Bí thư Hà Nội: Tránh tắc đường, phải kiểm soát cả ô tô
Theo ông Hoàng Trung Hải tình trạng tắc đường của thủ đô sẽ càng trầm trọng hơn nếu không kiểm soát được phương tiện cá nhân.
Cảnh tắc đường kinh hoàng ở Cầu Tó, Thanh Trì, Hà Nội (ảnh: Đào Ngọc Cương)
Phát biểu tại phiên giao ban trực tuyến của Thường trực Thành ủy Hà Nội với các quận, huyện, thị xã ngày 28.9, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải bày tỏ lo ngại về tình trạng tắc đường, thành phố đang phải chịu sức ép lớn về hạ tầng.
Ông Hải dẫn chứng những bức ảnh gây xôn xao dư luận về cảnh tắc đường ở Cầu Tó ngày 20.9 vừa qua.
“Các đồng chí xem cảnh tắc đường ở Cầu Tó, anh Chung (Chủ tịch TP HN Nguyễn Đức Chung – PV) cũng bàn với tôi là tới đây thành phố sẽ đầu tư cấp bách cho khu vực này. Hai tiếng đồng hồ tắc đường, nhưng nếu thành phố không làm quyết liệt hơn nữa thì nó sẽ lên đến 8 tiếng, thậm chí 10 tiếng”, ông Hải nói.
Bí thư Hà Nội cho rằng nếu không xử lý dứt điểm được tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến ổn định kinh tế, xã hội.
Video đang HOT
“Cũng đã đến lúc chúng ta tính đến việc vận động người dân đồng thuận với chúng ta xe ngày chẵn, ngày lẻ; đỗ bên chẵn, bên lẻ. Việc kiểm soát phương tiện cá nhân, không phải chỉ xe máy mà cả ô tô”, ông Hải nói.
Ông Hải cũng yêu cầu lãnh đạo Tp đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị. Trong quy hoạch Hà Nội có 8 tuyến được sắt đô thị nhưng mới chỉ triển khai được 3 tuyến. Hà Nội cần làm quy hoạch ngầm, tính toán thêm các tuyến đường sắt đô thị mới để đáp ứng số lượng dân ngày càng gia tăng.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp với Viện chiến lược Giao thông Vận tải nghiên cứu xây dựng đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc trên địa bàn thành phố”. Đơn vị soạn thảo đang xem xét việc hạn chế xe máy theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2020, hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ 2 ngày cuối tuần, lễ, Tết. Năm 2021 dừng hoạt động với xe máy vào nội đô (vành đai 1) từ 7 giờ đến 19 giờ hằng ngày; hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ các ngày trong tuần. Giai đoạn 2 từ năm 2023, dừng hoạt động với xe máy trong vành đai 2, đồng thời hạn chế xe máy ở các tuyến phố cũ. Giai đoạn 3, đến năm 2025 cấm xe máy một số địa điểm trong vành đai 3. Ôtô cá nhân sẽ hoạt động theo giờ tại một số tuyến đường.
Theo Tất Định (Dân Việt)
Tân Bí thư Hà Nội: 'Sống nghèo mà yên bình còn hơn giàu không an toàn'
Ông Hoàng Trung Hải cho rằng phát triển kinh tế không phải ưu tiên số một mà xây dựng môi trường làm ăn sinh sống an lành mới là điều chính quyền Thủ đô hướng tới.
Phát biểu tại buổi làm việc với huyện Ba Vì sáng 23/2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã nhấn mạnh đến việc đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội của Thủ đô. Tân bí thư Hà Nội cho biết, ông đề cập vấn đề trên trước khi nói tới kinh tế để cho thấy chính quyền chú trọng xây dựng môi trường đầu tư, làm ăn, sinh sống bình yên cho người dân.
Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh đến đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn trật tự xã hội tại Thủ đô. Ảnh: Bá Đô.
Theo ông Hải, phát triển kinh tế, quan tâm đến cảnh quan, thu hút du khách... đều rất quan trọng nhưng "tội phạm nhiều, người dân không dám ra đường thì cũng vứt đi". "Thà sống nghèo nhưng công bằng, yên bình còn hơn giàu mà bon chen, không an toàn", Bí thư Hà Nội nói.
