bình là hơn 11.000 m3/ngày đêm.
Ông Patrick Chung nói thêm: “Chúng tôi biết mùi này làm cho người dân xung quanh khó chịu nên đã dọn sạch toàn bộ số giấy này và mùi hôi ngay lập tức đã được xử lý hết vào ngày thứ 6 tuần rồi. Hiện tại chúng tôi đang làm vệ sinh để đảm bảo không còn sót lại những phần bã giấy”.
Phóng viên nêu câu hỏi: Ông khẳng định đã khử sạch mùi hôi từ thứ 6 tuần trước, nhưng đến thứ 2 tuần này, người dân xung quanh nhà máy giấy phản ánh mùi hôi vẫn còn?
Ông Patrick Chung – Tổng giám đốc Lee & Man – trao đổi với PV Dân trí ngày 13/9.
Tổng Giám đốc điều hành nhà máy giấy Lee & Man cho rằng nhiều thông tin phản ánh từ người dân không đúng sự thật.
“Như các bạn thấy đó, họ cho rằng chúng tôi xả thải làm tổn hại đến nguồn nước, trên thực tế thì hoàn toàn không có. Tôi nghĩ có một số người dân có cái nhìn không mấy thiện cảm với nhà máy giấy. Nhưng hiện tại có gần 1.000 cán bộ, nhân viên và đa số là người dân tại địa phương làm việc tại nhà máy. Ngoài ra, nhà máy cũng sử dụng nước từ sông Hậu cho việc sinh hoạt hàng ngày bình thường như người dân xung quanh”, ông Patrick Chung khẳng định.
Ống xả thải của nhà máy giấy được lắp đặt nổi bên trên mặt đất
Cũng vẫn theo lời vị Tổng giám đốc, nhà máy giấy Lee & Man hiện có 3 hệ thống quan trắc tự động về nước thải, chất khí thải và kết nối trực tiếp vào hệ thống quản lý của Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang. Đến nay chưa ghi nhận kết quả bất thường nào về môi trường.
Hiện nay bên trong nhà máy giấy đang xây dựng khu ký túc xá cho toàn bộ nhân viên của nhà máy sinh sống. “Tôi muốn nhấn mạnh chúng tôi chỉ sống ở đây khi an toàn. Tôi muốn mọi người nên có cái nhìn rộng ra hơn”, ông Patrick Chung nói.
Nước thải sau xử lý được xả ra sông Hậu
Ông Patrick Chung cho rằng Lee & Man là nhà máy có hệ thống thiết bị xử lý môi trường tốt nhất trong ngành giấy ở Việt Nam.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Xây dựng nông thôn mới tại Hậu Giang: Hạ quyết tâm có 38,89% số xã đạt chuẩn
"Xây dựng nông thôn mới (NTM) có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng được nâng cao" - Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh nhấn mạnh
Linh hoạt, đổi mới tuyên truyền
Ông Huỳnh Thành Hữu - Phó chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM Hậu Giang cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng NTM" của Chính phủ, tiếp tục phát động phong trào thi đua "Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hậu Giang chung sức xây dựng NTM" (giai đoạn 2016 - 2020), qua phát động phong trào đã được các ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân hưởng ứng tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều nội dung, hình thức.
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh (ngoài cùng bên phải) tham quan, chỉ đạo cánh đồng mẫu lớn ở Hậu Giang. Ảnh: CTV
Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, tỉnh Hậu Giang đặt ra mục tiêu cụ thể: Tiếp tục giữ vững và nâng chất đối với 1 đơn vị cấp huyện và 17 xã đạt chuẩn NTM.
Tỉnh cũng phấn đấu đến hết năm 2017, có 38,89% số xã đạt chuẩn NTM, tương đương phấn đấu thêm 4 xã: Lương Tâm (huyện Long Mỹ), Phương Bình (huyện Phụng Hiệp), Hỏa Tiến (TP.Vị Thanh) và Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A) đạt chuẩn NTM; tập trung chỉ đạo bổ sung 3 xã: Thạnh Xuân (huyện Châu Thành A), Vĩnh Thuận Đông (huyện Long Mỹ) và Phú An (huyện Châu Thành). Cố gắng hoàn thành trong năm 2017 công nhận 4 - 5 xã, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM đến hết năm 2017 là 21 - 22/54 xã.
"Lãnh đạo có tâm huyết và hành động thiết thực kêu gọi nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quần chúng, đảng viên trong thực hiện xây dựng NTM; cán bộ có những sáng kiến, giải pháp thực hiện hiệu quả công tác chuyên môn, tham mưu tốt cho Ban chỉ đạo NTM trong thực hiện xây dựng NTM, người dân thì vận động mọi người cùng tham gia, hiến công, hiến đất, hoa màu... làm các công trình phúc lợi xã hội (tổng vốn dân góp 6 tháng đầu năm 2017 gần 50 tỷ đồng)" - ông Hữu phấn khởi cho biết thêm.
Nâng cao hiệu quả triển khai chương trình
Theo Ban chỉ đạo xây dựng NTM Hậu Giang, để triển khai thực hiện chương trình đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2017, 6 tháng cuối năm sẽ tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, như: Đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo, đối thoại hộ nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt đối với 7 xã phấn đấu đạt chuẩn năm 2017. Tăng cường các đề tài khoa học về NTM, nhân rộng các mô hình hiệu quả, tổ chức tham quan học tập trong và ngoài nước, đúc kết kinh nghiệm để nâng cao nội dung, chất lượng về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh theo hướng "hiệu quả - chất lượng - hiện đại - bền vững".
"Trong 19 tiêu chí, cần phân lập rõ từng nhóm tiêu chí: Nhóm đầu tư cơ sở hạ tầng, nhóm nâng cao đời sống nhân dân, nhóm hoàn thiện hệ thống chính trị cũng cố quốc phòng an ninh, nhóm môi trường... trên cơ sở đó xây dựng lộ trình bước đi thích hợp để phấn đấu hoàn thành tiêu chí. Riêng tiêu chí về cảnh quang môi trường cần phát động mạnh mẽ, quyết liệt hơn vào 6 tháng cuối năm 2017" - ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chỉ đạo về giải pháp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả triển khai chương trình.
Trao đổi với NTNN, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh nhấn mạnh: "Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xem đây là giải pháp quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương. Lồng ghép với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh". Nhằm nâng cao hơn nữa ý thức, tính tự giác cho cán bộ và nhân dân; phát huy tối đa vai trò chủ thể của dân trong tham gia xây dựng NTM".
Theo Danviet
Vùng cây ăn trái "run rẩy" Theo các nhà khoa học vùng ĐBSCL, dự án nhà máy giấy tỷ đô của nhà đầu tư Trung Quốc sắp đi vào hoạt động có thể sẽ gây ra hậu quả khó lường. Và việc người dân lo ngại là chính đáng, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của họ. Kiểm soát không chặt, hậu quả...