Bí thư Hà Nội: Sẵn sàng đưa Bệnh viện dã chiến Mê Linh vào hoạt động
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ yêu cầu Sở Y tế Thành phố sẵn sàng đưa Bệnh viện dã chiến Mê Linh vào sử dụng ngay sau khi nhận bàn giao.
Sáng 25.3, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã đi kiểm tra tình hình triển khai dự án cải tạo cơ sở cũ của bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh để khám và điều trị COVID-19 ( bệnh viện dã chiến Mê Linh).
Theo Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ, đây là công trình có ý nghĩa thiết thực giúp Thành phố sẵn sàng ứng phó khi dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến xấu.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ kiểm tra công trình Bệnh viện dã chiến Mê Linh sáng 25.3.
Trong 7 ngày vừa qua, đơn vị thi công đã huy động lực lượng từ 300-600 công nhân mỗi ngày và chia làm 3 ca thi công liên tục để khẩn trương cải tạo khu khám chữa bệnh tại 2 khối nhà; xây mới nhà công vụ của cán bộ nhân viên, nhà chống nhiễm khuẩn, nhà chứa rác thải rắn y tế, nhà đại thể và công trình phụ trợ như: Nhà để xe, trạm xử lý nước thải, khu chứa bình ô xy trung tâm…
Theo dự kiến, đến hết ngày 27.3 sẽ hoàn thành toàn bộ công trình và bàn giao cho Sở Y tế quản lý, sử dụng. Sau khi hoàn thành, Bệnh viện dã chiến Mê Linh đảm bảo quy mô hơn 200 giường. Trong đó, tại khối nhà 4 tầng có khoảng 144 giường bệnh và khối nhà 3 tầng điều trị 66 bệnh nhân (các trường hợp nặng hơn).
Video đang HOT
Bệnh viện sẵn sàng được đưa vào hoạt động.
Tại buổi kiểm tra tình hình dự án, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung lưu ý, sau khi Bệnh viện dã chiến Mê Linh hoàn thành, việc phân khu và bố trí cán bộ nhân viên về làm việc tại đây cần thiết kế sắp xếp theo 3 vòng và tương ứng với tình trạng bệnh nhân.
Cụ thể, vòng 1 chỉ có bác sĩ, nhân viên chăm sóc bệnh nhân và đây là khu điều trị các bệnh nhân nặng nhất; vòng 2 chỉ có bác sĩ và nhân viên chăm sóc cùng với các bệnh nhân nhẹ hơn; vòng 3 là nhân viên điều dưỡng và phục vụ. Cán bộ nhân viên ở vòng 3 chỉ được tiếp xúc với vòng 2; vòng 1, vòng 2 phải hoàn toàn cách ly.
Chủ tịch Thành phố cũng đề nghị, không tổ chức nhà bếp, nhà ăn, không tổ chức bãi giữ xe trong bệnh viện và đảm bảo Bệnh viện dã chiến Mê Linh được cách ly tối đa. Rác thải, nước thải phải được xử lý nghiêm ngặt. Đối với y bác sĩ làm việc tại đây, sau khi bệnh nhân nhiễm COVID-19 cuối cùng ra viện thì dù kết quả xét nghiệm âm tính nhưng vẫn phải cách ly 14 ngày theo quy định.
Đánh giá cao nỗ lực của các sở ngành, đơn vị, nhất là chủ đầu tư dự án Bệnh viện dã chiến Mê Linh đã cố gắng, nỗ lực để hoàn thành được bệnh viện này chỉ trong 1 tuần, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đề nghị sớm nghiệm thu công trình để bàn giao cho Sở Y tế. Đồng thời, yêu cầu Sở Y tế Hà Nội phải chỉ đạo sẵn sàng đưa bệnh viện vào sử dụng ngay sau khi nhận bàn giao.
NGUYỄN HÀ
Bác sĩ trực chống dịch COVID-19: "Mong gặp con ngày đầy tháng"
Bác sĩ Nguyễn Đức Đợi được điều động từ Bệnh viện Lao - Phổi Quảng Ninh sang Bệnh viện dã chiến số 2, TP.Hạ Long để chuẩn bị chăm sóc, điều trị cho những người cách ly, bệnh nhân COVID-19 vào thời điểm vợ anh sắp sinh. Đúng dịp vợ sinh, bệnh viện liên tiếp đón bệnh nhân COVID-19 nên anh đành ngắm con qua... điện thoại.
Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 2, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh kiểm tra y tế cho những người thuộc diện cách ly tại bệnh viện. Ảnh: Thế Thiêm
Con thứ 2 của bác sĩ Đợi chào đời vào 19.3. Anh bảo, nếu không tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 thứ 52 vào ngày 13.3 thì cũng không về kịp ngày vợ sinh bởi bỗng ngày 8.3 xuất hiện 4 du khách quốc tế nhiễm virus SARS-CoV-2. Dù ngày 9.3, 4 bệnh nhân này được chuyển về Hà Nội thì phía trước, anh và các đồng nghiệp vẫn còn 14 ngày cách ly tập trung ngay tại bệnh viện. Nay, thêm bệnh nhân 52, ngày được tranh thủ ghé về thăm con chưa biết đến khi nào.
Bệnh nhân số 52 tại Bệnh viện dã chiến số 2 có diễn tiến sức khỏe tốt. Ảnh: Thế Thiêm
Bác sĩ Đợi tâm sự, anh đã quen với những trường hợp trực, cấp cứu khẩn cấp và cũng đã chuẩn bị tinh thần "chưa biết ngày về" bởi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng chỉ lo lắng, sốt ruột cho vợ con vì chị khó sinh.
Phải gần 2 ngày sau, anh mới liên lạc được với vợ vì chị mổ đẻ nên phải nằm điều trị. Khi đó, anh mới được gặp con... trên điện thoại và giờ đây, mỗi khi công việc tạm lắng xuống, anh lại rút máy gọi cho vợ để gặp con.
Anh mong bệnh nhân số 52 khỏi bệnh trong tuần này và bệnh viện không đón thêm bệnh nhân mới thì ngày con tròn tháng, có thể tranh thủ ghé về thăm.
"Hi vọng là thế, nhưng hoàn cảnh bệnh dịch hiện nay không biết thế nào. Chúng tôi chuẩn bị tư tưởng ở luôn trong bệnh viện dài dài, vì cứ mỗi lần tiếp nhận bệnh nhân mới thì coi các y bác sĩ như phải làm lại từ đầu" - bác sĩ Đợi chia sẻ.
Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 2 Nguyễn Quốc Hùng bảo rằng, không có mặt trong giây phút con chào đời là sự thiệt thòi đối với bất kỳ ông bố nào. Nhưng, trong tình hình hiện nay, đội ngũ nhân viên y tế trên cả nước đâu cũng vậy thôi, cứ xác định: khi nào bệnh nhân cuối cùng ra viện thì ít nhất 14 ngày sau sẽ về.
Bản thân ông Hùng trước Tết đảm nhiệm giám đốc Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, nhưng ngay khi có dịch đã vui vẻ nhận lệnh sang chỉ huy Bệnh viện dã chiến số 2 - và từ 8.3 đến giờ chưa một lần về nhà dù cách bệnh viện vài cây số.
Ông hy vọng bác sĩ Đợi có thể về chúc mừng vợ và gặp mặt con lần đầu vào dịp con đầy tháng.
Từ trong bệnh viện gọi ra, bác sĩ Đợi đề nghị báo chí không nên viết về trường hợp của anh, bởi chuyện chẳng đáng gì so với việc cả nước cùng nỗ lực chung tay đánh bại con virus SARS-CoV-2 và có biết bao người vì việc chung mà biền biệt xa gia đình.
"Tôi không về hôm nay thì ngày mai, hoặc ngày kia. Không được gặp con ngày tròn tháng thì có thể lúc con chập chững biết đi. Tôi sẽ đợi vì tôi tên là...Đợi mà" - anh tếu táo.
NGUYỄN HÙNG
Đồng Tháp thành lập Bệnh viện dã chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Bệnh viện dã chiến Trường Quân sự có chức năng tiếp nhận, sàng lọc, cách ly, điều trị người bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, quy mô 150 giường bệnh. Ngày 23/3, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã ký quyết định thành lập Bệnh viện dã chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Bệnh viện quy...