Ông Hải thông tin, trong những năm qua, Hà Nội có nhiều sự kiện lớn nhưng an ninh trật tự luôn được đảm bảo. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, các lực lượng công an, quân đội trực 24/24 với 100% quân số. Và thực tế, nhân dân Thủ đô đã đón một cái tết đầm ấm, an toàn.
Nói về hạn chế của huyện Ba Vì, tân Bí thư Hà Nội cho hay, qua các ý kiến tại buổi làm việc cho thấy, một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình phát triển của huyện là cải cách hành chính. Ông Hải cho rằng đây là hạn chế của cả bộ máy thành phố mặc dù những năm qua đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế.
Người đứng đầu Thành ủy cho biết, khi cần làm điều gì đó, các ban nghành đều nói cần ngân sách. Nhưng cải cách hành chính không cần tiền, chỉ cần đơn giản hóa những việc mà nếu cải cách chỉ làm mất một ngày thay vì 3 ngày như hiện nay. "Nếu ngành nào cũng bo bo đây là việc của tôi và không qua tôi là không xong thì chúng ta nát hết", ông Hải nêu ý kiến.
Cùng với phát triển kinh tế là đảm bảo môi trường, Bí thư Hà Nội cho biết nhiều người nghĩ đây là việc đơn giản nhưng thực tế thói quen người dân qua nhiều năm nên không dễ thay đổi. Ai cũng nghĩ bảo vệ môi trường là việc của người khác, chỉ biết sạch nhà cửa của mình.
"Đi nơi nào cũng có rác cả, lãnh đạo ông nào cũng đi qua nhưng không ông nào làm gì hết. Khách đến mà nhìn thấy người dân Hà Nội bảo vệ môi trường sẽ học theo. Nhưng bản thân mình là người Hà Nội đã sạch chưa, đã để người ta học chưa? Để du khách đến Thủ đô mà thấy nhếch nhác thì anh em mình thấy xấu hổ", Bí thư Hải bày tỏ.
Bí thư Hà Nội kiểm tra dự án cải tạo tiếp nước sông Tích sáng 23/2. Ảnh: ĐT.
Cũng liên quan đến môi trường, lãnh đạo thành ủy Hà Nội cho hay TP HCM đã được Chính phủ hỗ trợ dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng. Trong khi đó các dự án chống ngập của Hà Nội đang khó khăn do thiếu vốn (dự án cải tạo tiếp nước sông Tích).
"Nếu mưa 2008 mà ngập như cũ rất gay, không biết trả lời với dân thế nào. Một trận ngập sẽ nảy sinh rất lớn. Đây là dự án cấp bách, phải kiên quyết làm. Không thể để giữa Thủ đô mà đi đến đâu cũng rất mùi", ông Hải nói.
Về vốn đầu tư cho các dự án, người đứng đầu thành ủy cho hay sẽ cùng thành phố nghiên cứu nhiều cơ chế mời để thu hút nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chứ nếu chỉ trông vào ngân sách sẽ không đủ. Lãnh đạo thành ủy cho biết luôn luôn có những cách khác để huy động vốn, cái quan trọng cần sáng tạo, đề ra cơ chế.
Dẫn chứng trường hợp ông Sáu Khanh (Bí thư Cà Mau) chỉ một năm làm cho dân 100 cầu từ tiền huy động của doanh nghiệp, trong khi đó thành phố Hà Nội thì "đi lo từng đồng", Bí thư Hoàng Trung Hải đề nghị các ban ngành liên quan cần chuẩn bị các điều kiện để kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng các công trình an sinh xã hội.
Võ Hải
Theo VNE
Ông Phạm Quang Nghị nói về việc ông Nguyễn Đức Chung được giới thiệu bầu Chủ tịch Hà Nội Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay, ông Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị, người đang được Bộ Chính trị phân công phụ trách Đảng bộ TP Hà Nội - chia sẻ xung quanh việc tỷ lệ cán bộ trẻ ở Hà Nội chưa được như mong muốn và việc giới thiệu ông Nguyễn Đức...